K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2021

nguồn http://baodaklak.vn/channel/9803/202004/tham-khu-luu-niem-co-thu-tuong-pham-van-dong-5677655/

Khu lưu niệm được xây dựng từ ngôi nhà của ông bà Phạm Văn Nga - Phạm Thị Thuần, song thân của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Về sau, ngôi nhà này do vợ chồng ông Phạm Văn Phúng (anh cả của cố Thủ tướng) sửa sang, coi giữ. Chính tại ngôi nhà ngày, vị Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sinh ra và trải qua những tháng ngày thơ ấu.

Từ sau khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ trần năm 2000, ngôi nhà trở thành nhà lưu niệm, đón đồng chí, đồng bào cả nước và du khách quốc tế đến viếng, thắp nhang tưởng nhớ. Năm 2006, Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định đầu tư, tôn tạo Khu lưu niệm cố Thủ tướng ở khu vực phía đông ngôi nhà cũ. Năm 2008, Khu lưu niệm hoàn thành và được đưa vào sử dụng với diện tích 2 ha, gồm các hạng mục nhà đón khách, phòng chiếu phim, nhà trưng bày, tủ sách lưu giữ các tác phẩm của cố Thủ tướng, sân vườn, đường nội bộ. Cũng trong dịp này, khu mộ của thân sinh cố Thủ tướng cùng ngôi nhà thờ họ Phạm, nơi thờ các vị tiền bối tộc họ Phạm tại làng Thi Phổ, đồng thời là nơi sống, làm việc của cố Thủ tướng những năm 1936 - 1937 (sau khi mãn hạn tù Côn Đảo) cũng được trùng tu.

Khu lưu niệm hiện còn lưu giữ được nhiều kỷ vật của gia đình cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng như án thờ, tràng kỷ, án thư, phản… Tại nhà trưng bày, ngoài những hiện vật được tỉnh Quảng Ngãi sưu tầm từ trước, còn có gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của cố Thủ tướng do Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Thư viện quốc gia, Trung tâm Lưu trữ quốc gia trao tặng. Đặc biệt, Khu lưu niệm còn trưng bày nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm của cố Thủ tướng đối với quê nhà Mộ Đức, Quảng Ngãi cũng như tình cảm của nhân dân xứ Quảng đối với cố Thủ tướng. Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 2006.

Suốt 41 năm là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 35 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 năm là Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phạm Văn Đồng là nhà chính trị kiệt xuất, nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ông cũng là người học trò xuất sắc, người đồng chí thân cận, người nghiên cứu và thực hành mẫu mực tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Về thăm Khu lưu niệm, nhìn lại những hình ảnh, hiện vật gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, du khách sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về bản lĩnh, tài năng, nhân cách của ông, một nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi

16 tháng 9 2023

Tham khảo
Cách giới thiệu một bộ phim tài liệu mà tác giả thực hiện ở văn bản này vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Với hệ thống luận điểm rõ ràng và mạch lạc, tác giả đã phân bổ thông tin hợp lý giúp cho người đọc không bị choáng ngợp bởi hàng tá thông tin được đưa ra. Các đoạn văn thể hiện sự đồng cảm với đoàn làm phim thì góp phần khơi gợi cảm xúc ấn tượng, chân thực và choáng ngợp, biết ơn trước những gì mà những người này đã cống hiến để tạo nên một bộ phim giá trị, mang theo thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường.

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

1 tháng 5 2020

  Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của biển và đại dương. Hầu hết các quốc gia có có biển (trong đó có Việt Nam) đều rất coi trọng phát triển kinh tế biển; đẩy mạnh khai thác không gian, mặt biển, tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và đặc quyền kinh tế biển.

Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Bình quân khoảng 1 km2 đất liền có xấp xỉ 4 km2 vùng lãnh hải; cứ 100 km2 đất liền có 1 km chiều dài bờ biển. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có diện tích 208.560 km2, chiếm 51% tổng diện tích cả nước với dân số hơn 40 triệu người, chiếm gần 50% dân số cả nước.


Biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo, phân bố tập trung ở ven bờ Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Một số đảo ven bờ miền Trung và Tây Nam Bộ và 2 quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Diện tích đất dải ven biển chỉ tính các huyện tiếp giáp với biển có gần 6 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 2 triệu ha, đất lâm nghiệp khoảng 1,8 triệu ha. Ở khu vực ven biển, rừng ngập mặn còn khoảng 250.000 ha phân bố ở vùng ven biển phía Nam và phía Bắc, riêng miền Trung rừng ngập mặn còn lại rất ít. Diện tích đầm phá phấn bố tập trung ở ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, chiếm gần 40.000 ha. Đây là các thủy vực nông có bản chất môi trường nước lợ, mặn và là môi trường phát triển thủy sản rất tốt. Ngoài ra còn có khoảng 290.000 ha bãi triều và hàng vạn ha vùng cát phân bố dọc ven biển miền Trung.

Tài nguyên nước mặt ven biển Việt Nam phân bố trên phạm vi rộng dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, với nhiều loại hình đa dạng phụ thuộc vào địa hình, địa mạo. Đặc điểm này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý tài nguyên nước. Trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven biển và trên các đảo lên đến hơn 14 triệu m3/ngày, thuộc diện tương đối dồi dào. Tuy vậy, do phân bố xen kẽ các phần diện tích nước mặn nên khó khai thác, song chất lượng nước ngầm ven biển đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Đặc biệt, các bể dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được đánh giá là có triển vọng khai thác, với trữ lượng phát hiện khoảng 4 tỷ m3 dầu quy đổi (tính đến hết năm 2010). Khoáng sản ven bờ biển, trên các đảo cũng được đánh giá có triển vọng tốt, đã ghi nhận trên 300 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng có hóa sắt; xác định trên 59 mỏ, điểm quặng titan.

Theo kết quả điều tra, đánh giá mới nhất: Ven biển Việt Nam có tổng trữ lượng hơn 600 triệu tấn quặng titan-ilmenit (bao gồm cả zircon, monazite…). Trữ lượng cát thủy tinh của 13 mỏ đã được thăm dò và đánh giá lên đến hơn 144 triệu m3. Vùng ven biển cũng là nơi tập trung nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, xi măng, sét, đá ốp lát… Biểu hiện kết hạch sắt-magan, sa khoáng silmenit-zicon-monazite có casiterit và vàng đi kèm, phi kim loại, khí hydrate dưới đáy biển, vùng biển sâu cũng có tiềm năng lớn và khả năng khai thác.

Hiện trong vùng biển của nước ta cũng đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong tổng số các loài được phát hiện, có khoảng 6.000 loài động vật đáy, hơn 2.000 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.

Các rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn, thực vật phù du, động vật phù du, sinh vật đáy, cá biển, chim biển, thú biển và bò sát với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai thác, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và trên các đảo. Đó là chưa kể đến tài nguyên vị thế của cảng biển, du lịch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều… cũng đã được phát hiện, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế biển và quốc kế, dân sinh.

Riêng chất lượng nước ven biển, vùng cửa sông, ngoài khơi của Việt Nam nhìn chung còn tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ven biển. Các hệ sinh thái đặc thù như hệ sinh thái đảo, cồn cát, đất ngập nước, cửa sông, đầm nuôi thủy sản, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng - vịnh, vùng triều… tạo nên sự đa dạng, phong phú của biển Việt Nam. Đây là những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn được ghi nhận, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.

1 tháng 5 2020

Biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm… ... Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.

18 tháng 2 2017

Mở bài: Ngôi trường nơi em đang theo học là ngôi trường nhỏ của một huyện miền núi. Trường được thành lập từ năm 1964 cho tới nay vẫn luôn là niềm tự hào của biết bao thế hệ học trò.

   Kết bài: Ngôi trường luôn là ngôi nhà yêu quý thứ hai của em, nơi đó gắn với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Là nơi cho em học hỏi được nhiều điều mới lạ và lý thú, mở ra trước mắt em những chân trời mới. Em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ sự cố gắng của mình làm đẹp thêm cho ngôi trường này.

23 tháng 2 2022

Tham khảo :
 Với những công lao mà Phạm Ngũ Lão đã lập được và để tưởng nhớ đến một vị tướng tài danh là người con của quê hương, dân làng Phù Ủng đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền đất cũ của nhà ông. Đáng tiếc ngôi đền đã bị thực dân Pháp phá hoại năm 1948, chỉ còn lại dấu vết nền móng xưa và hai cột đồng trụ ở hai bên. Từ năm 1990, phục hồi lại ngôi đền, kiến trúc gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung.

Khu chính thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão danh tướng đời Trần, bên tả thờ cha và bên hữu thờ mẹ. Chính điện gồm 5 gian tiền bái, ba gian hậu cung; Lăng thờ Đức tiên công; Khuê Văn Các hình bát giác. Khu trong là nơi thờ Tĩnh Tuệ công chúa và Lăng Vũ Hồng Lương được làm bằng đá xanh với kiến trúc nghệ thuật chạm khắc đá nổi tiếng thời Hậu Lê

Đền thờ chính được khắc 4 chữ Hán đại tự là “Đông A điện soái” tức là điện thờ tướng nhà Trần, bởi chữ “Đông” kết hợp với chữ “A” thành chữ Trần. Khu đền thờ có nhiều cây cổ thụ tạo nên vẻ trầm mặc u tịch khi vắng khách viếng thăm.

Kiến trúc đền, gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung. Xung quanh ngôi đền, là cụm di tích lịch sử văn hoá gồm nhiều đền chùa, miếu thờ các bậc tiền bối họ Phạm, đền thờ quận chúa Thuỷ Tiên – con gái duy nhất của ông và chùa thờ Phật.

Hội chính đền Ủng tổ chức từ 12-15 tháng Giêng âm lịch, kỷ niệm ngày ra quân của Phạm Ngũ Lão. Trước cách mạng Tháng Tám, triều đình đều cử các quan về tế lễ. Những năm gần đây UBND huyện Ân Thi tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.

Khu vực ngoài đền, trước đây tổ chức vật cù. Tương truyền vật cù được Phạm Ngũ Lão dùng để quân sỹ rèn luyện sức khỏe và vui chơi. Cù hình tròn, làm bằng gỗ vuông sơn đỏ. Sân chơi là một bãi rộng chia làm 2 bên đông và tây, giữa sân kẻ một vạch ngang, chính giữa vạch đào một lỗ đặt quả dầu, hai đầu sân mỗi bên đào một lỗ. Mỗi đội có 8 quân và 1 tổng, đầu chít khăn, đóng khố. Mỗi đội đóng khố một màu khác nhau. Trước khi chơi, hai đội xếp thành hai hàng làm lễ trước cửa đền. Trọng tài cầm quả cầu đặt ở hố giữa sân, phát hiệu lệnh, hai bên giành nhau cướp bỏ vào lỗ của đối phương, bên nào cho vào lỗ của bên kia là thắng cuộc.

Hằng ngày, mặc dù không phải là ngày lễ chính của đền Phù Ủng, nhưng ngôi đền vẫn được nhân dân khắp nơi tới chiêm bái tham quan và dâng hương bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho gia đình được bình an khang thái. Ngoài việc tham quan đền chính thờ Phạm Ngũ Lão, nhân dân còn tham quan các đền thờ cha và thờ mẹ đều thuộc khu di tích đền Phù Ủng

23 tháng 2 2022

nếu sai thì mình chịu 

23 tháng 2 2022

gửi tiếp :D 
TK :
 Với những công lao mà Phạm Ngũ Lão đã lập được và để tưởng nhớ đến một vị tướng tài danh là người con của quê hương, dân làng Phù Ủng đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền đất cũ của nhà ông. Đáng tiếc ngôi đền đã bị thực dân Pháp phá hoại năm 1948, chỉ còn lại dấu vết nền móng xưa và hai cột đồng trụ ở hai bên. Từ năm 1990, phục hồi lại ngôi đền, kiến trúc gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung.

Khu chính thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão danh tướng đời Trần, bên tả thờ cha và bên hữu thờ mẹ. Chính điện gồm 5 gian tiền bái, ba gian hậu cung; Lăng thờ Đức tiên công; Khuê Văn Các hình bát giác. Khu trong là nơi thờ Tĩnh Tuệ công chúa và Lăng Vũ Hồng Lương được làm bằng đá xanh với kiến trúc nghệ thuật chạm khắc đá nổi tiếng thời Hậu Lê

Đền thờ chính được khắc 4 chữ Hán đại tự là “Đông A điện soái” tức là điện thờ tướng nhà Trần, bởi chữ “Đông” kết hợp với chữ “A” thành chữ Trần. Khu đền thờ có nhiều cây cổ thụ tạo nên vẻ trầm mặc u tịch khi vắng khách viếng thăm.

Kiến trúc đền, gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung. Xung quanh ngôi đền, là cụm di tích lịch sử văn hoá gồm nhiều đền chùa, miếu thờ các bậc tiền bối họ Phạm, đền thờ quận chúa Thuỷ Tiên – con gái duy nhất của ông và chùa thờ Phật.

Hội chính đền Ủng tổ chức từ 12-15 tháng Giêng âm lịch, kỷ niệm ngày ra quân của Phạm Ngũ Lão. Trước cách mạng Tháng Tám, triều đình đều cử các quan về tế lễ. Những năm gần đây UBND huyện Ân Thi tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.

Khu vực ngoài đền, trước đây tổ chức vật cù. Tương truyền vật cù được Phạm Ngũ Lão dùng để quân sỹ rèn luyện sức khỏe và vui chơi. Cù hình tròn, làm bằng gỗ vuông sơn đỏ. Sân chơi là một bãi rộng chia làm 2 bên đông và tây, giữa sân kẻ một vạch ngang, chính giữa vạch đào một lỗ đặt quả dầu, hai đầu sân mỗi bên đào một lỗ. Mỗi đội có 8 quân và 1 tổng, đầu chít khăn, đóng khố. Mỗi đội đóng khố một màu khác nhau. Trước khi chơi, hai đội xếp thành hai hàng làm lễ trước cửa đền. Trọng tài cầm quả cầu đặt ở hố giữa sân, phát hiệu lệnh, hai bên giành nhau cướp bỏ vào lỗ của đối phương, bên nào cho vào lỗ của bên kia là thắng cuộc.

Hằng ngày, mặc dù không phải là ngày lễ chính của đền Phù Ủng, nhưng ngôi đền vẫn được nhân dân khắp nơi tới chiêm bái tham quan và dâng hương bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho gia đình được bình an khang thái. Ngoài việc tham quan đền chính thờ Phạm Ngũ Lão, nhân dân còn tham quan các đền thờ cha và thờ mẹ đều thuộc khu di tích đền Phù Ủng.

24 tháng 2 2022

dài zợ thôi cũng đc 

2 tháng 2 2023

Dàn chung cho bạn giới thiệu trường nhé, chứ mình cũng không biết rõ trường đó.

Mở bài:

- Dẫn dắt ngôi trường đó vào bài.

+ Em học tại đó.

+ Em biết đến nó từ nhỏ.

+ ...

Thân bài:

- Lịch sử của trường:

+ Trường thành lập và xây dựng từ bao giờ?

- Cổng trường ntn?

+ Bên ngoài trường: có khoảng sân chừng 5 m vuông.

-> Bên cạnh có những cô chú bán đồ ăn vặt, tiệm trà sữa,...

+ Cồng trường to lớn, dải ca ro màu xanh lớp chữ: "Trường .."

+ Kế bên có cổng nhỏ.

- Phòng bác bảo vệ ở đâu?

- Nhà để xe của học sinh:

+ rộng, liền với cửa phụ,..

- Trường có 4 khối, mấy lớp?

+ Các lớp phân chia ntn?

+ Khu hành chính ở đâu?

+ Cột cờ để mỗi thứ hai chào cờ được đặt ở sân, dưới sân khấu (vd chẳng hạn)

- Miêu tả:

+ Cây cối trong trường ntn? (nhiều bồn hoa,..)

+ Nơi để tập thể dục, hố cát nhảy xa ở đâu?

- Đánh giá:

+ Trường đẹp, sạch sẽ.

+ ...

Kết bài:

- Tình cảm của em dành cho ngôi trường này.

 

2 tháng 2 2023

cảm ơn bạn