Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 6. (1 điểm) Nêu một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Mĩ?
Địa hình:
- Cấu trúc địa hình đơn giản. Chia làm 3 khu vực theo chiều kinh tuyến
+ Phía Tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài.
+ Phía đông là núi già A-pa-lat và cao nguyên.
Khí hậu:
- Đa dạng, phân hóa theo chiều Bắc Nam và chiều Đông Tây
+ Theo chiều Bắc Nam: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới (do lãnh thổ trải dài nhiều vĩ độ)
+ Theo chiều Đông Tây: Có các kiểu khí hậu là khí hậu núi cao, khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc
Nguyên nhân do ảnh hưởng của địa hình
Địa hình
Địa hình của châu Mĩ thay đổi từ Tây sang Đông
- Ở phía Tây có các dãy núi cao như dãy Cóoc – đi – e và An – đét.
- Ở giữa là đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A – ma – dôn.
- Ở phía Đông là các dãy núi thấp và cao nguyên như dãy A-pa-lát và Bra-xin.
Khí hậu
- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.
nam quốc sơn hà
rừng giúp ngăn lũ lụt, giữ nước để chống hạn hán
thái bình dương
châu phi có khí hậu khô hạn, nóng bậc nhất thế giới. vì đường xích đạo đi ngang qua châu lục
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chỉu tịch Hồ Chí Minh làm em liên tưởng đến bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Nam Quốc Sơn Hà)
Vai trò của rừng đối với đời sống của nhân dân ta là gì?
- Rừng có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống con người, cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt. Rừng còn là nơi nuôi giữ những loài động vật, thực vật quý hiếm.
Đại dương có độ sâu lớn nhất thuộc về:
Thái Bình Dương
Em hãy nêu đặc điểm của châu Phi. Vì sao châu Phi lại có khí hậu đó.
- Châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên không lồ, trên có các bồn địa lớn.
- Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền, nên châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
Số học sinh nữ là :
(20 - 6) / 2 = 7 (em)
Số học sinh nam là :
20 - 7 = 13 (em)
Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh tham dự là : 7/20
Tỉ số giữa số học sinh nam và số học sinh tham dự là : 13/20
Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.
Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh”
Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.
Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.
Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.
Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.
Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.
2.
Đặc điểm khí hậu vùng Châu ÁĐây là một lãnh thổ khu vực có vị trí trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng vực bắc đến các vùng xích đạo của trái đất, cho nên khu vực châu á có những đặc điểm khí hậu vô cùng đa dạng, được phân chia làm nhiều đới:
Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vừng cựcĐới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40* đến vòng cực BắcĐới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40*B.Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40*B.Đới khí hậu xích đạoDo lãnh thổ rộng và sự xuất hiện của các dãy núi và sơn nguyên cao khiến ảnh hưởng của biển vào nội địa thay đổi nên mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành các kiểu khí hậu khác nhau.
Phân loại khí hậu châu á+ Khí hậu gió mùa bao gồm các luồn khí gió mua cận nhiệt và ôn đới nằm ở đông á và gió mùa nhiệt đới ở nam á và đông nam á. Ở khí hậu gió mùa có 2 mùa được chia rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Ở mùa hè thì có gió từ đại dương thổi vào lục địa, cho nên khí hậu bị nóng ẩm và mưa nhiều. Khi vào mùa đông thì khí hậu hoàn toàn trái ngược lại, thời thiết khi đó sẽ khô lạnh và mưa ít, có gió từ lục địa thổi ra.
+ Khí hậu lục địa đây là loại khí hậu vô cùng phổ biến ở các cùng nội địa liên bang nga và khu vực tây nam á. Khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè giống khí hậu gió mùa. Khi vào mùa hè thì khí hậu lục địa sẽ có mùa khô và vô cùng nóng, khi đó biên độ nhiệt vào ngày, năm sẽ lớn lên, tại khí hậu lục địa thì hoang mạc và bán hoang mạc vô cùng phổ biến. Nhưng khi nào mùa đông, thì thời tiết sẽ trở lên lạnh và khô, lượng mưa trung bình ở khí hậu lục địa dao động từ 200 đến 500mm, độ ẩm không khí thấp do quá trình bốc hơi rất nhanh và lớn.