Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 2: Cho một đoạn mạch diện được mặc trên sơ đồ sau:
R₁
R₂
Cho biết R=4 $2 R= 6 2 và R = 159. Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch là Uar 24V.
a. Tính Rai của toàn mạch.
b. Tính cường độ dòng diện trong mạch và cường độ dòng điện qua các điện trở.
c. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R, và R,. d Tính diện năng đoạn mạch trên tiêu thụ trong thời gian 50 phút rồi tính số tiền diện
phải trả biết 1 số điện có giá 1.700 đồng. Bài 3: Một bếp điện có diện trở R = 10002 được dùng ở hiệu điện thể 220V. Tính nhiệt lượng mà bếp toả ra trong thời gian 20 phút,
Gợi ý cho em các ý:
Mở rộng vấn đề:
Nêu khái niệm lòng kiên trì là gì?
Biểu hiện:
+ Người có lòng kiên trì là những người không dễ dàng bỏ cuộc
+ Là người không ngại khó, không ngại khổ...
+ Là người sẽ luôn thành công
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Edison thử nghiệm bóng đèn 10.000 lần mới thành công...
Ý nghĩa của lòng kiên trì:
+ Sẽ luôn đạt được thành quả như mong đợi
+ Sẽ luôn được mọi người yêu quý
+ Rèn luyện được nhiều đức tính tốt
...
Cách để rèn luyện lòng kiên trì:
+ Tích cực học hỏi, theo đuổi đam mê
+ Không vì chút khó khăn trước mắt mà bỏ cuộc
+ Không phân tâm quá nhiều vào lời nói mà lung lay
...
Bàn luận mở rộng:
Trái với lòng kiên trì là gì? (Phản đề)
Bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng kiên trì?
_mingnguyet.hoc24_
Đọc truyện " Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê, nhân vật Phương Định đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Trước hết, Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng, rất nhạy cảm và mơ mộng, luôn hồn nhiên và yêu đời. Vốn là người thành phố, vào chiến trường đã ba năm, cô vẫn hay nhớ về kỉ niệm thời học sinh hồn nhiên, vô tư. Đặc biệt, cô rất mê hát và thuộc nhiều bài hát, điều đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp hồn nhiên, đáng yêu ở cô. Với những người đồng đội của mình, cô yêu thương và quan tâm chăm sóc chu đáo. Bên cạnh đó, cô còn là một cô gái thanh niên xung phong với phẩm chất anh hùng đáng trân trọng. Có tinh thần trách nghiệm cao với công việc, cô nhận nhiệm vụ phá bom đầy nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày. Dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh, tự tin và tự trọng là những phẩm chất đáng quý khác của cô. Trước những quả bom lạnh lùng như thần chết, vậy mà cô gái bé nhỏ vẫn luôn bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết. Phương Định_cũng như bao cô gái khác_là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.
Hình ảnh Phương Định-một trong ba cô gái của "tổ trinh sát mặt đường" trong truyện ngắn "những ngôi sao xa xôi" đã được nhà văn Lê Minh Khuê khắc họa rất thành công.Thật vậy,hình ảnh Phương Định hiện lên vô cùng đáng yêu đáng mến, một cô gái Hà Nội xinh xắn nhưng chỉ khiêm tốn nhận mình là "khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm" , "cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn", còn đôi mắt, đôi mắt tuyệt đẹp_đôi mắt mà các anh lái xe vẫn hết lời khen ngợi "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".Một vẻ đẹp thật nữ tính và có chiều sâu! Bước chân vào chiến trường,hành trang duy nhất mang theo là những kỉ niệm về những ngày tháng hồn nhiên của thời thiếu nữ bên gia đình trong "một căn nhà nhỏ" để rồi cô chợt nhớ nhà, nhớ mẹ,"nhớ những ngôi sao to trên bầu trời thành phố",nhớ "cái vòm tròn nhà hát" hoặc "bà bán kem..."...Tất cả như ùa về trong giây lát. Phải chăng chính những kỉ niệm hồn nhiên,trong sáng của thời thiếu nữ nơi quê nhà thân thương ấy đã làm dịu mát lòng cô ngay giữa chiến trường bom đạn ác liệt? Phương Định còn rất thích hát, cô thích "dân ca quan họ mềm mại dịu dàng","thích Ca-chiu-sa của Hồng Quân Liên Xô", thích "dân ca Ý trữ tình giàu có" , cô hát với một niềm lạc quan , yêu đời tha thiết , tiếng hát át tiếng bom, và cái ác liệt của chiến tranh cũng đâu thể ngăn cản được niềm vui thích rất đỗi ngây thơ đến trẻ con của Định , cô "vui thích cuống cuồng" khi bắt gặp một trận mưa đá trên cao điểm. Chao ôi, có ai ngờ rằng ở người con gái tưởng chừng như kiêu kì ấy lại có một tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo sơn ruột thịt như chị em hơn bao giờ hết , và "thực tình trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất , thông minh , can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ".Chẳng những Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng, nhiều mơ ước,nhiều xúc cảm mà cô còn là một nữ thanh niên xung phong hết sức can trường quả cảm nữa.Đáng khâm phục biết bao khi người con gái đất Hà thành ấy đã rời chiếc ghế nhà trường xung phong vào phục vụ tuyến đường Trường Sơn máu lửa để rồi từng ngày chạy trên cao điểm,từng giờ từng phút đếm bom rơi,bom nổ , ước lượng khối đất đá lấp vào hố bom, tâm chí phá bom nếu cần,thật nguy hiểm bởi ngày ngày phải đối mặt với Tử thần nhưng dường như cô không hề quan tâm đến cái chết,cô luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu và hoàn thành tốt công việc.Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như thấy được ở người con gái ấy hình ảnh của cả thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước "Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Những trang văn của Lê Minh Khuê đã khép lại nhưng hình ảnh một cô gái Hà Nội vớ "hai bím tóc dày" đang "ngồi bó gối mơ màng" bên khung cửa sổ vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
Tết Trung Thu (Hán Nôm: 中秋節) theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Trung Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
* Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
* Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Làm đồ chơi Trung Thu
Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước
Múa lân
Múa lân trong Tết Trung Thu
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15.
Bày cỗ
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Bày cỗ
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Hát trống quân
Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.
Mình cần 1 đề của Tuyên Quang,còn kiểu này mình có thể chép trên văn mẫu.Nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn