Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé:
- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.
Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.
Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.
Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.
Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.
a. Mở bài.
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích;
- Cảm nhận chung về đoạn trích.
b. Thân bài.
* Bốn câu đầu.
- Vẻ đẹp chung của hai chị em.
- Nhịp điệu, hình ảnh được lựa chọn theo bút pháp ước lệ cổ điển “ Mai cốt cách.... mười phân vẹn mười” hoa, tuyết ước lệ cho người phụ nữ, người đẹp.
Hình mảnh mai, sắc rực rỡ, hương quý phái. Tinh thần trắng trong, tinh khiết, thanh sạch. Hai vế đối nhau, câu thơ trở nên tao nhã gợi cảm. Âm điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự đối xứng làm nổi bật vẻ đẹp cân đối hoàn hảo của hai chị em.
* 16 câu tiếp theo:
- Vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều.
- Bốn câu tả Thúy Vân.
+ Hình ảnh: Khuôn mặt đầy đặn, cân đối phúc hậu, suối tóc óng như mây, điệu cười, giọng nói đoan trang, làn da sáng hơn tuyết.
Tác giả miêu tả Thúy Vân toàn vẹn bằng những nét ước lệ hình ảnh ẩn dụ thích hợp, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu cười giọng nói, mái tóc, làn da. Kì diệu hơn Nguyễn Du vừa miêu tả nhan sắc đã cho thấy ngay số phận an bài hạnh phúc của nhân vật.
- 12 câu tả Kiều.
+ Số lượng câu chứng tỏ Nguyễn Du dùng hết bút lực, lòng yêu mến vào nhân vật này. Lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là thế nhưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tươi thắm, hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo “nghiêng nước, nghiêng thành”
- Trích dẫn: Thơ
- Nhận xét: Kiều đẹp tuyệt đối,
- Phân tích: bằng nghệ thuật ước lệ, tác giả điểm xuyết một đôi nét dung nhan khiến Thúy Kiều hiện lên rạng rỡ :
+ “làn thu thủy”: đôi măt trong xanh như nước mùa thu gợi cảm mà huyền ảo.
+ “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tươi xanh mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tươi trẻ.
- Phân tích: phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thể hiện thái độ của thiên nhiên với Kiều. Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu nhường còn với vẻ đẹp của Kiều “hoa ghen”, “ liễu hờn” thể hiện sự đố kị.
- Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc” tạo sự súc tích, có sức gợi lớn làm bật vẻ đẹp có sức hút mạnh mẽ
* Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn tượng mạnh, một trang tuyệt sắc.
- Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà Kiều còn rất đa tài: Tài đánh đàn, Soạn nhạc: khúc “ bạc mệnh oán” (Tâm hồn đa sầu, đa cảm, phong phú. Khúc nhạc dự đoán cho số phận đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này).
- So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn phong phú hơn.
- Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng dự đoán số phận đã thể hiện quan niệm “ thiên mệnh” của nho gia, thuyết tài mệnh tương đố” của Nguyễn Du.
- Nét tài hoa của Nguyễn Du bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật tả người ở đoạn thơ.
- Bút pháp nghệ thuật có tính truyền thống của thơ văn cổ nhưng ông đã vượt lên được cái giới hạn đó. 16 câu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều gần như đầy đủ vẻ đẹp của người phụ nữ theo quan niệm xưa: Công – dung – ngôn – hạnh. Tài ấy thể hiện cả ở tả tình, tâm hồn của nhân vật và dự báo số phận nhân vật.
* Đức hạnh và phong thái của hai chị em Kiều.
- Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lưu” khuôn phép, đức hạnh mẫu mực.
- Đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều đồng thời khép lại toàn đoạn trích khiến nó thêm chặt chẽ với tác phẩm, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc mệnh.
- Cách miêu tả: giới thiệu chính xác số phận từng nhân vật.
Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như chở che bao bọc cho chị em Kiều – 2 bông hoa vẫn còn trong nhụy.
* Nhận xét chung về nội dung, nghệ thuật.
c. Kết bài:
Khẳng định vẻ đẹp trong sáng thanh cao của chị em Thuý Kiều. Nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình, tình cảm yêu quý trân trọng của tác giả dành cho Vân, Kiều.
“Chị em Thúy Kiều” được trích từ tác phẩm truyện Kiều, đây được xem là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích nói về hai chị em Vân và Kiều, cùng những nét đẹp mà họ sở hữu. Thúy Kiều có cái đẹp nổi trội hơn Thúy Vân, tuy nhiên, Vân vẫn đẹp tựa cành hoa. Hai chị em tuy nhiên cuộc đời của họ lại khác nhau, thân phận Thúy Kiều éo le. Thúy Vân may mắn hơn, được sống một cuộc sống êm đẹp, bình yên, không quá nhiều sóng gió. Vân và Kiều là con gái đầu lòng trong một gia đình, “tố nga” chỉ người con gái đẹp ngày xưa. Cô chị là Thúy Kiều, Thúy Vân là em, cả hai người đều đẹp tinh khôi. Nàng vừa đẹp cả hình thức bên ngoài lẫn nét đẹp tâm hồn, là một người con gái hoàn hảo. Thông thường, nhiều người quan niệm, người con gái đẹp sẽ có mệnh khổ, cuộc đời gặp nhiều sóng gió. Tuy nhiên, đối với Vân thì khác, nàng sở hữu nét đẹp trong trẻo, sống một cuộc sống yên ổn.
Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước Thúy Kiều. Sử dụng hình ảnh như “mai”, “tuyết”, thể hiện vẻ đẹp tự nhiên, hoàn mỹ. Tác giả dùng nghệ thuật ước lệ, làm nổi bật vẻ đẹp thanh tao, trong trắng như tuyết của nhân vật. Vân và Kiều đều đẹp, tuy nhiên “mỗi người một vẻ” khác nhau. Nét đẹp của Thúy Vân được tác giả so sánh ngang bằng với hoa, tuyết, ngọc.
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Thúy Vân sở hữu nét sang trọng, thanh cao, quý phái. Khuôn mặt nàng tròn trĩnh, ngời sáng tựa vầng trăng trên cao. Chân mày Thúy Vân nở nang, đậm nét, làm điểm nhấn chung cho cả khuôn mặt. Nàng có nụ cười tươi như hoa, lung linh, tươi mát như ánh nắng. Mỗi khi nàng cất giọng nói, người nghe cảm giác êm ái, ngọt ngào, trong trẻo vô cùng. Nét đẹp của Thúy Vân đẹp hơn cả chuẩn mực tự nhiên, “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Chắc hẳn tương lai phía trước của nàng sẽ có cuộc sống tươi đẹp, yên ổn hơn.
Thông qua miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, ta thấy nàng là người đẹp hoàn hảo. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, khắc hoa hình ảnh Thúy Vân thật rạng ngời. Vẻ đẹp của nàng được tác giả lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, hơn những gì tự nhiên. Với phép nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, miêu tả hết trọn nét đẹp của Vân và Kiều. Hình ảnh Thúy Vân hiện lên thật sinh động, chân thực, trong tác phẩm “truyện kiều”. Nàng xinh đẹp đến mức làm cho bất kỳ ai cũng xao xuyến, mến yêu.
Thúy Vân sở hữu vẻ đẹp ưa nhìn, đôi mắt đen tuyền ngây thơ, càng nhìn kỹ càng mê đắm. Khi phân tích nét đẹp của Thúy Vân chúng ta thấy nàng không hề vướng bẩn của xã hội phong kiến xưa. Cái đẹp của Thúy Vân là cái đẹp tuyệt sắc giai nhân. Quả thực, cuộc đời về sau của Vân êm ả, không sóng gió, gian truân như Thúy Kiều.
Vẻ đẹp của Thúy Vân cho chúng ta thấy rõ được cô là một người con gái xinh đẹp, trong sáng. Đoạn trích “chị em Thúy Kiều” khắc họa rõ hình ảnh đẹp mỹ miều của Vân và Kiều. Bằng sự sáng tạo, bút pháp điêu luyện, tác giả đã miêu tả thành công hình ảnh Thúy Vân. Qua đó, Nguyễn Du muốn đề cao giá trị con người, ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên, tài năng thiên bẩm.
Cre: minhhang
FQA
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
- Thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố lớn lao của thời đại in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
- Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
- Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
2. Tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần. Có thể dựa vào gợi ý dưới đây để tóm lược nội dung chính của từng phần một cách ngắn gọn nhất:
- Gặp gỡ và đính ước:
+ Kiều xuất thân như thế nào? Có đặc điểm gì về tài sắc?
+ Kiều gặp Kim Trọng trong hoàn cảnh nào?
+ Mối tình giữa Kiều và Kim Trọng đã nảy nở ra sao? Họ kiếm lí do gì để gần được nhau?
+ Kiều và Kim Trọng đính ước.
- Gia biến và lưu lạc:
+ Gia đình Kiều bị mắc oan ra sao?
+ Kiều phải làm gì để cứu cha? Làm gì để không phụ tình Kim Trọng?
+ Kiều bị bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào cuộc sống lầu xanh;
+ Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh;
+ Kiều trở thành nạn nhân của sự ghen tuông, bị Hoạn thư đày đoạ;
+ Kiều trốn đến nương nhờ cửa Phật, Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai;
+ Thuý Kiều đã gặp Từ Hải như thế nào?
+ Tại sao Từ Hải bị giết?
+ Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục ra sao?
+ Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu.
- Đoàn tụ:
+ Kim Trọng trở lại tìm Kiều như thế nào?
+ Tuy kết duyên cùng Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nguôi được mối tình với Kiều;
+ Kim Trọng lặn lội đi tìm Kiều, gặp Giác Duyên, gặp lại Kiều, gia đình đoàn tụ;
+ Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước điều gì?
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Rèn luyện cách tóm tắt và kể lại nội dung văn bản.
Bài 2
I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Kết cấu đoạn trích: - Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều, - Bốn câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân. - Mười sáu câu còn lại: gợi tả vẻ đẹp và tài năng hiếm có của Thúy Kiều. Đoạn thơ với kết cấu chặ chẽ, phù hợp với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả. Câu 2. Vẻ đẹp Thúy Vân được tả trong bốn câu thơ đầu. Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ. Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này. Câu 3. Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: “thu thủy”, “xuân sơn”, hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái “sắc sảo” của trí tuệ, cái “mặn mà” của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” làn nước thu gợn lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng long lanh. Còn hình ảnh “nét xuân sơn” nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú, tươi tắn trên gương mặt trẻ trung. Câu 4. Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học “nghiêng nước nghiêng thành” (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân. Câu 5. Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, chân dung thể hiện số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác trong tự nhiên phải đố kị “hoa ghen” “liễu hờn”. Đây là những dự báo số phận nàng sẽ éo le, đau khổ. Câu 6. Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
Bài 3
Soạn bài cảnh ngày xuân của Nguyễn Du I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sư hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật. Câu 2. Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh, Một loạt từ ghép là danh từ, động từ, tính từ xuất hiện gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng, đông vui, náo nhiệt: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân (danh từ) sắm sửa, dập dìu (động từ), gần xa, nô nức (tính từ). Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi hình ảnh từng đoàn người trẩy hội, du xuân nhộn nhịp, tấp nập. Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Đó là lễ tào mộ tưởng nhớ người thân đã khuất và hội đạp thanh đi chơi xuân ở chốn đồng quê tươi đẹp. Những lễ hội đó là nét đẹp văn hóa truyền thống phương Đông. Câu 3. Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời giant hay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ “nao nao” như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ. Câu 4. Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Đó là kết cấu hợp lý theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. Kết cấu ấy giúp tác giả có thể phác họa được toàn cảnh bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết
Soạn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Câu 1: Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
- Thời đại và gia đình:
+ Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
+ Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.
+ Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Cuộc đời:
+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.
+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…
- Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
Câu 2: Tham khảo tóm tắt "Truyện Kiều":
Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.
Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.
Em tham khảo nhé:
Nhà gia đình viên ngoại họ Vương có hai người con gái đầu lòng. Đó là tôi - Thúy Kiều và em gái tôi - Thúy Vân. Trong vùng, ai nấy cũng đều ngưỡng mộ chị em tôi bởi sắc đẹp và tài năng của cả hai. Chúng tôi mỗi người một tính cách, một vẻ đẹp nhưng đều “mười phân vẹn mười”.
Vẻ đẹp của em Vân được mọi người nhận xét là đoan trang, cao quý. Khuôn mặt tròn như ánh trăng đêm rằm, đôi lông mày hơi đậm và nở nang. Mái tóc mềm mại khiến mây phải chịu thua, làn da trắng khiến tuyết chịu nhường nhịn. Tôi thích nhất là nụ cười tươi tắn như hoa, cùng với giọng nói trong như ngọc của em. Vẻ đẹp ấy đã làm say mê biết bao chàng trai trong vùng, cũng khiến cho biết bao cô gái phải thầm ngưỡng mộ.
Tôi cũng không thua kém Thúy Vân. Trong vùng, mọi người thường nói rằng: Nếu luận về sắc đẹp, không ai có thể vượt qua được tôi. Nếu luận về tài năng, họa may mới có người hơn được. Vẻ đẹp của tôi dường như có thể làm khuynh thành đảo quốc. Một vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên cũng phải đố kị. Đôi mắt trong như làn nước hồ mùa thu, đôi lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân. Vẻ tươi trẻ, xuân sắc khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Đâu chỉ xinh đẹp, tôi còn rất mực tài năng. Vốn thông minh từ nhỏ, tôi đã am hiểu hết cầm - kỳ - thi - họa. Đặc biệt nhất phải kể đến tài năng đánh đàn của tôi. Tiếng đàn cất lên như có hồn điệu. Tôi thường sáng tác nhạc. Những bản nhạc được gọi là “một thiên bạc mệnh”. Mỗi khi đánh đàn, lắng nghe âm thanh của bản nhạc, tôi lại cảm nhận được những dự cảm đầy bất an trong tương lai.
Tuy sống một cuộc sống hết mực phong lưu của tiểu thư con nhà khuê các. Và cũng ở cái tuổi “cập kê” - trai gái phải dựng vợ gả chồng nhưng chị em tôi vẫn rất mực giữ gìn khuôn phép. Chúng tôi sống yên bình bên người thân, bỏ ngoài tai những lời “ong bướm” của chốn nhơ bẩn, phàm tục. Dù vậy, trong lòng tôi vẫn luôn khát khao tìm được một người tình “tri kỷ”.
Tham khảo:
Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", "hoa", "liễu" để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
Câu 1:
Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:
- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.
- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.
Câu 2:
Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.
Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.
Câu 3:
Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.
Câu 4:
Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.
Câu 5:
Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.
Câu 6:
Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
Bố cục:
- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Lời giới thiệu của tác giả về hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân.
- Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Phần 3 (mười sáu câu thơ còn lại): Vẻ đẹp, tài năng thiên phú của Thúy Kiều.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1:
Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:
- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.
- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.
Câu 2:
Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.
Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.
Câu 3:
Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn:"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.
Câu 4:
Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.
Câu 5:
Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.
Câu 6:
Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
Luyện tập(Học thuộc lòng đoạn thơ)
Ý nghĩa - Nhận xét- Về nội dung:
→ Học sinh cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp "mười phân vẹn mười" của hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân
→ Học sinh thấy được cảm hứng nhân văn ở tác giả Nguyễn Du qua dự cảm về kiếp tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.
- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị đặc sắc trong ngòi bút của Nguyễn Du: bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp con người.
Tham khảo:
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du nhà thơ thiên tài của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc.
– Giới thiệu tác phẩm: Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ viết về cuộc đời của Thúy Kiều – người con gái tài hoa bạc mệnh.
II. Thân bài
– Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến “mây thua nước tóc”, “liễu hờn kém xanh”
=> Vẻ đẹp khiến nhiên nhiên cũng phải ganh tị
– Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa
– Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu
– Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ xưa dưới chế độ phong kiến
+ Chữ hiếu: Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng -> Nàng bán thân mình để chuộc cha
=> Hành động chứng minh được lòng hiếu thảo, đức hy sinh – đức tính cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội khi bị đẩy đến bước đường cùng.
+ Chữ nghĩa: Đối với tình yêu thì Thúy Kiều là một người chung thủy, son sắc. Nàng luôn khao khát một tình yêu đẹp, một tình yêu đúng nghĩa. Nhưng trải qua những mối tình khác nhau càng khiến Kiều thêm thấm thía:
Mối tình với Kim Trọng: vì chữ hiếu mà không được trọn vẹn
Mối tình với Thúc Sinh: Kiều nếm trải thân phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” => tình cảnh điển hình của phụ nữ xã hội phong kiến.
Mối tình với Từ Hải: một mối tình trọn vẹn nhưng ngắn ngủi, người đã giúp Kiều giải oan
III. Kết luận
– Nhân vật Kiều là nhân vật điển hình cho hình tượng người phụ nữ xưa -> Ca ngợi phẩm giá của người phụ nữ
– Tố cáo, lên án xã hội phong kiến thối nát.
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.