Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em viết theo các ý này nhé:
Nêu lên câu chủ đề (VD: Tự phụ là một thói quen xấu trong cuộc sống hiện nay...)
Khái niệm tự phụ là gì?
Người tự phụ là người như thế nào?
Dẫn chứng?
Trái với tự phụ là gì?
Liên hệ bản thân em?
Kết luận.
Tham khảo
Để đáp ứng xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, bên cạnh những phẩm chất, năng lực quan trọng mà con người cần trang bị như: Tự tin, chăm chỉ, kiên trì thì cũng có những mặt hạn chế mà con người nhận thức, thay đổi, một trong số đó là tính tự phụ. Tự phụ là việc quá đề cao năng lực, khả năng của bản thân, luôn cho mình hơn người khác. Người có tính tự phụ luôn coi mình là "trung tâm của thế giới", trong bất cứ việc gì họ cũng sẽ luôn cho mình là đúng. Cũng vì tuyệt đối hóa năng lực, khả năng của bản thân mà người có tính tự phụ luôn coi thường, không tôn trọng ý kiến, luôn đánh giá thấp năng lực của người khác, bởi vậy hình ảnh của người có tính tự phụ trong mắt người khác cũng trở nên xấu xí, hợp hĩnh. Người có tính tự phụ sẽ rất khó khăn khi làm những công việc đòi hỏi sự hợp tác, bởi hợp tác là cùng nhau đóng góp ý kiến để hoàn thành một việc gì đó, việc hợp tác sẽ chẳng thể thuận lợi nếu người tự phụ luôn đề cao ý kiến cá nhân mà không tôn trọng, lắng nghe ý kiến của đồng đội. Tính tự phụ được hình thành do bản thân con người quá đề cao cái tôi của bản thân, sống theo chủ nghĩa cá nhân, không biết lắng nghe, chia sẻ. Người tự phụ quá tin tưởng vào năng lực bản thân mà đánh mất đi sự khiêm tốn trước mặt mọi người. Khi khép mình trong thế giới của bản thân, không biết lắng nghe, học hỏi con người sẽ không thể phát triển, tiến bộ. Cần loại bỏ tính tự phụ bằng cách lắng nghe, tôn trọng những người xung quanh.
Tuổi thơ tôi được sống nơi làng quê thanh bình, ở đó có biết bao cảnh đẹp làm say đắm lòng người như cánh đồngthẳng cánh cò bay, dòng sông hiền hòa thơ mộng, triền đê với những buổi thả diều hả hê tiếng cười,... Mỗi một con người ai ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Quê hương mang cho ta cái ngây ngô của một thời bồng bột, cái ngọt ngào của những mối tình đầu để rồi ai đi xa cũng nhớ, cũng thương. Mọi thứ ở quê thật bình dị làm sao! Người dân ở quê tôi đều đầu tắt mặt tối với ruộng đồng. Ngày ngày, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm thêm thu nhập. Tuy cuộc sống còn ba chìm bảy nổi nhưng những người dân ở quê tôi đều lạc quan, yêu đời. Nhớ những buổi chiều mùa hè mát rượi, tôi cùng bọn trẻ trong làng chơi thả diều trên cánh đồng mới gặt. Cánh diều như mang những mơ ước của chúng tôi bay cao, bay xa. Quê tôi nổi tiếng với truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Những người con sinh ra ở quê đa số đều đã thành đạt. Tôi yêu quê tôi vô cùng, tôi tin chắc rằng quê tôi sẽ giàu đẹp hơn. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để phát huy truyền thống hiếu học của quê mình.
Có một bí quyết mà cô giáo chỉ mình. Khi đề bài yêu cầu sử dụng thành ngữ, ca dao, tục ngữ,...Bạn chỉ cần trích dẫn và nêu cảm xúc của mình về câu đó. Ví dụ nha:
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều những câu thành ngữ mà cha ông ta đã để lại để răn dạy chúng ta giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục con người theo đạo lí tổ tiên. Nhưng em thích nhất một câu thành ngữ, câu thành ngữ này đã để lại trong em nhiều suy nghĩ ( trích câu thành ngữ ấy ra ). Vân vân...
Chúc bạn thành công.
Tham khảo đc không ạ ? mình bận quá !
“Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàn đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên có”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hướng về quê hương. Cả một đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sống nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là: Giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngùi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là một tình huống bi hài, cười ra nước mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tác giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.
Vật nuôi là một thành viên quan trọng và vô cùng gần gũi với mỗi chúng ta trong gia đình. Những người bạn bốn chân ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đối với gia đình tôi, thành viên ấy chính là chú mèo Mimi xinh xắn.
