Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.
Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;
Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"
Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?
Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá " câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh"
Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
cảm ơn bạn ,hôm nay mình thì cũng có câu phân tích 8 câu đầu bài này để nói lên tình yêu quê của Tế Hanh, bạn giỏi thế
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:
Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.
Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.
Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».
Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.
Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.
Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.
Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).
Bài thơ Quê Hương sáng tác năm 1939 . Hoàn cảnh : Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh được sáng tác vào năm 1939, khi đó nhà thơ đang học tại Huế. Trong hoàn cảnh phải sống xa quê hương, nhà thơ đã viết nên bài thơ này. Quê hương được rút trong tập Nghẹn ngào năm 1939 và sau đó thì được in trong tập Hoa niên năm 1945. Nó đã ảnh hưởng đến cảm xúc của tác giả đối với người đọc sự xúc động nghẹn ngào ....
Đề 1:
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.
Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.
Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:
Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.
Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:
Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:
Nước sông Thương bên trong, bên đục
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.
Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.
Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.
Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?
Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.
Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:
Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.
Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...
Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.
Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:
Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.
Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!
Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.
Đề 2:
Câu nói của M.Gorki vận dụng lối diễn đạt rất logic: Hãy yêu sách - sách là tri thức - tri thức là con đường sống. Vậy nhà văn Nga lỗi lạc muốn nhắn nhủ với người đọc rằng: Hãy biết yêu sách vì đó là con đường sống của nhân loại.
Vậy sách là gì? Trước đây, khi chưa có giấy, người cổ đại thường viết lại những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân lên giây papyrus (người Ai Cập), mai rùa, thân trúc (người Trung Quốc), đất sét, xương động vật (người Lưỡng Hà). Đó là cách đo đạc ruộng đất, cách xây dựng Kim tự tháp, các cuộc chiến tranh... Khi giấy viết ra đời, những hiểu biết ấy lại được sao chép và lưu truyền rộng rãi. Chúng được gọi là sách - là nơi lưu giữ những kho tàng tri thức nhân loại.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sách trở thành nơi kết tụ những hiểu biết phong phú, đa dạng của con người về tự nhiên và xã hội. Những công thức toán học, những thí nghiệm vật lí, hóa học... giúp con người khám phá thế giới còn được lưu lại trong sách. Nhờ sách, ta biết đến ơclit, Pitago, Edison, Giêm Oát... biết đến những vườn treo, những Kim tự tháp, những bóng đèn điện, đầu máy hơi nước... Cũng nhờ sách, ta biết đến những đất nước xa xôi, hiểu được các phong tục tập quán, các nền văn hóa, các mối quan hệ xã hội phong phú, đa dạng... Đó là dân tộc Nhật giàu ý chí nghị lực; dân tộc Trung Hoa thâm thúy, sâu sắc; con người Vương quốc Anh lại “phớt Ăng-lê” rất độc đáo... Đó còn là đạo Phật từ bi hỉ xả, là đạo Lão thần bí cao siêu, đạo Thiên Chúa bác ái nhân văn... Có thể nói, sách là nguồn tri thức vô tận giúp con người hiểu biết tận tường về thế giới bao la.
Nhưng tại sao chỉ có tri thức - chỉ có sách mới là con đường sống?
Sống là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội để tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ đời sống cho bản thân và xã hội. Vậy muốn chinh phục đối tượng ấy phải có hiểu biết về chúng và tri thức chính là phương tiện giúp đỡ con người trên hành trình gian khó ấy.
Thật vậy, muốn trồng được cây lúa cho hạt thóc hạt gạo, người nông dân phải có hiểu biết về giống lúa, về cách cấy cày, chăm bón, gặt hái. Muốn làm được chiếc máy, người công nhân phải biết cách chế tạo các chi tiết máy, cách lắp ráp các bộ phận... Muốn dựng được một tiết mục múa người nghệ sĩ phải hiểu biết về văn hóa, về các động tác múa, về âm nhạc,... Muốn quản lí một doanh nghiệp, người giám đốc phải hiểu về cách thức quản lí, có tri thức về vấn đề nhân sự, về công việc... Có thể nói, tri thức là cây cầu dẫn đến sự sống và những cuốn sách đã hiến thân mình để làm nên những nhịp cầu ấy.
Sách có vai trò quan trọng như vậy, vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào với sách? M.Gorki đã nhắn nhủ: “Hãy yêu sách”. Đúng vậy, hãy biết nâng niu, gìn giữ những cuốn sách và đọc hiểu chúng. Cha ông ta từng nói: “Mười kho vàng không bằng một nang sách”. Chính bởi những điều quí giá mà con người thu lượm được khi đọc sách. Và điều quan trọng là chúng ta cần biết cách đọc sách cũng như chọn lựa sách để đọc. Đọc sách có phương pháp mới giúp ta đọc nhanh, đọc nhiều và nắm được thông tin cần thiết. Đọc sách cũng cần chọn lọc để tránh đọc phải sách mang nội dung xấu.
Là những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa có nhiều hiểu biết cũng như kinh nghiệm cuộc sống, với người học sinh, việc đọc sách vô cùng quan trọng. Chúng ta đọc sách giáo khoa, đọc các sách tham khảo, đọc báo... Đó chính là chìa khóa giúp chúng ta mở cánh cửa vào cuộc sống.
Nghệ thuật
- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
- Nhiều phép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật
~~~Learn Well vo thi thanh huyen~~~
Nghệ thuật
- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
- Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật