K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2021

À,mấy cái câu hỏi này là liên quan về bài Bánh Trôi Nước nhé!

9 tháng 7 2021

Bài học đã cho em thấy vị trí của người phụ nữ trong xã hội xưa. Em cần yêu thương, trân trọng và yêu quý những người phụ nữ này vì họ luôn nhỏ bé, bị phụ thuộc và không có tiếng nói trong xã hội

Liên hệ một số tác phẩm:

Chuyện người con gái Nam Xương, Độc Tiểu Thanh Kí (lớp 9)

Thương vợ,Tự tình II (lớp 11)

...

- Các tổ hợp số từ + danh từ: tám mét; hai mươi, hai lăm tấn; tám vòi, bảy vòi giúp em hình dung về loài bạch tuộc khổng lồ, giống như một con thủy quái với những cái râu dài loằng ngoằng, chằng chịt.

1 tháng 11 2023

- Các tổ hợp số từ + danh từ: tám mét; hai mươi, hai lăm tấn; tám vòi, bảy vòi giúp em hình dung về loài bạch tuộc khổng lồ, giống như một con thủy quái với những cái râu dài loằng ngoằng, chằng chịt.

vote t nhaa!

 Năm nào cũng vậy, cứ vào những ngày cuối năm mẹ tôi đi sắm tết về cũng mua cho anh em chúng tôi một cuộn chừng chín mười tờ tranh vẽ trên giấy Đáp Cầu, dọc chừng một gang tay rưỡi, ngang chừng bốn gang hay hơn một chút. Những bức tranh ấy mang những hình vẽ khác nhau: hái dừa, gà mẹ gà con, chuột vinh quy bái tổ, Phúc Lộc Thọ, Thần Trà, Uất Luỹ, cóc đi học, Ngưu Lang Chức Nữ, Đinh Tiên Hoàng cưỡi...
Đọc tiếp
 

Năm nào cũng vậy, cứ vào những ngày cuối năm mẹ tôi đi sắm tết về cũng mua cho anh em chúng tôi một cuộn chừng chín mười tờ tranh vẽ trên giấy Đáp Cầu, dọc chừng một gang tay rưỡi, ngang chừng bốn gang hay hơn một chút. Những bức tranh ấy mang những hình vẽ khác nhau: hái dừa, gà mẹ gà con, chuột vinh quy bái tổ, Phúc Lộc Thọ, Thần Trà, Uất Luỹ, cóc đi học, Ngưu Lang Chức Nữ, Đinh Tiên Hoàng cưỡi rồng v.v... Bức nào cũng xanh đỏ loè loẹt, bức nào cũng có những nét hóm hỉnh mà ngây thơ, bức nào cũng làm cho chúng tôi thích thú. Và năm nào cũng vậy, anh em chúng tôi cũng tranh giành nhau những bức tranh gà lợn đó, có khi đến đánh nhau; nhưng rút cục thì anh em thoả thuận dán đầy cả lên tường để ngắm chung và làm như thế thì nhà tôi, đương bình thường, vụt hiện ngay ra một quang cảnh Tết vui tươi khác thường, tưng bừng nhộn nhịp không chịu được.("Thương nhớ Mười Hai", Vũ Bằng)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?C. Tự sự B. Biểu cảm A. Miêu tả D. Nghị luận

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là:A. Quang cảnh Tết ở làng quêB. Niềm vui từ những bức tranh dịp Tết mẹ muaC. Niềm vui khi được đi chợ TếtD. Không khí mùa xuân

Câu 3. Câu văn: "Những bức tranh ấy mang những hình vẽ khác nhau: hái dừa, gà mẹ gà con, chuột vinh quy bái tổ, Phúc Lộc Thọ, Thần Trà, Uất Luỹ, cóc đi học, Ngưu Lang Chức Nữ, Đinh Tiên Hoàng cưỡi rồng v.v... " sử dụng phép tu từ chính là gì?A. Liệt kê B. Ẩn dụ C. Điệp từ D. So sánh