Mimi là một chú mèo tam thể xinh đẹp. Đó là món quà mà bà ngoại tặng cho tôi khi chú mèo nhà bà sinh được năm chú mèo con xinh xắn. Tôi vẫn còn nhớ nguyên cái cảm xúc bất ngờ và mừng rỡ khi chú mèo chính thức là một thành viên trong gia đình tôi. Mới ngày nào chú mèo con bé nhỏ còn rụt rè, bỡ ngỡ khi làm quen với một môi trường mới, giờ đây, nó đã trở thành một cô mèo thật xinh đẹp và duyên dáng. Mimi có bộ lông gồm ba màu trắng, đen, vàng hòa quyện với nhau. Bộ lông của chú mềm mại như tơ, dù có nghịch ngợm thế nào cũng không bị bết. Hai mắt chú màu vàng, to bằng hòn bi ve. Đôi mắt ấy thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn tôi tràn đầy vẻ ngây thơ và trong sáng. Hai tai như hai cái lá mơ, vô cùng thính và nhạy nên có thể nghe ngóng, phát hiện mọi tiếng động xung quanh chú. Cái mũi hồng hồng lúc nào cũng ươn ướt. Bộ râu của chú trắng ngà, cứng như cước. Nhờ có bộ râu nên chú dễ dàng đánh hơi được những mùi cách đó rất xa. Bốn chân dài vô cùng nhanh nhẹn, dưới chân là lớp đệm thịt hồng giúp chú đi lại nhẹ nhàng mà không phát ra tiếng động, móng vuốt nhỏ mà sắc ẩn dưới lớp đệm ấy, là thứ vũ khí lợi hại sẵn sàng tấn công con mồi bất cứ lúc nào. Cái đuôi của chú luôn ve vẩy phía sau. Mỗi khi chú vui vẻ hay hạnh phúc, đuôi thẳng hoặc hướng lên trên, cuộn tròn ở cuối. Còn khi buồn bực hay sợ hãi, đuôi sẽ cụp xuống dưới.
Tôi có rất nhiều kỉ niệm gắn với chú mèo. Mỗi khi muốn làm nũng hay đòi ăn, chú lại gần và ngước đôi mắt long lanh nhìn tôi, dụi cái mũi hồng ươn ướt vào tay. Tôi rất thích thấy chú nghịch ngợm đuổi theo cái đuôi của mình. Đuổi mãi mà không bắt được, Mimi mệt mỏi nằm lăn kềnh ra đất. Những ngày nắng ấm, chú lười biếng nằm ra sân phơi bụng tắm nắng, trông bộ dạng vô cùng thoải mái và sung sướng. Mỗi khi ăn xong, chú lại liếm láp để tự vệ sinh thân thể cho mình, cái chân be bé cứ đưa tay vuốt vuốt mặt trông thật dễ thương. Từ ngày có Mimi, lũ chuột nhà tôi đã không còn dám hoành hành như trước. Quả thực, Mimi bắt chuột rất tài. Tuy ban ngày nó có vẻ lường biếng nhưng kì thực ban đêm mới là thời gian chú hành động. Trong đêm tối, đôi mắt chú trở nên sáng quắc, dễ dàng quan sát mọi vật trong bóng tối. Chỉ cần nghe một tiếng động nhỏ, đôi tai lập tức vểnh lên nghe ngóng, tiếng chít chít của lũ chuột nhắt không thể thoát được cặp tai thính, nhạy ấy. Chú thu mình trong bóng tối, đợi thời cơ thích hợp lập tức lao ra thật nhanh và bất ngờ, bốn vuốt sắc nhọm kìm chặt con mồi. Chú chuột nhắt bé nhỏ chỉ có thể kêu van xin tha tội, còn Mimi thì rên lên gừ gừ như muốn khẳng định chiến công hiển hách của mình. Chú mèo đã mang lại sự bình yên cho căn bếp của gia đình tôi. Sự nghịch ngợm của chú đôi khi khiến mọi người khó chịu nhưng nhìn đôi mắt thơ ngây ấy là ngay lập tức bỏ qua, tha thứ.
Cả nhà tôi ai cũng yêu mến Mimi. Hy vọng chú sẽ mãi mãi gắn bó với gia đình tôi như hiện tại.
Mỗi ngày đối với em đều tràn ngập niềm vui và hạnh phúc vì có Bông - chú cún nhỏ ba đem về cách đây vài tháng thôi.
Đúng như cái tên em đặt cho chú, chú rất đáng yêu và trắng như cục bông vậy. Bông có bộ lông dày và bóng mượt có màu trắng tinh khiến ai cũng yêu ngay từ lần đầu nhìn thấy . Mắt Bông màu sẫm, xếch và sâu rất linh động. Tai chú có kích thước vừa phải, hơi tròn ở đỉnh và luôn dựng đứng lên như đang nghe ngóng mọi thứ xung quanh. Nhất là mỗi khi em về, chỉ cần nghe tiếng chuông cửa, chú sẽ chạy ngay ra ngoài vẫy vẫy cái đuôi dài, xù lông và luôn cuộn tròn dựng đứng ở trên lưng để chào đón em. Dáng của Bông rất đẹp, cái chân trắng thẳng và rất mềm. Bàn chân phẳng hồng hồng và phủ đầy lông. Bộ lông chú vì còn bé nên chưa dày, bố em bảo khi chú lớn hơn, lông sẽ dày lên và cứng cáp hơn vì chú vốn ở những vùng cho nhiệt độ rất lạnh. Dưới lớp lông này là lớp lông mềm dày dặn, giúp chú chống chọi với cái lạnh của vùng ôn đới. Em thích nhất là bộ lông ấy, tuy rụng nhiều nhưng em thường chăm chút cho chú rất cẩn thận để bộ lông ấy như một tấm thảm nhung trắng mượt mà.
Bông tuy mới được 7 tháng tuổi nhưng rất thông minh, chú ưa nằm trên ghế sô pha lim dim đôi mắt như nàng bạch tuyết mơ ngủ vậy. Đôi lúc chú lại rất mạnh mẽ, nhất là khi thấy những con chuột đáng ghét hoành hành trong tủ bếp . Bố em nói rằng, những chú chó giống như Bông rất trung thành, sẽ chỉ yêu mến và quyến luyến với duy nhất một người chủ. Có lẽ vậy mà Bông rất gần gũi với em hàng ngày. Bông rất dễ chịu, thân thiện và thích chơi đùa trong sân vườn sau nhà em. Cứ mỗi lần trời đẹp, những tia nắng chiếu rọi ấm áp là chú sẽ háo hức chạy nhảy quanh vườn, đùa vui với những quả bóng nhỏ đủ các loại màu sắc mà em ném ra. Em thấy vì chú còn nhỏ ham chơi nên luôn vui mừng với tất cả mọi người. Mỗi khi nhìn Bông đùa vui như vậy, em chợt thấy rất vui vẻ và hạnh phúc, từ khi có chú, em không cảm thấy cô đơn, dần bỏ thói quen ngồi xem ti vi hàng giờ liền để gần gũi với Bông nhiều hơn.
Trong những kì nghỉ hè, chú chó Bông càng ngày càng nghịch ngợm hơn khi có em bên cạnh. Ôi, mỗi lần như vậy em lại bật cười vì những biểu cảm trên gương mặt của Bông. Chú khi được chạy khắp nơi, cái lưỡi hồng sẽ lộ ra với khuôn miệng như đang cười thích thú. Có nhiều lúc, Bông luôn thích chơi trò "vấy bẩn" ,mỗi lần nhìn thấy vũng bùn sau cơn mưa trong khu vườn, chú sẽ nhảy quanh và khiến bộ lông trắng tinh bám đầy những vết bùn. Nhưng có vẻ Bông không quan tâm và vẫn khuôn mặt hớn hở chạy đến bên em. Lúc ấy em vừa giận vừa buồn cười , cho đến lúc chú lộ vẻ mặt đáng thương vì biết em tức giận thì tất cả buồn bực của em đều tan biến theo tiếng sủa vui nhộn của chú. Lúc nào cũng thế, Bông luôn vui vẻ và nghịch ngợm vô cùng nhưng có một lần chú ốm nặng, nằm một góc trong cái chuồng hồng quen thuộc cả ngày không thèm chơi đùa như trước. Lúc ấy mặt chú buồn thiu, cả nhà em lo lắng lắm, chú không chịu ăn cái gì em đưa cả. Em chỉ biết ôm chú vào lòng vỗ về và vuốt vuốt bộ lông trắng để an ủi. Chú ngoan ngoãn dụi đầu vào lòng em như tìm kiếm hơi ấm. Rồi Bông khỏi bệnh, chú lại hoạt bát và nhanh nhẹn như bình thường. Cục bông nhỏ ấy luôn là niềm vui của em, là tiếng cười của cả gia đình.
Bây giờ Bông đã lớn nhiều, chú ngày càng thông minh hơn nên em yêu quý chú lắm. Bông không chỉ là vật nuôi bình thường mà chú trở thành một thành viên nhỏ trong gia đình em.
Vật nuôi trong nhà không chỉ là nuôi để trông nhà, mà thường là người bạn thân thiết và trung thành với con người, trong đó chó và mèo là 2 con vật nuôi gần gũi và nhiều người nuôi nhất.
Tham khảo
Ở đâu anh mới tới đây
Cớ sao anh biết đồng này đồng kia?
– Quê anh vốn ở Trường Yên
Anh đang dạy học ở bên xã nhà
Phận anh chưa có đàn bà
Cho nên mới hỏi cửa nhà sâu nông.
Ai là con cháu Rồng Tiên
Tháng hai nhớ hội Trường Yên mà về
Về thăm đất cũ Đinh, Lê
Non xanh nước biếc bốn bề như xưa
Tham khảo
1.Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.
2.Ai ơi mồng 9 tháng 4
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.
3.Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia thanh miếu bên này bộc am.
4.Cam xã Đoài, xoài Bình Định.
5. Bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ.
6. Mát bánh rán, trán bánh trưng, lưng tôm càng.
7.Làm ruộng ăn cơm nắm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
8.Vải Quang, húng láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sẽn, sâm cầm Hồ Tây
9. Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt.
10. Khoai sợ chìm sậu, gừng sợ lộ thiên.
11.Bao giờ lấp ngã ba chanh
Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.
12. Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XƯơng.
13.Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong 3 ngón vui đà nên vui
14. Thứ nhất là hội Cổ Loa
Thứ nhì hội Gióng, thứ 3 hội Chèm.
15. Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn.