K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2022

Tham khảo

1. diện tích của châu Đại Dương?

-diện tích của châu Đại Dương là 8.526.000 km²

3. các sông ở châu Âu đổ ra Bắc Băng Dương thường bị đóng băng vào mùa nào?

 -Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng một thời gian dài trong mùa đông, nhất là khu vực cửa sông.

4. Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng do đâu?

Vì châu Mỹ trước kia có người Et-xki-mô và người Anh điêng sinh sống. sau đó, khi các nước tư bản phát triển họ cần thêm nguyên liệu nên có nhiều cuộc phát kiến địa lý mới. Sau khi Cô lôm bô tìm ra châu Mỹ, dân châu âu di cư sang ngoài ra họ còn đưa người Câu Phi sang làm nô lệ nên xuất hiện người lai nên châu Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng

5. Phần lớn diện tích châu Âu có khí hậu ôn đới, do Châu Âu?

Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Âu. Nguyên nhân đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới là do châu Âu nằm trong vùng đới ôn hòa. Nằm khoảng từ vĩ tuyến 360B đến 710B nên hằng năm nhận được lượng bức xạ từ Mặt Trời không nhiều như vùng nhiệt đới nhưng cũng không quá ít như vùng hàn đới.

6. Châu Mĩ được coi là vùng đất của dân nhập cư vì?

*Nói châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng vì:
- Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này.
-Dân cư có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.
-Người bản địa Người đa đỏ, Inuit, và Aleut.
-Gốc Châu Âu chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, , người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, ...

7. Các đảo thuộc châu Đại Dương có các mặt hàng xuất khẩu chính?

Các sản phẩm chính từ quốc đảo của Châu Đại Dương là dừa, bên cạnh đó là gỗ, thịt bò, dầu cọ, cacao, đường và gừng được trồng phổ biến khắp vùng nhiệt đới của châu Đại Dương. Ngư nghiệp là một ngành lớn tại nhiều đảo quốc nhỏ tại Thái Bình Dương, song nhiều khu vực đánh cá do các nước lớn khác khai thác, chẳng hạn như Nhật Bản. Các tài nguyên tự nhiên như chì, thiếc, niken vàng được khai thác tại Úc và quần đảo Solomon.

Nhờ có tài nguyên rừng, khoáng sản và cá, Fiji là một trong các quốc gia phát triển nhất về kinh tế trong số các đảo quốc Thái Bình Dương, song vẫn là một quốc gia đang phát triển với lĩnh vực nông nghiệp lớn.

8. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu thuộc môi trường?

Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu thuộc môi trường đới nóng 

9. Châu Âu tiếp giáp với biển và đại dương nào?

 +Đại dương: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Biển: Địa Trung Hải, Ca-xpi, biển Đen, biển Ban-tích, biển Bắc.

26 tháng 5 2022

Tham khảo

10. Phần lớn lãnh thổ châu Âu có khí hậu?

Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Chỉ một phần nhỏ phía cực Bắc là khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.

11. Châu Âu có mấy dạng địa hình chính?

Châu Âu có 3 dạng địa hình chính: Đồng bằng, núi già và núi trẻ.

12. Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu?

 Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm  điều hòa. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi theo hướng gió  hướng núi

13. Đồng bằng lớn nhất châu Âu là?

Đồng bằng Đông Âu (cũng gọi là đồng bằng Nga) bao gồm các lưu vực sông tại Đông Âu. Cùng với đồng bằng Bắc Âu, nó tạo thành nên đồng bằng châu Âu. Đây  phần cảnh quan phi đồi núi lớn nhất châu Âu.

14. Nguyên nhân làm cho khí hậu vùng Tây châu Âu ấm áp, mưa nhiều hơn phía Đông là chịu ảnh hưởng của?

Nguyên nhân chủ yếu ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông là do phía Tây chịu ảnh hưởng của biển lớn. Đặc biệt là ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông.

15. Các dạng địa hình chính ở Châu Âu?

Châu Âu có 3 dạng địa hình chính: Đồng bằng, núi già và núi trẻ.

Địa lí1: Châu Âu1) Châu âu tiếp giáp với các châu lục,biển và đại lượng ?2)DA) Các dạng địa hình của Châu Âu ? Đại bổ phận lãnh thổ Châu Âu thuộc kiểu khí hậu nào ? kể tên các con sông lớn ở Châu Âu ?B) Đặc điểm đô thị hóa Châu Âu2:Châu Á1) Trình bày vị trí địa lí Châu Á2) Đặc điểm tự nhiên Châu Á3) Châu Á được chia thành mấy khu vực (Không tính phần lãnh thổ Liên Băng...
Đọc tiếp

Địa lí

1: Châu Âu

1) Châu âu tiếp giáp với các châu lục,biển và đại lượng ?

2)D

A) Các dạng địa hình của Châu Âu ? Đại bổ phận lãnh thổ Châu Âu thuộc kiểu khí hậu nào ? kể tên các con sông lớn ở Châu Âu ?

B) Đặc điểm đô thị hóa Châu Âu

2:Châu Á

1) Trình bày vị trí địa lí Châu Á

2) Đặc điểm tự nhiên Châu Á

3) Châu Á được chia thành mấy khu vực (Không tính phần lãnh thổ Liên Băng Nga).Việt Nam ở khu vực nào ?

4) Đặc điểm dân cư,xã hội,kinh tế Châu Á

5) Cho bảng số liệu:Dân số các châu lục và trên thế giới năm 2020 (đơn vị : Triệu người)

Châu lục Châu ÁChâu PhiChâu ÂuChâu MĩChâu Đại DươngThế giới
Dân số4641,11340,6747,61022,842,77794,8

A) Tính tỉ lệ nhận số các châu lục so với thế giới ?

B) Nhận xét bảng số liệu sau khi đã xử lí ?

3: Châu Phi

1) Trình bày vị trí địa lí Châu Phi ?

2) Đặc điểm tự nhiên Châu Phi.Vì sao Châu Phi có khí hậu khô hạn bậc nhất thế giới ?

3) Vì sao các loài động vật hoang giã ở Châu Phi đang bị suy giảm ? Sự suy giảm các loài động vật hoang giã gây hậu quả gì ?

HẾT

1
15 tháng 12 2023

1.

- Châu Âu tiếp giáp với 2 đại dương (Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương) và hai châu lục (châu Á và châu Phi).

- Giải thích: Phía Tây châu Âu do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên nhiệt độ ấm hơn, lượng mưa lớn. Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm và ảnh hưởng của các khối khí từ lục địa thổi ra nên mùa đông lạnh, mùa hè rất nóng, nhiệt độ tăng lên (tính chất lục địa càng thể hiện rõ) -> Ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng do tác động tổng hợp của dòng biển nóng, gió Tây ôn đới, địa hình và các khối khí lục địa.

 

2.a)

Châu Âu được chia thành hai khu vực định hình chính :

- Địa hình đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành một dải. Đông Âu là đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu.

- Địa hình miền núi:

+ Địa hình núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm chạy theo hướng bắc - nam như: dãy núi Xcan-đi-na-vi (Scandinavia), U-ran,...

+ Địa hình núi trẻ: chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam như: dãy núi Pi-rê-nê (Pyrenees), An-pơ (Alps), Các-pát (Carpat), Ban-căng (Balkan),... Đỉnh En-brút (Elbrus) là đỉnh núi cao nhất châu Âu (5 642 m).

Khí hậu châu Âu phân hoá đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu:

- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực. Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.

- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm hai kiểu khí hậu:

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây. Khí hậu điều hoà, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0°C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục. So với

kiểu khí hậu ôn đới hải dương, kiểu khí hậu này có mùa hạ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn,có tuyết rơi nhiều; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông

– Đới khí hậu cận nhiệt: phân bố ở phía nam châu lục với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào; lượng mưa ở mức trung bình.

- Ngoài ra, ở các khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ

Các sông dài và quan trọng nhất châu Âu là

-Sông Von-ga (3 690 km)

-Sông Đa-nuýp (2 850 km)

-Sông Rai-nơ (1 320 km).

3 tháng 5 2021

2. Núi và cao nguyên là hai dạng địa hình chính của bán đảo Xcan-đi-na-vi. (Dãy núi già Xcan-đi-na-vi là biên giới tự nhiên giữa Na Uy và Thụy Điển).

3 tháng 5 2021

3. Khu vực bờ biển của Iceland có khí hậu ôn đới hải dương lạnh. Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương đã mang đến cho hòn đảo một khí hậu ấm áp hơn so với những nơi khác cũng vĩ độ.

27 tháng 4 2022

https://tailieumoi.vn/tai-lieu/19990/dia-li-7-bai-51-ly-thuyet-va-trac-nghiem-thien-nhien-chau-au

27 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Ngăn cản giữa châu Á và châu Âu là dãy 

⇒ Dãy núi Uran là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa Châu Á và Châu Âu.

Ở châu Âu, các sông đổ ra Bắc Băng Dương có đặc điểm

- hay bị đóng băng.

- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng một thời gian dài trong mùa đông, nhất là khu vực cửa sông.

Phần lớn châu Âu nằm trong đới khí hậu nào

-Châu Âu nằm trong đới khí hậu ôn đới và hàn đới.

chúc bạn học tốt nha

9 tháng 5 2022

tham khảo nha bạn

Núi trẻ ở Châu Âu nằm chủ yếu ở đâu?

-Anpơ 

Đại bộ phận Châu Âu có khí hậu gì?

-Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Chỉ một phần nhỏ phía cực Bắc là khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.

Tại sao các quốc gia Châu Âu có sự đa dạng về tôn giáo,văn hóa và ngôn ngữ?

Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính : nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hoá.
Phần lớn dân châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.

Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa ở Châu Âu ?

- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:

+Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.

+Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC

9 tháng 5 2022

Dạ mk cảm ơn!

16 tháng 5 2022

Câu 1

- Khí hậu:

+ Đại bộ phận lảnh thổ có khí hậu ôn đới, chỉ có một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới và phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

+ Phía Tây có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông

- Đặc điểm sông ngòi:

+ Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.

+ Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

- Thực vật:

Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:

+ Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng.

+ Sâu trong nội địa: rừng lá kim.

+ Phía Đông Nam: thảo nguyên.

+ Ven Địa Trung Hải: rừng lá cứng.

* Ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông vì phải chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng.

16 tháng 5 2022

Câu 2:

- Mật độ dân số thấp nhất thế giới.

- Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều.

+ Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôx-trây-li-a, Niu-di-len.

+ Thưa dân ở các đảo.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).

- Dân cư gồm hai thành phần chính:

+ Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).

+ Người bản địa khoảng 20% dân số.

* Dân số châu Âu đang già đi đã dẫn đến những hậu quả như: ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ lệ lao động trên thế giới trong khi tỷ lệ sinh sản tự nhiên ở những nước phát triển chưa được cải thiện, chi phí ngân sách phục vụ cho an sinh xã hội của các quốc gia tăng lên đáng kể.

Câu 9: Châu Âu giáp với châu lục nào? A. Châu Đại Tây Dương                               B. Châu Phi                     C. Châu Đại Dương                                     D. Châu Mĩ Câu 10: Đặc điểm khí hậu nổi bật của đới lạnh ở châu Âu là A. lạnh và...
Đọc tiếp

Câu 9: Châu Âu giáp với châu lục nào?

A. Châu Đại Tây Dương                               B. Châu Phi                    

C. Châu Đại Dương                                     D. Châu

Câu 10: Đặc điểm khí hậu nổi bật của đới lạnh ở châu Âu là

A. lạnh và ẩm.                                               B. nóng và ẩm.

C. lạnh giá quanh năm.                                D. gió mạnh quanh năm.

Câu 11: Sông nào ngắn nhất ở châu Âu?

A.  Rai-nơ                                                     B. Von-ga                  

C. Đa-nuyp                                                   D.  Đôn

Câu 12: Địa hình chiếm diện tích nhỏ nhất ở châu Âu là

A. núi và cao nguyên                                   B. đồng bằng  

C. núi già, núi trẻ.                                         D. sơn nguyên

Câu 13: Ý nào  phản ánh không đúng về đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu?

A. Cơ cấu dân số già                                                B. Cơ cấu dân số trẻ

C. Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam                                      D. Trình độ học vấn cao

Câu 14: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm nào sau đây ?

A. Mức độ đô thị hóa cao                                       B. Mức độ đô thị hóa thấp

C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát                             D. Mức độ đô thị hóa rất thấp

Câu 15: Ý nào thể hiên đặc điểm địa hình của châu Á?

A. Châu Á có dạng hình khối rộng lớn

B. Châu Á có dạng hình  cắt xẻ đất liền

C. Châu Á có dạng hình đồng bằng  

D. Châu Á có dạng hình núi và cao nguyên

Câu 16: Đặc điểm kiểu  khí hậu gió mùa châu Á chủ yếu

A. một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô

B. khí hậu phân hoa theo chiều cao và hướng băc

C. khí hậu gió mùa có ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á

D. khí hậu chủ yếu là ôn đới lục địa và đia trung hải

 

 

 

0
Câu 1: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?   A. Châu Âu.   B. Châu Mĩ.   C. Châu Đại Dương.   D. Châu Phi.Câu 2: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?   A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.   B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.   C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố...
Đọc tiếp

Câu 1: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?

   A. Châu Âu.

   B. Châu Mĩ.

   C. Châu Đại Dương.

   D. Châu Phi.

Câu 2: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

   A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.

   B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.

   C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới.

   D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa.

Câu 3: Ai là người tìm ra châu Mĩ đầu tiên:

   A. Cri- xtop Cô-lôm-bô.

   B. Ma-gien-lăng.

   C. David.

   D. Michel Owen.

Câu 4: Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?

   A. Ơ-rô-pê-ô-ít

   B. Nê-grô-ít

   C. Môn-gô-lô-ít

   D. Ôt-xtra-lo-it

Câu 5: Sau khi tìm ra châu Mĩ, người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào?

   A. Sang xâm chiếm thuộc địa

   B. Bị đưa sang làm nô lệ

   C. Sang buôn bán

   D. Đi thăm quan du lịch

Câu 6: Người Anh-điêng sống chủ yếu bằng nghề:

   A. Săn bắn và trồng trọt.

   B. Săn bắt và chăn nuôi.

   C. Chăn nuôi và trồng trọt.

   D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực.

Câu 7: Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mĩ là:

   A. Sông Mixixipi.

   B. Sông Amadon.

   C. Sông Panama.

   D. Sông Orrinoco.

Câu 8: Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng:

   A. Đông – Tây.

   B. Bắc – Nam.

   C. Tây Bắc – Đông Nam.

   D. Đông Bắc – Tây Nam.

Câu 9: Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là:

   A. Rất đều.

   B. Đều.

   C. Không đều.

   D. Rất không đều.

Câu 10 Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:

   A. Alaxca và Bắc Canada.

   B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.

   C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.

   D. Mê-hi-cô và Alaxca.

Câu 11: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình:

   A. Di dân.

   B. Chiến tranh.

   C. Công nghiệp hóa.

   D. Tác động thiên tai.

Câu 12: Càng vào sâu trong lục địa thì:

   A. Đô thị càng dày đặc.

   B. Đô thị càng thưa thớt.

   C. Đô thị quy mô càng nhỏ.

   D. Đô thị quy mô càng lớn.

Câu 13: Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa:

   A. Rất muộn.

   B. Muộn.

   C. Sớm.

   D. Rất sớm.

Câu 14: Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên:

   A. Các khu công nghiệp tập trung.

   B. Hình thành các dải siêu đô thị.

   C. Hình thành các vùng công nghiệp cao.

   D. Hình thành các khu ổ chuột.

Câu 15: Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do:

   A. Sự phát triển kinh tế.

   B. Sự phân hóa về tự nhiên.

   C. Chính sách dân số.

   D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 16: Đâu không phải nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao?

   A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

   B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.

   C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

   D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 17: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp:

   A. Rộng lớn.

   B. Ôn đới.

   C. Hàng hóa.

   D. Công nghiệp.

Câu 18: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế:

   A. Giá thành cao.

   B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.

   C. Ô nhiễm môi trường.

   D. Nền nông nghiệp tiến tiến

Câu 19: Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?

   A. Ca-na-đa.

   B. Hoa kì.

   C. Mê-hi-cô.

   D. Ba nước như nhau.

Câu 20: Quốc gia ở Bắc Mĩ có sản lượng lương thực có hạt lớn nhất là:

   A. Ca-na-đa.

   B. Hoa kì.

   C. Mê-hi-cô.

   D. Ba nước như nhau.

Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-da:

   A. Năng suất cao.

   B. Sản lượng lớn.

   C. Diện tích rộng.

   D. Tỉ lệ lao động cao.

Câu 22: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là công nghiệp hàng đầu thế giới?

   A. Hàng không.

   B. Vũ trụ.

   C. Nguyên tử, hạt nhân.

   D. Cơ khí.

Câu 23: Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là:

   A. Nông nghiệp.

   B. Công nghiệp.

   C. Dịch vụ.

   D. Thương mại.

Câu 24: Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là:

   A. Hoa Kì.

   B. Canada.

   C. Mê-hi-cô.

   D. Panama.

Câu 25: Người E-xki-mô sinh sống bằng nghề:

A. Săn thú, bắt cá

B. Chăn nuôi

C. Trồng trọt,

D. Khai thác khoáng sản

Câu 26: Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu nào?

A. Nửa cầu Bắc              

B. Nửa cầu Nam

C. Nửa cầu Đông           

D. Nửa cầu Tây

Câu 27: Người châu Phi bị bán sang châu Mĩ nhằm mục đích:

A. Tham gia các hoạt động kinh doanh.

B. Tham gia các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

C. Khai khẩn đất hoang, lập đồn điền trồng bông, mía, cà phê.

D. Làm ô xin trong các gia đình người châu Âu khá giả.

Câu 28: Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại:

A. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.

B. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn.

C. In-ca, Mai-an, sông Nin.

D. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin.

Câu 29: Người Anh-điêng sinh sống chủ yếu bằng nghề gì?

A. Săn bắn           

B. Trồng trọt

C. Chăn nuôi        

D. Tất cả đều đúng

Câu 30: Cho biết kênh đào Pa-na-ma nối liền các đại dương nào?

A. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương

B. Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương

C. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương

D. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương

5
11 tháng 2 2022

Câu 1: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?

   A. Châu Âu.

   B. Châu Mĩ.

   C. Châu Đại Dương.

   D. Châu Phi.

Câu 2: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

   A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.

   B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.

   C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới.

   D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa.

Câu 3: Ai là người tìm ra châu Mĩ đầu tiên:

   A. Cri- xtop Cô-lôm-bô.

   B. Ma-gien-lăng.

   C. David.

   D. Michel Owen.

Câu 4: Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?

   A. Ơ-rô-pê-ô-ít

   B. Nê-grô-ít

   C. Môn-gô-lô-ít

   D. Ôt-xtra-lo-it

Câu 5: Sau khi tìm ra châu Mĩ, người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào?

   A. Sang xâm chiếm thuộc địa

   B. Bị đưa sang làm nô lệ

   C. Sang buôn bán

   D. Đi thăm quan du lịch

Câu 6: Người Anh-điêng sống chủ yếu bằng nghề:

   A. Săn bắn và trồng trọt.

   B. Săn bắt và chăn nuôi.

   C. Chăn nuôi và trồng trọt.

   D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực.

Câu 7: Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mĩ là:

   A. Sông Mixixipi.

   B. Sông Amadon.

   C. Sông Panama.

   D. Sông Orrinoco.

Câu 8: Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng:

   A. Đông – Tây.

   B. Bắc – Nam.

   C. Tây Bắc – Đông Nam.

   D. Đông Bắc – Tây Nam.

Câu 9: Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là:

   A. Rất đều.

   B. Đều.

   C. Không đều.

   D. Rất không đều.

Câu 10 Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:

   A. Alaxca và Bắc Canada.

   B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.

   C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.

   D. Mê-hi-cô và Alaxca.

Câu 11: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình:

   A. Di dân.

   B. Chiến tranh.

   C. Công nghiệp hóa.

   D. Tác động thiên tai.

Câu 12: Càng vào sâu trong lục địa thì:

   A. Đô thị càng dày đặc.

   B. Đô thị càng thưa thớt.

   C. Đô thị quy mô càng nhỏ.

   D. Đô thị quy mô càng lớn.

Câu 13: Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa:

   A. Rất muộn.

   B. Muộn.

   C. Sớm.

   D. Rất sớm.

Câu 14: Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên:

   A. Các khu công nghiệp tập trung.

   B. Hình thành các dải siêu đô thị.

   C. Hình thành các vùng công nghiệp cao.

   D. Hình thành các khu ổ chuột.

Nhiều quá đợi lm từng khúc :_)

11 tháng 2 2022

Câu 15: Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do:

   A. Sự phát triển kinh tế.

   B. Sự phân hóa về tự nhiên.

   C. Chính sách dân số.

   D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 16: Đâu không phải nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao?

   A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

   B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.

   C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

   D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 17: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp:

   A. Rộng lớn.

   B. Ôn đới.

   C. Hàng hóa.

   D. Công nghiệp.

Câu 18: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế:

   A. Giá thành cao.

   B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.

   C. Ô nhiễm môi trường.

   D. Nền nông nghiệp tiến tiến

Câu 19: Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?

   A. Ca-na-đa.

   B. Hoa kì.

   C. Mê-hi-cô.

   D. Ba nước như nhau.