Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vd; “Em chào cô ạ!
=> Từ "ạ" giúp cho câu chào thể hiện tính lễ phép cao hơn.
*Tình thái từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu khiến,câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
*Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau:
-Tình thái từ nghi vấn:à,ư,hả,hử,chứ,chăng,...
-Tình thái từ cầu khiến:đi,nào,với,...
-Tình thái từ cảm thán:thay,sao,...
-Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm:ạ,nhé,cơ,mà,...
Trong câu trên hai vế câu ghép mang mối quan hệ giải thích.
Vế sau"nhưng thị khổ lắm rồi"giải thích ý nghĩa ở vế trước"vợ tôi không ác".
Mk nghĩ thế nếu sai mk xin lỗi trước.
-Chế độ quân chủ chuyên chế là chính thể mà quân chủnắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế đã có mặt từ thời cổ đại và phát triển mạnh tại các quốc gia phong kiến phương Đông. Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu vào các thế kỷ 17 và 18.
-Nông dân phản động là từ được dùng để chỉ ý kiến hoặc hành động phản đối, chống đối các phong trào chính trị hoặc phong trào xã hội được cho là đúng đắn, tiến bộ.
Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế đã có mặt từ thời cổ đại và phát triển mạnh tại các quốc gia phong kiến phương Đông. Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu vào các thế kỷ 17 và 18.
Còn cái kia mình không hiểu bạn viết gì
Hk tốt
Năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về tới Pác Bó, Cao Bằng. Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác viết tại đây (tháng 2/1941) theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Câu thơ, gợi nên cuộc sống bí mật của nhà thơ vào những ngày đầu, mới về nước đang nhóm lửa, phải sống ở trong hang, làm việc ở hang. Không gian và cả thời gian chật chội, quẩn quanh, đơn điệu. Còn gì gò bó cho bằng những ngày, những tối, những tháng năm mà con người vốn sống phóng khoáng tự do phải chịu cảnh nhàm chán không thể thay đổi với hang, với suối quen thuộc đến trơ mòn. Thế mà đọc lại câu thơ sáng ra bờ suối tối vào hangy ta thấy toát lên giọng điệu thơ thật thoải mái, phơi phới. Với cách nhịp 4/3 đã tạo thành hai vế đối sóng đôi: sáng ra, tối vào rất nhịp nhàng. Cuộc sống của Bác Hồ đã trở thành nề nếp, hòa điệu với nhịp sống của núi rừng rất ung dung. Qui luật vận động ấy đã thể hiện một tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất chủ động và lạc quan.
Câu thơ thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc của câu đầu, có thêm nét vui đùa: lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ đến mức dư thừa:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Ba chữ vẫn sẵn sàng có nghĩa là cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn, đủ dùng ở nơi suối hang này. Đằng sau vần thơ là nụ cười của một con người sống trong gian khổ khó khăn nhưng vẫn lạc quan yêu đời, ý tưởng này vẫn theo suốt trong con người Bác qua từng vần thơ khác:
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
(Cảnh rừng Việt Bắc – 1947)
Cách nói vẫn sẵn sàng, tha hồ dạo, mặc sức say… sao mà sang trọng, hóm hỉnh và yêu đời đến thế! Còn gì thích thú hơn khi cuộc sống cần gì có nấy! Còn gì thú vị hơn khi được sống giao hòa với thiên nhiên. Ngày được làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối trở về hang (nhà) để nghỉ ngơi và nghe tiếng suối trong mà đã có lần ta bắt gặp trong thơ Bác: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Loading...Khác với người xưa Công thành thân thoái, mai danh ẩn tích ở chốn núi rừng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.
Bàn đá, đá ở đây là đá núi, đá tự nhiên. Trên cái bàn đá thô sơ ấy Bác viết Đường cách mệnh. Phong trào và cán bộ cần, Người dịch sử Đảng. Hình ảnh bàn đá chông chênh không chỉ nói lên khó khăn thiếu thốn chồng chất mà còn biểu lộ tinh thần phấn đấu hy sinh vì sự thắng lợi của cách mạng.
Đặt ba điều ấy vào trong cùng một hệ thống mới thấy sự nghiệp cách mạng mà người chèo lái gian nan biết chừng nào? Hiểu như vậy mới thấy những hy sinh, từ những chuyện nhỏ nhặt trong thời gian dài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác cũng là người cũng bình thường như tất cả chúng ta, nghĩa là biết đói, biết rét, biết thiếu thốn, ấy là chưa kể những chông gai mà người vượt qua trên con đường cách mạng. Nhưng kỳ lạ thay, câu kết bài thơ không đi về hướng ấy:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đầy đủ, rất cao quí. Con người rơi vào hoàn cảnh cao sang, nhất là thật là sang thì hạnh phúc có thể coi là đã đến tột độ. Nhưng đối với Bác thi lại là hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh thi sao gọi là sang được? Phải chăng niềm vui lớn nhất, niềm vui vô hạn của người chiến sĩ cách mạng sau ba mươi năm xa nước đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước (Chế Lan Viên), nay được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu dân cứu nước:
Ba mươi năm ấy chân không mỏi
Mà đến bây giờ mới tới nơi
(Tố Hữu)
Đặc biệt, lúc này Bác Hồ còn rất vui vì người tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trỗ thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lý gì? Tất cả đều trở thành thật là sang vì đó là cuộc đời cách mạng, được cống hiến cho cách mạng.
Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc, đẹp. Thơ là tâm hồn, là cuộc đời, là cách ứng xử của Bác Hồ. Bài thơ như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của cách mạng Việt nam mà Bác là người chèo lái, gợi lên trong lòng người đọc chúng ta bài học về tinh thần lạc quan, biết sống và hướng về một lý tưởng cao đẹp.
tk
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
b. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
c. [...] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
a. Biện pháp nói quá trong câu thơ trên: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Ý nghĩa: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc.
b. Biện pháp nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời. Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ.
c. " … cụ bá thét ra lửa": Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo
Em tham khảo:
Ý nghĩa trong câu nói của ông giáo:
- Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó để bắt một con chó thường xuyên vào vườn nhà lão thì ông giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Ông giáo đã biết đến Lão Hạc là một người nhân hậu, không tham lam, không muốn làm phiền người khác, một người đã khóc vì trót lừa một con chó mà nay lại đi xin bả chó để trộm chó của người khác. Hành động này khiến lão Hạc từ một người lương thiện, có tự trọng trở thành người bất lương. Lão Hạc chẳng khác nào Binh Tư và cuộc đời này cũng lắm người cướp giật của người khác. Để có cái ăn, con người, ngay cả người lương thiện cũng không từ một thủ đoạn nào nên cuộc đời này quả thật đáng buồn.
- Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, ông giáo biết được chân tướng của sự việc thì suy nghĩ của ông giáo lại khác. Cái đáng buồn trước đây ông giáo nghĩ đã không xảy ra, xã hội vẫn còn những con người chịu chết vinh còn hơn sống nhục. Đó thật sự là niềm vui lớn đối với ông giáo. Nhưng cái buồn khác của ông giáo chính là bi kịch của lão Hạc. Một con người nhân hậu, lương thiện lại rơi vào một tình cảnh không lối thoát, đến khi chết còn bị hành hạ đau đớn. Chết nhưng không được chết một cách thanh thản. Bi kịch của lão Hạc chính là bi kịch chung của đại đa số nông dân Việt Nam thời kì đó. Quả đúng là: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.
Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 8
Qua việc phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, các em sẽ hiểu hơn về những u uất, căm hờn của tác giả khi phải chịu cảnh nước mất nhà tan và nỗi khát khao tự do của những người chịu cảnh nô lệ trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ.Bài viết liên quan
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3
4. Bài mẫu số 4
5. Bài mẫu số 5
6. Bài mẫu số 6
Đề bài: Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
6 bài văn mẫu Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Thế Lữ (1907-1989) là bút danh của Nguyễn Thứ Lễ. Làm thơ, viết truyện, viết kịch, làm đạo diễn. Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Phương diện nào ông cũng có thành tựu xuất sắc.
Thế Lữ là thi sĩ tiên phong, được ngợi ca là "Đệ nhất thi sĩ' trong phong trào "Thơ mới" (1932-1941). Tác phẩm thơ: "Mấy vần thơ" thể hiện một "hồn thơ rộng mở", với cảm hứng lãng mạn dào dạt, nồng nàn, say đắm và thiết tha.
