K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2016

Đất thường thì pH từ 3 đến 9

Đất chua thì pH nhỏ hơn 6,5

Đất trung tính: pH từ 6,6 đến 7,5

Đất kiền: pH lớn hơn 7,5

5 tháng 12 2016

cảm ơn bạn nhé

15 tháng 12 2016

Câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy.
cấy: lọai bỏ cỏ dại, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh
Công làm cỏ: cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp
=> Cần làm cỏ để cây trồng phát triển tốt

15 tháng 12 2016

y muon noi cay co nang suat tot nhat thi ko phai dua vao cay trong ma la dua vao viec cham soc cay

13 tháng 11 2016

Câu 1: Một giống cây trồng tốt cần phải đạt được những tiêu chí:

- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

- Có chất lượng tốt.

- Có năng suất cao và ổn định.

- Chống, chịu được sâu, bệnh.

Câu 2:

- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh,....

- Nơi cất giữ (bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không xâm nhập được.
- Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao, túi kín và bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ.
+ Hạt giống cũng có thể được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.
 

12 tháng 11 2016

1.tiêu chuẩn:

+sinh trưởng tốt trong điều kiện,đất đai và trình độ canh tác của địa phương

+có chất lượng tốt

+có năng suất cao,ổn định

+chồng,chịu được sâu,bệnh

 

11 tháng 12 2016

Ôi trời thế thì viết đến bao giờ! Khi nào bạn bảo ai chụp rồi gửi cho

29 tháng 9 2016

ôi mình bó tayvui

 

4 tháng 10 2016

ai có đề 45' bài 12 13 ko cho mik tham khảo vs

mik tuyệt đối ko có ý gian lận nha!
 

22 tháng 12 2017

1. Định nghĩa phân bón. Phân loại phân bón?

Phân bón là gì?

+ Khái niệm cơ bản: Phân bón là những chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm thức ăn cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao.

+ Khái niệm theo Nghị định quản lý nhà nước về phân bón: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất

  • Phân loại phân bón theo phương pháp và cách thức bón

+ Phân bón rễ là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.

+ Phân bón lá là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân hoặc tưới gốc để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá.

  • Phân loại phân bón theo hợp chất

+ Phân vô cơ: Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.

+ Phân Hữu cơ: Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ.

  • Phân loại phân bón theo nguồn gốc và quy trình sản xuất

+ Phân tự nhiên: Lá các loại phân được tạo từ các chất có nguồn gốc tự nhiên (không qua chế biến công nghiệp): Bột photphoric, phân xanh, phân chuồng hoai mục,…

+ Phân công nghiệp: Là các loại phân đã được qua chế biến công nghiệp: Vd: Phân ure, phân lân nung chảy, phân hỗn hợp NPK…

+ Phân vi sinh: Là các loại phân được áp dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất phân, đưa vi sinh vật vào phân để cải thiện hệ vi sinh vật đất nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt hơn đồng thời giải quyết một số vấn đề như: Cung cấp kháng sinh phòng ngừa sâu bệnh, kích thích sự phát triển của cây trồng. Tuỳ theo loại vi sinh vật mà tạo ra các loại phân vi sinh khác nhau: (Phân vi sinh cố định đạm cộng sinh, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh cố định đạm tự do…).

+ Phân sinh hoá: Là các chất vô cơ, hoặc hữu cơ chiết suất từ tự nhiên hay sản xuất công nghệ hoá học, sinh học được cung cấp cho cây nhằm xúc tiến quá trình chuyển hoá vật chất theo hướng có lợi cho năng suất và phẩm chất sản phẩm thu hoạch.

+ Phân bón khác là các loại phân bón hỗn hợp của phân vô cơ và hữu cơ hoặc các loại phân bón có chứa ít nhất một trong các thành phần sau: vi sinh vật; chất sinh học; chất giữ ẩm; chất tăng hiệu suất sử dụng; đất hiếm; chất có tác dụng cải tạo đất.

  • Phân loại phân bón theo trạng thái vật lý

+ Phân bón dạng rắn: Có thể các hợp chất ở dạng viên (Lân hay phụ gia), hoặc dạng tinh thể (Kali, đạm). Dạng bột như photphoric, supe lân...)

+ Phân bón dạng lỏng (Dung dịch): Là phân ở dạng dung dịch trong suốt, hoặc không trong suốt hay dạng hạt lơ lửng trong nước - Dùng để phun lên cây, lá như phân bón lá...

  • Phân loại phân bón theo thành phần của phân bón

+ Phân đơn: Phân bón đơn là phân bón vô cơ trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng (đạm hoặc lân hoặc kali).