Câu 4. Từ nào chỉ đúng nhất màu sắc của những bức tranh mẹ mua cho anh em chúng tôi trong dịp Tết? A. Xanh đỏ B. Xanh đỏ lòe loẹt C. Đỏ D. Xanh

Câu 5. Dòng nào sau đây bao gồm các từ láy?A. tưng bừng, nhộn nhịp, thích thú, lòe loẹt, hóm hỉnhB. tưng bừng, nhộn nhịp, tranh giành, thích thú, lòe loẹt, hóm hỉnh

Câu 6. Anh em nhân vật "tôi" trong đoạn văn bản có cảm xúc như thế nào khi được mẹ mua cho những bức tranh dịp Tết?A. Không vui vẻ B. Thờ ơ C. Thích thú D. Buồn

Câu 7. Theo tác giả, điều gì đã khiến "quang cảnh Tết vui tươi khác thường, tưng bừng nhộn nhịp không chịu được."?A. Chợ TếtB. Anh em tôi tranh giành nhau những bức tranh gà lợn đóC. Mẹ tôi đi sắm tếtD. Đem những bức tranh mẹ mua cho dán đầy cả lên tường

Câu 8. Cụm từ: "những bức tranh ấy" là cụm từ gì?A. Cụm động từ B. Cụm tính từ C. Thành ngữ D. Cụm danh từ

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp làm trạng ngữ vào chỗ trống trong câu văn sau:.., những loài hoa đua nhau tỏa hương, khoe sắc.

Câu 10. Từ gợi ý của đoạn trích trên, em hãy viết từ 3-5 câu văn bày tỏ cảm xúc của em về mùa xuân quê hương.

0
8 tháng 12 2021

- Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền. - Ngắt nhịp:

Cảnh khuya: Câu 1. ¾;

Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5. Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

- Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh

– cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.

- “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

– Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối

– tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực

– vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh. Cách so sánh thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ: tiếng suối như tiếng hát - > tiếng suối trở nên gần gũi thân quen với con người, mang sức sống trẻ trung hơn.

+) + Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.

+ Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”: “trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”. + Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống. = > Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.

Tiếng già trưa:

Giống: được viết trong khi cuộc kháng chiến chống pháp đang diễn ra rất ác liệt

Khác:

– Người chiến sĩ đi hành quân qua xóm nhỏ, có tiếng gà trưa “nhảy ổ” – gà đẻ trứng cục tác cục ta thì trong lòng biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ dắt díu nhau về.
– Điệp từ “ nghe” nhấn mạnh vào cảm giác của người chiến sĩ.
– Tiếng gà trưa làm xao động cả nắng trưa, hè bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ.
-> Người chiến sĩ hành quân gian nan vất vả nhưng nghe tiếng gà trưa nhảy ổ thì dường như hết mỏi hết. Bởi những kỉ niệm tuổi thơ yêu dấu đang trở về

8 tháng 12 2021

cảm ơn cậu nhiều nha ^-^

 

21 tháng 10 2016

 

-Ở câu đầu quan hệ từ là bởi - nên nối vế 1 của câu với vế 2 của câu ghép trên.

-Câu 2 quan hệ từ là Nhưng nối câu trước với câu sau.

 

Mn ơi giúp mình giải với nhé :))[...] Ngoài kia , tuy mưa gió ầm ầm , dân phu rối rít , nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu mọi người không dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ...
Đọc tiếp

Mn ơi giúp mình giải với nhé :))

[...] Ngoài kia , tuy mưa gió ầm ầm , dân phu rối rít , nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu mọi người không dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

Ấy đó , quan phụ mẫu cùng với nha lại đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình ấy . Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở , đê vỡ dân trôi , ngài cũng thây kệ .[...]

Câu 1:Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tên tác giả?

Câu 2 : Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

Câu 3 : Nêu nội dung của đoạn trích trên ?

6
5 tháng 5 2021

có cái đầu boài

 

5 tháng 5 2021

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản 'Sống chết mặc bay'. Tác giả là Phạm Duy Tốn

Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là tự sự.

Câu 3: Cảnh quan lại ngồi đánh tổ tôm trong đình.(chắc vậy :D)