Bài thơ "Nhớ rừng'' được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập "May vần thơ" xuất bản năm 1935. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.
Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế bị xuống cấp:
"Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tự lự".
Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.
"Tình thương nỗi nhớm' sống mãi, chẳng bao giờ quên. Nhớ "thuở tung hoành...", "nhớ cành sơn lâm bóng cả cây già". Nhớ khúc nhạc rừng hùng tráng dữ dội. Chữ " nhớ" chữ "với" và cách ngắt nhịp (4-2-2, 5-5, 4-2-2...) biến hoá, cân
xứng đã làm dội lên nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào, nhớ da diết. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường từng có một quá khứ oanh liệt. Một tấm thán "như sóng cuộn nhịp nhàng". Một bước chân cao sang đầy uy lực ''dõng dạc, đường hoàng". Một cặp "mắt thần" và khi "đã quắc"; "mọi vật đều im hơi". Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm.
Những vần thơ đầy nhạc điệu nói về nỗi nhớ:
"Nhớ cánh sơn lâm bóng cà cây già
Với tiếng giỏ gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi..."
Các động từ "gào, hét, thét" đặc tả khúc trường ca dữ dội của rừng núi, suối ngàn thiêng liêng, hùng tráng. Đó là những câu thơ tuyệt bút làm sang trọng cho thơ mới
"Ta nằm dài"... rồi "ta sống mãi trong tình thương nồi nhớ". Nhớ khi "ra bước chân lên...", nhớ một thời vàng son ngự trị:
"Ta biết ta chúa tế cả muôn loài,
Giữa chốn hào hoa không tên, không tuổi".
Một chữ "ta" vang lên đầy kiêu hãnh tự hào. Chúa sơn lâm được miêu tả được khắc hoạ trong chiều sâu của tâm linh, trong chiều cao của uy quyền được khẳng định.
Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện như một nỗi niềm lay tỉnh và khêu gợi nỗi "nhớ' trào lên: "nào đâu những...", "đâu những ngày...", "đâu những bình minh...", "đâu những chiều...". Nhớ mãi không nguôi, nhớ đêm trăng và suối, nhớ những ngày mưa rừng, nhớ bình minh, nhớ giấc ngủ, nhớ tiếng chim ca. Và nhớ "những chiều lênh láng máu...". Đoạn thơ tráng lệ nói về bốn nỗi nhớ của chúa sơn lâm, nhớ triền miên ngày và đêm, sớm và chiều, mưa và nắng, thức và ngủ, lúc say mồi và lúc lặng ngắm, lúc đợi chờ... Một không gian nghệ thuật được tái hiện và mô tả qua bộ tứ bình của một nhà danh họa. Chúa sơn lâm có lúc mơ mộng giữa cảnh suối trăng, có lúc trầm ngâm trong chiêm nghiệm, có lúc nén xuống, kiên nhẫn đợi chờ để "tung hoành..." và "quắc mắt..."!
Đoạn thơ 10 câu này là đoạn thơ hay nhất trong bài "Nhớ rừng":
"Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.'
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phấn bí mật
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của "hùm thiêng sa cơ'', của một kẻ phi thường thất thế. Đó cũng là tiếng thở dài của một lớp người khao khát tự do ngày ấy:
" Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.
Lại trở về nỗi buồn đau và nỗi nhớ "cảnh nước non hùng vĩ". Chỉ còn biết nhắn gửi thiết tha và bồn chồn:
"Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
"Nhớ rừng" là bài thơ tuyệt bút. Nó được xếp vào loại 10 bài thơ hay nhất của Thơ mới. Hình tượng tráng lệ, kì vĩ. Lối diễn tả và sử dụng ngôn ngữ biến hóa. Chất nhạc đa thanh và phức điệu tạo nên những vần thơ du dương. Thơ nên họa nên nhạc như cuốn hút và làm mê say hồn ta.
Hình tượng chúa sơn lâm với nỗi nhớ rừng được nói đến với bao "lớp lớp sóng dồi". Trong nỗi đau sa cơ, thất thế có niềm kiêu hãnh tự hào. Bài thơ như một lời nhắn gửi thiết tha về tình yêu thương đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là nói lên cái giá tự do và khát vọng tự do.