+ Phân hỗn hợp: Phân bón phức hợp là phân bón vô cơ trong thành phần có chứa ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng hoặc ít nhất 01 (một) chất dinh dưỡng đa lượng kết hợp với ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng trung lượng liên kết bằng liên kết hóa học.

  • Phân loại phân bón theo yếu tố dinh dưỡng

+ Phân bón đa lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (N), lân hữu hiệu (P), kali hữu hiệu (K) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

+ Phân trung lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (Si) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

+ Phân vi lương: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng vi lượng bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

22 tháng 12 2017

2. Nêu tác dụng và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.

- Vai trò phân bón trong nông nghiệp là bổ xung các chất cần thiết cho môi trường đất, nước, để cho cây trồng hút đủ dinh dưỡng trong đất, hoặc trực tiếp bón phân qua lá của cây trồng, không những làm cho cây trồng sinh sống mà còn để làm tăng năng suất và chất lượng của cây trồng,
- Cách xử dụng dựa trên phương pháp 4 đúng
1. Đúng loại:
+ Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất.
+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
+ Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
2. Đúng liều :
Bón đủ lượng cho từng giai đoạn sinh trưởng, khả năng chịu đựng của từng loại cây vì có loại ưa bón ít một chứ bón nhiều xót rễ nhưng có cây lại chịu được bón nhiều
3. Đúng lúc:
Là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
4. Đúng cách:
Ví dụ bón phân chuồng thì bón lót lúc sớm vùi sẵn hay trộn đều trong đất để có độ ẩm ổn định cho các vi sinh sinh sống và phát triển, không bón trên mặt đất phơi nắng vừa mất đạm vừ tiêu diệt các vi sinh vật.
Bón phân hóa học nên bón buổi chiều mát, đừng bón sát gốc cây mà bón hơi xa gốc để nước mưa hoặc nước tưới ngấm từ từ xuống phần rễ bên dưới, bón sát gốc quá độ đậm đặc của phân chưa hòa loãng làm cháy gốc thối gốc và các rễ nổi quanh gốc. Cho nên bón hóa học phải tưới nhiều nước nhiều lần 1 lúc cho phân loãng ra nếu mưa nhỏ cũng phải tưới lại, nhưng tốt nhất là hòa loãng phân vào nước tưới, khi tưới tất cả bộ rễ, lá, đều hấp thụ hết số phân không bị thất thoát và hại như rắc.
Còn phân bón lá thì xịt đều trên lá vào chiều mát, nhưng là đối với lá non, còn lá già thì không nên vì khi đó lá kém hấp thụ phân

NỘI DUNG GHI BÀI MÔN CÔNG NGHỆ 7TIẾT 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP  Chọn câu trả lời đúng nhất    Câu 1: Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, không cần sử dụng biện pháp nào?A. Khai hoang, lấn biển                               B. Tăng vụ trên diện tích đất trồngC. Sử dụng thuốc hóa học                           D. Áp dụng các biện pháp kĩ thuậtCâu 2: Ngành trồng trọt có mấy vai trò:A. 4                      B....
Đọc tiếp

NỘI DUNG GHI BÀI MÔN CÔNG NGHỆ 7

TIẾT 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 

 

Chọn câu trả lời đúng nhất   

Câu 1: Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, không cần sử dụng biện pháp nào?

A. Khai hoang, lấn biển                               B. Tăng vụ trên diện tích đất trồng

C. Sử dụng thuốc hóa học                           D. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật

Câu 2: Ngành trồng trọt có mấy vai trò:

A. 4                      B. 5                                C. 2                                D. 3

Câu 3: Khai hoang, lấn biển nhằm mục đích gì?

A. Tăng sản lượng nông sản                        B. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng

C. Tăng chất lượng nông sản                       D. Tăng diện tích đất trồng

Câu 4: Vai trò của trồng trọt là:

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

C. Cung cấp nông sản cho sản xuất

D. Tất cả các ý trên

Câu 5: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu là:

A. Vai trò của trồng trọt                              B. Nhiệm vụ của trồng trọt

C. Chức năng của trồng trọt                        D. Ý nghĩa của trồng trọt

Câu 6: Đất nào là đất trung tính:

A. pH < 6.5          B. pH > 6.5                     C. pH > 7.5                     D. pH = 6.6 - 7.5

Câu 7: Đất kiềm là đất có pH là bao nhiêu?

A. pH < 6,5          B. pH = 6,6 - 7,5             C. pH > 7,5                     D. pH = 7,5

Câu 8: Đất nào giữ nước tốt?

A. Đất cát             B. Đất sét                       C. Đất thịt nặng              D. Đất thịt

Câu 9: Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?

A. Thành phần hữu cơ và vô cơ                   B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng

C. Thành phần vô cơ                                   D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất

Câu 10: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?

A. Đất cát             B. Đất thịt nặng              C. Đất thịt nhẹ                D. Đất cát pha

Câu 11: Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là vì sao?

A. Nhờ đất chứa nhiều mùn, sét                            B. Nhờ đất chứa nhiều cát, limon, sét

C. Nhờ các hạt cát, sét, limon và chất mùn            D. Tất cả ý trên

Câu 12: Có mấy loại đất chính?

A. 2                      B. 3                                          C. 4                                D. 5

Câu 13: Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng gì?

A. Độ Ph              B. NaCl                                   C. MgSO4                                      D. CaCl2

Câu 14: Để cây trồng có năng suất cao thì cần có đặc điểm gì?

A. Đất trồng có độ phì nhiêu                                

B. Giống tốt

C. Chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi     

D. Đất trồng có độ phì nhiêu, giống tốt, chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi.

Câu 15: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:

A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều

B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm

C. Diện tích đất trồng có hạn

D. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa

Câu16: Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất đồi dốc                B. Đất chua           C. Đất phèn                    D. Đất mặn

Câu 17: Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải?

A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý         

B. Bón phân hợp lý

C. Bón vôi                                       

D. Chú trọng công tác thủy lợi

Câu 18: Trồng xen canh cây nông nghiệp giữa cây phân xanh nhằm mục đích gì?

A. Tăng bề dày của đất                                B. Tăng độ che phủ, chống xói mòn

C. Hòa tan chất phèn                                   D. Thay chua rửa mặn

Câu 19: Đối với đất xám bạc màu, chúng ta cần sử dụng biện pháp nào để cải tạo đất?

A. Bón vôi

B. Làm ruộng bậc thang

C. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên

D. Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ

Câu 20: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm

Câu 21: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất gồm:

A. Hấp thu khí Cacbonic, giải phóng khí Oxy.

B. Tán rừng và cây cỏ ngăn cản nước rơi và dòng chảy.

C. Để sản xuất các vật dụng cần thiết cho con người.

D. Cả ba ý đều đúng.

Câu 22: Tình hình rừng nước ta từ năm 1943 đến 1995 là:

A. Tăng diện tích rừng tự nhiên.

B. Giảm độ che phủ của rừng.

C. Giảm diện tích đồi trọc.

D. Tất cả các ý đều sai.

Câu 23: Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm:

A. Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất.

B. Chắn gió bão, sóng biển.

C. Nghiên cứu khoa học.

D. Cả ba ý đều đúng.

Câu 24: Một ha rừng có thể lọc không khí bao nhiêu tấn bụi trong một năm?

A. 50 – 70 tấn.              B. 35 – 50 tấn.     C. 20 – 30 tấn.               D. 10 - 20 tấn.

Câu 25: Một ha rừng có khả năng hấp thu bao nhiêu kg khí cacbonic trong một ngày đêm?

A. 300 – 330 kg.            B. 100 – 200 kg.

C. 320 – 380 kg.           D. 220 – 280 kg.

 

Câu 26: Vườn gieo ươm là nơi:

A. Chăm sóc cây giống đảm bảo cây phát triển khoẻ mạnh.

B. Tạo ra nhiều giống cây mới phục vụ cho công tác trồng trọt.

C. Sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 27: Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm phải có các điều kiện sau:

A. Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

B. Mặt đất bằng hay hơi dốc.

C. Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

D. cả ba ý đều đúng.

Câu 28: Nơi đặt vườm ươm cần phải có độ pH bằng bao nhiêu là phù hợp?

A. 5 - 6.                B. 6 – 7.               C. 7 - 8.                D. 8 – 9.

Câu 29: Đặc điểm của vỏ bầu là:

A. Có hình ống.                                B. Kín 2 đầu.

C. Hở 2 đầu.                                    D. Có hình ống và hở hai đầu.

Câu 30: Trong quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp, sau khi dọn cây hoang dại thì ta phải làm gì?

A. Đập và san phẳng đất.

B. Đốt cây hoang dại.

C. Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại.

D. Không phải làm gì nữa  

Câu 31: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:

A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.              

B. Không có sâu, bệnh.

C. Kích thước hạt to.                       

D. Tất cả đều đúng.

Câu 32: Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố:

A. Khí hậu.

B. Loại cây trồng.

C. Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi điạ phương.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 33: Có mấy cách xử lý hạt giống?

