Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyền thống trường có thể là tham gia những kì thi nào hằng năm, truyền thống hiếu học, truyền thống tài năng, truyền thống chọn thủ lĩnh,...
Việc mà cần làm tìm hiểu về những truyền thống đó ở các mặt tích cực và hạn chế, tìm cách tham gia duy trì phát huy và sáng tạo đổi mới.
- Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề dệt vải, nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…
- Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng: Làm việc tập thể, theo một khuân mẫu, đề cao chất lượng sản phẩm.
- Nghề truyền thống có vai trò đối với người dân và xã hội: là bản sắc văn hóa dân tộc tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, tạo nên làng nghề truyền thống cho dân tộc…
- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống: làm đậu, tráng bánh, đan giỏ
Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những nghề truyền thống ở quê hương mình.
- Tiến hành phỏng vấn nơi mình tham quan và ghi chép lại.
Những hoạt động của làng nghề truyền thống mà em biết là:
- Làng nghề truyền thống Chằm nón lá An Hiệp, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nghề Chằm nón lá đã xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của nhân dân ấp An Hiệp.
- Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’Tiêng, Bình Phước. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, mà còn góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa, nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc S’Tiêng.
+ Địa danh: Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội.
+ Lịch sử hình thành: Từ hơn 500 năm trước.
+ Sản phẩm: Đồ gốm mĩ nghệ
+ Địa danh: Tây Hồ - Phú Hồ - Phú Vang - Thừa Thiên Huế
+ Lịch sử hình thành: Làng nghề truyền thống làm nón hình thành cách đây hàng trăm năm và những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong khoảng từ những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX.
+ Sản phẩm: Nón lá
- Truyền thống lễ hội Carnaval Hạ Long
- Lễ hội là khởi đầu cho một mùa hè sôi nổi ở Hạ Long, và thường được tổ chức vào cuối tháng 4 - đầu tháng năm, trùng với ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Tham khảo
Lễ hội đền Cửa Ông là một trong những lễ hội lớn ở Quảng Ninh, được diễn ra hàng năm từ mùng 2 Tết đến hết tháng 3 âm lịch, ngày hội chính tổ chức vào ngày 2 tháng 3 âm lịch.
Đền Cửa Ông là di tích lịch sử nổi tiếng của nhà Trần, với bố cục 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thế hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ.
Vào mùa hội đến, đền Cửa Ông đón du khách nườm nượp từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến vui hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, hoặc đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long để đến sát cửa đền Hạ.
Sau khi các nghi thức tế lễ truyền thống được tổ chức thì diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian hấp dẫn như múa rồng, cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, tổ tôm điếm, đẩy gậy, kéo co, thi nấu cơm,...
Không chỉ hòa mình với không khí lễ hội trang nghiêm, vui chơi với những trò chơi truyền thống, du khách còn thưởng thức cảnh sắc sông nước hữu tình, nên thơ của vịnh Bái Tử Long.
Tham khảo:
https://bvhttdl.gov.vn/net-dep-van-hoa-truyen-thong-tai-quang-ninh-20201130082303282.htm
Làng nghề truyền thống ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Dẫu cho xã hôị và thời đại thay đổi những làng nghề truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy vì nó đem lại bản sắc Việt, là giá trị văn hoá lớn cho Việt Nam. Các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới.
- Làng nghề tranh khắc gỗ dân gian ở Đông Hồ tại Thuận Thành Bắc Ninh. Sản phẩm: tranh dân gian.
- Nghề nặn tò he tại Phú Xuyên Hà Nội. Sản phẩm: Tò he.
- Nghề làm nón tại làng Chuông Thanh Oai Hà Nội.
- Nghề dệt thổ cẩm tại Mai Châu Hoà Bình. Sản phẩm áo quần. chăn thổ cẩm.
- Nghề chồng chè tại Tân Cương Thái Nguyên. Sản phẩm: chè
- Nghề làm nước mắm tại Phú Quốc, Kiên Giang. Sản phẩm: nước mắm.