K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2023

- Vùng nhiệt đới có nhiệt độ ấm thường dao động từ 20oC – 40oC và độ ẩm cao. Đây là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của các vi sinh vật như các vi khuẩn, nấm,…

- Ngược lại, vùng ôn đới thường có nhiệt độ lạnh, độ ẩm thấp khiến kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn, nấm,…

→ Các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,…) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Đồng thời, thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới cũng rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

Một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100°C mà protein của chúng không bị biến tính, do protein của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt độ cao.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

Lipit có tác dụng giữ nhiệt nên các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng nhiệt đới.

10 tháng 2 2023

- Do nhiệt đới có nhiệt độ nóng nên vi sinh vật có thể dc phát triển thành dịch và dễ xuất hiện

- Còn ôn đới có nhiệt độ lạnh nên các vi sinh vật bị hạn chế phát triển thành dịch và ko thể xuất hiện

Vì vậy nên các bệnh do vi sinh vật gây ra dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới

10 tháng 2 2023

vì vùng nhiệt đới ở trong vùng xích đạo nên vi sinh vật có thể dc phát triển thành dịch và dễ xuất hiện 

17 tháng 8 2023

Tham khảo

Cá sống ở châu Nam Cực so với cá sống ở vùng nhiệt đới thì thành phần các acid béo của màng sinh chất khác nhau là: Cá sống ở vùng Nam Cực (khí hậu lạnh), chúng cần 1 lớp da dày để sống sót nên số lượng phân tử cholesterol sẽ nhiều hơn cá sống ở vùng nhiệt đới (nhiệt độ nóng ẩm). Do các phân tử cholesterol làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.

15 tháng 11 2018

Xung quanh chúng ta có rất nhiều tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ,…) nhưng đa số cơ thể chúng ta vẫn sống khỏe mạnh do cơ thể có khả năng bảo vệ đặc biệt, khả năng đó được gọi là “miễn dịch”.

Miễn dịch chia thành 2 loại:

- Miễn dịch không đặc hiệu:

    + Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.

    + Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.

    + Không mang tính đặc hiệu.

    + Gồm các yếu tố tự nhiên của cơ thể như: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra, lông nhung,…

    + Vai trò: ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật (da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp); tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy,…)

- Miễn dịch đặc hiệu:

    + Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

    + Có tính đặc hiệu với từng loại tác nhân.

    + Thành phần của miễn dịch đặc hiệu: tế bào limphô và các sản phẩm của chúng.

    + Vai trò: tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng vượt qua được hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu.

    + Phân loại: miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch.