K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2022

a) Câu bé Phùng Khắc Khoan rất thông minh và tài trí.

b) Mẹ của Phùng Khắc Khoan có hai người con đều làm trong triều đình.

c) Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm có rất nhiều tác phẩm lớn.

14 tháng 2 2022

a,rất thông minh và tài trí

b,rất hiền lành
c,rất tài giỏi

3 tháng 4 2021

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

15 tháng 4 2020

                                                                          Bài làm

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để (phó từ)truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm(từ Hán Việt) đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Tham KHẢO NHA
HOK TỐT
# mui #
 

13 tháng 1 2019

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy nói đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại, lạc đi và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.


 

4 tháng 4 2020

v

a) Những hình ảnh tiêu biểu cho quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:

Cô giáo (Thầy giáo): xóa bảng, ghi lên bảng, phát giấy viết, nhắc nhở học sinh, đi quanh lớp, ngồi trên bục giảng…

Học sinh: đọc đề, chuẩn bị bút thước, suy nghĩ, viết bài văn…

Không khí: mát mẻ, căng thẳng, thoải mái, yên lặng,…

b) Có thể miêu tả quang cảnh theo trình tự thời gian: Đọc đề, làm bài, thu bài.

c) Tham khảo: 

Mở bài: Dường như sau tiếng trống báo kết thúc giờ ra chơi, cả lớp em vội vàng đi vào lớp. Bạn nào cũng ngồi ngay ngắn trên ghế của mình bởi tiết tiếp theo đây là tiết làm bài văn đầu tiên từ khi chúng em bước vào lớp 6. Bạn thì căng thẳng, bạn lại hồi hộp nhưng hơn hết là phất kích chờ cô giáo bước vào lớp.

Kết bài: Tiếng báo hết giờ của cô giáo vang lên nhưng gần như mọi người đang chần chừ để có thể tô vẽ thêm cho tác phẩm đầu tiên của mình. Phải đế năm phút sau cả lớp mới nộp hết bài tập cô ra . Đa số bạn nào cũng làm tốt bởi trên gương mặt các bạn lại nở nụ cười vui vẻ. Chúng em chào cô giáo rồi cùng nhau tan học sau một tiết kiểm tra đầu “khó khăn” này.

tham khảo nha

học tốt nhé

Linh ơi mk nộp từ 2h30 r bn ạ nhưng cho bn 1 k động viên -_-

5 tháng 4 2020

a) Những hình ảnh tiêu biểu cho quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:

-Cô giáo (Thầy giáo): xóa bảng, ghi lên bảng, phát giấy viết, nhắc nhở học sinh, đi quanh lớp, ngồi trên bục giảng…

-Học sinh: đọc đề, chuẩn bị bút thước, suy nghĩ, viết bài văn…

-Không khí: mát mẻ, căng thẳng, thoải mái, yên lặng,…

b) Theo thứ tự thời gian :

- Bắt đầu đọc (chép, phát) đề

- Làm bài

- Chuông (trống) báo hết giờ

c)

Mở bài: Dường như sau tiếng trống báo kết thúc giờ ra chơi, cả lớp em vội vàng đi vào lớp. Bạn nào cũng ngồi ngay ngắn trên ghế của mình bởi tiết tiếp theo đây là tiết làm bài văn đầu tiên từ khi chúng em bước vào lớp 6. Bạn thì căng thẳng, bạn lại hồi hộp nhưng hơn hết là phất kích chờ cô giáo bước vào lớp.

Kết bài: Tiếng báo hết giờ của cô giáo vang lên nhưng gần như mọi người đang chần chừ để có thể tô vẽ thêm cho tác phẩm đầu tiên của mình. Phải đế năm phút sau cả lớp mới nộp hết bài tập cô ra . Đa số bạn nào cũng làm tốt bởi trên gương mặt các bạn lại nở nụ cười vui vẻ. Chúng em chào cô giáo rồi cùng nhau tan học sau một tiết kiểm tra đầu “khó khăn” này.

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.Mở bài:    + Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.    + Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.Thân bài:    + Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét...
Đọc tiếp

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.

Mở bài:

    + Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.

    + Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.

Thân bài:

    + Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét gây ấn tượng).

    + Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình thương yêu đối với học trò,…).

    + Đối với riêng bản thân em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo) đó là gì?

    + Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy (cô) đó bằng một sự kính trọng và yêu mến sâu sắc ra sao?

3
26 tháng 10 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

13 tháng 11 2018

Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.

Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.

Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.

Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
2
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn

5 tháng 11

Đụ nhau

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 6Bài 1: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên. Phần I: Trắc nghiệm:Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào?A. Tô Hoài.B. Thạch Lam.C. Nguyễn Tuân.D. Võ Quảng.Câu 2: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?A. Đất rừng phương Nam.B. Dế Mèn phiêu lưu kí.C. Thầy thuốc giỏi cốt...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 6

Bài 1: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.

 

Phần I: Trắc nghiệm:

Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào?

A. Tô Hoài.

B. Thạch Lam.

C. Nguyễn Tuân.

D. Võ Quảng.

Câu 2: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?

A. Đất rừng phương Nam.

B. Dế Mèn phiêu lưu kí.

C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

D. Những năm tháng cuộc đời.

Câu 3: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.

B. Dế Mèn và chị Cốc.

C. Dế Mèn và Dế Choắt.

D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí?

A. Đây là tác phẩm đặc sắc và nổi bật nhất của của Tô Hoài viết về loài vật.

B. Tác phẩm gồm có 10 chương, kể về những chuyến phiêu lưu đầy thú vị của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.

C. Tác phẩm được in lần đầu tiên năm 1941.

D. Tác phẩm viết dành tặng cho các bậc cha mẹ.

Câu 5: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể lại theo lời

A. Dế Mèn.

B. Chị Cốc.

C. Dế Choắt.

D. Tác giả.

Câu 6: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.

B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.

C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.

D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 7: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.

B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,

C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.

D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người.

Câu 8: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?

A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.

B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.

D. Ở đời phải trung thực, tụ tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

Câu 9: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi.

B. Thương và ăn năn hối hận.

C. Than thở và buồn phiền.

D. Nghĩ ngợi và xúc động.

Câu 10: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

A. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động.

B. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

D. Cả ba câu A, B và C.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Nêu vài nét về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

Câu 2: Sau khi học xong tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, em rút ra bài học gì? Hãy viết thành đoạn văn (10-15) câu?

 

0