A. 4.           B. 3.            C. 2.            D. 1.

Câu 34: Thời vụ là:

A. Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.

B. Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.

C. Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 35: Có mấy phương pháp gieo giống?

A. 1            B. 2             C. 3             D. 4

Câu 36: Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm là:

A. Đốt hạt.          

B. Tác động bằng lực.

C. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.

D. Tất cả đều đúng.

 

Câu 37: Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Bắc thường từ:

A. Tháng 2 đến tháng 3.                  B. Tháng 1 đến tháng 2.

C. Tháng 9 đến tháng 10.                D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Câu 38: Loại hạt nào sau đây người ta hay chặt một đầu hạt để kích thích hạt nảy mầm?

A. Hạt lim.                                        B. Hạt dẻ.            

C. Hạt trám.                                      D. Hạt xoan.

Câu 39: Trong các loại thuốc thường dùng để phòng trừ sâu, bệnh hại cây rừng Thuốc tím hay được dùng để?

A. Xử lý đất.

B. Xử lý hạt.

C. Phòng trừ bệnh lở ở cổ rễ.

D. Phòng trừ bệnh rơm lá thông.

Câu 40: Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm:

A. Che mưa, nắng.

B. Bón phân, làm cỏ, xới đất.

C. Tỉa cây, phòng trừ sâu bệnh.

D. Che mưa, nắng, bón phân, làm cỏ, xới đất, tỉa cây, phòng trừ sâu bệnh.

Câu 41: Các loại phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?

A. Đạm, kali, vôi                                        B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác

C. Phân xanh, phân kali                              D. Phân chuồng, kali

Câu 42: Loại phân nào sau đây là phân hóa học?

A. Phân xanh                                              B. Phân vi lượng

C. Phân chuồng                                          D. Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm

Câu 43: Phân bón không có tác dụng nào sau đây?

A. Diệt trừ cỏ dại                                        B. Tăng năng suất cây trồng

C. Tăng chất lượng nông sản                       D. Tăng độ phì nhiêu của đất

Câu 44: Câu nào sau đây không đúng?

A. Nhà máy sản xuất phân vi sinh không gây ảnh hưởng đến môi trường sống. Vì nguyên liệu chính để sản xuất phân hữu cơ vi sinh: than bùn, vỏ trấu,các phế thải sản xuất nông, thủy sản

B. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng vì vậy bón phân càng nhiều thì năng suất càng cao

C. Bón phân hợp lí là bón đúng liều lượng, đúng thời kì, đúng chủng loại, đúng tỉ lệ, phù hợp với đất và cây

D. Bên cạnh tác dụng tích cực, phân bón còn có mặt tiêu cực là có thể gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và thực phẩm

Câu 45: Loại phân bón nào sau đây không phải là phân bón hữu cơ?

A.   Than bùn                  B. Than đá                     C. Phân chuồng              D. Phân xanh

Câu 46: Dựa vào thời kì bón, người ta chia thành mấy cách bón phân?

A. 2                            B. 3                                         C. 4                                         D. 5

Câu 47: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí:

A. Mưa lũ                                                   B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ

C. Mưa rào                                                 D. Nắng nóng

Câu 48: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:

A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm         B. Phân xanh, phân kali, phân NPK

C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng          D. Phân DAP, phân lân, phân vi sinh

Câu 49: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào cho hiệu quả?

A. Bón theo hốc             B. Bón theo hàng            C. Bón vãi            D. Phun lên lá

Câu 50: Bón thúc là cách bón:

A. Bón 1 lần                                               B. Bón thật nhiều phân

C. Bón trước khi gieo trồng                         D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây

-----HẾT-----

 

 

 

3
3 tháng 1 2022

nhiều quá vậy, bạn tách ra ik

3 tháng 1 2022

chờ xíu

2 tháng 9 2016

 a. Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn. 

b. Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặc. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguột sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát. 

c. Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngã về đất đất cát, có đất thịt nặng thì có tính chất ngã về đất sét. Nói chung đất thịt thích hợp cho việc xây dựng công trình thủy sản. 

2 tháng 9 2016

Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm 3 loại chính[cần dẫn nguồn]: đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau: 
Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét. 
Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét. 
Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét. 
a. Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn. 

b. Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặc. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguột sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát. 

c. Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngã về đất đất cát, có đất thịt nặng thì có tính chất ngã về đất sét. Nói chung đất thịt thích hợp cho việc xây dựng công trình thủy sản.