Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/ VD2:
—Kiến bò(1) đĩa thịt bò(2)
(1) ở đây là động từ chỉ hoạt động
(2) ở đây là danh từ chỉ vật
—Ruồi đậu(1) mâm xôi đậu(2)
(1) Động từ chỉ hoạt động
(2) Danh từ chỉ vật
2/
Tốt— xấu; ngoan— hư; lễ phép— hỗn láo; chăm chỉ— lười biếng; sạch sẽ— bẩn thỉu; vui vẻ— cáu kỉnh; bảo vệ— phá hoại
Câu thục ngữ tương tự "Thầy bói xem voi" là:
+ Phù thủy, thầy bói, lá trâu
Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn.
+ Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
+ Tử vi xem số cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
Giải nghĩa :
Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn mang đầy tính giải trí và khuyên răn con người khi đánh giá về một sự vật sự việc nào đó ta không nên chỉ nhìn ở một khía cạnh mà đánh giá.
Thầy bói xem voi kể về 5 ông thầy mù cả 5 ông đều chưa biết con voi như thế nào, do các ông bị mù cho nên không thể biết nó như thế nào cho nên sờ vào các bộ phận của nó rồi phán.
Các lời nhận xét mỗi ông về con voi lại khác nhau vì vậy lại dẫn tới xung đột, tranh luận và ẩu đả. Từ những đánh giá phiến diện diện bên ngoài thì các thầy bói mù đã đưa ra những lời nhận xét không đúng. Vì vậy qua câu truyện này muốn để lại cho con người bài học nhân sinh về sự việc, cần phải tìm hiểu rõ về sự vật hiện tượng và cả những tính chất bên trong chứ không nên đánh giá phiến diện từ bên ngoài dẫn tới sai lệch không đúng với sự thực.
Khi 5 ông thầy bói này đều xem voi bằng việc sờ vì cả 5 ông mù, ông thì sờ vòi ông thì sờ ngà, ông thì sờ tai và có ông thì sờ chân , thầy khác lại sờ đuôi. Do các ông thầy bói khi sờ ở các bộ phận khác nhau cho nên con voi qua cảm nhận phán xét của các ông có sự khác nhau.
Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi để lại người đọc những tiếng cười đặc sắc, thú vị bởi vì tình tiết câu chuyện thực sự rất hấp dẫn, qua câu chuyện này người đọc còn rút ra được nhiều bài học trong cuộc sống khi đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó cần trung thực, khách quan và nhìn nhận thật thấu đáo.
Câu hỏi về cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng
Câu 1: Cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng đều có nét chung và nét riêng :
- Điểm chung : Cả hai truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức, nhắc nhở người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng xung quanh.
- Điểm riêng :
+ Truyện" Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở mọi người không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Truyện " Thầy bói xem voi" chủ yếu đề cập đến phương pháp nhận thức. Muốn hiểu đúng về sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện mọi mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, cần phải nhìn sự vật trong tính chỉnh thể.
=> Như vậy, hai câu chuyện ngụ ngôn này bổ sung cho nhau những bài học sâu sắc về nhận thức.
Bài làm
“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.
Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.
Cả 5 ông thầy bói đều bị mù khi mỗi ông sờ vào một bộ phận của con voi và bắt đầu đánh giá. Ông thì sờ vòi, ông sờ chân, ông sờ đuôi, ông sờ tai, ông sờ ngà. Mỗi ông một bộ phận nên đưa ra đánh giá, nhận xét cũng hoàn toàn khác nhau. Thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”, thầy sờ đuôi bảo “chun chun”. Các ông đã lấy cái cụ thể để miêu tả cái tổng thể, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Những lời nhận xét của các ông thầy bói đều phiến điện và không có ai có thể đánh giá chính xác con voi có hình dáng như thế nào. Những đặc tính bên ngoài không thể nào có thể nói lên được con voi trong mắt mọi người như thế này. Như vậy, những lời đánh giá này của các ông thầy bói chỉ mang tính chất phiến diện, hoàn toàn không có căn cứ.
Và câu chuyện thêm hứng thú và đầy kịch tính khi ông thầy nào cũng muốn bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu thua ai. Chính vì sự khiếm khuyết trên cơ thể mà các ông thầy bói đã dẫn đến sự khiếm khuyết về suy nghĩ áp đặt cho con voi của mình. Những tranh luận đó hoàn toàn sai lầm nhưng không ai nhận sai. Đó chính là sự bảo thủ. Cuộc tranh luận kết thúc bằng ẩu đá, đánh lộn lẫn nhau gây nên sứt đầu mẻ trán của 5 ông thầy bói.
Như vậy câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” với sự phán xét phiến diện, không có căn cứ của 5 ông thầy bói đã giúp cho người đọc nhận ra nhiều điều trong cuộc sống này. Khi muốn đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, hay là một con người cụ thể thì cần có cái nhìn tổng quát nhất để có thể không bỏ sót bất kì một khía cạnh nhỏ nào.
k hộ mk nhé !
Câu 1
* Cách xem voi của năm thầy bói
- Xem bằng tay
- Thầy sờ vào các bộ phận của con voi ( vòi, ngà, tai, chân, đuôi. )
* Thái độ của các thầy bói khi xem voi :
+ Khinh bỉ, coi thường con voi, nghĩ nó giống như cái chổi sể cùn, cái cột đình, cái quạt ...
* Thái độ của các thầy bói khi phán về voi :
- Khẳng định ý kiến của mình là đúng,
- Phủ nhận ,bác bỏ ý kiến người khác,
=> Thái độ bảo thủ , chủ quan.
Câu 2 :
* Nhận xét : Họ chỉ phán đúng một bộ phận con voi, không đúng toàn thể hình thù con voi.
* Ý nghĩa :
- Chế giễu năm ông thầy bói và nghề bói toán.
- Khuyên chúng ta: muốn hiểu biết đúng sự vật, sự việc phải xem xét chúng toàn diện.
- Cần có phương pháp xem phù hợp và dẫn đến mục đích cuối cùng.
- Biết lắng nghe ý kiến người khác; không nên chủ quan, bảo thủ.
- Không giải quyết vấn đề bằng bạo lực.
+ Nghĩa đen: nói về thầy bói thường là những người bị mù, chưa bao giờ nhìn thấy voi mà đoán già đoán non.
+ Nghĩa bóng: khuyên người ta không nên xem xét một việc gì đó chỉ ở một khía cạnh, mà phải xem xét từ nhiều phía. Không nên nói những điều mà mình không biết.
tk dg nha
- Ếch ngồi đáy giếng.
Đều nhận định về sự phán xét khiếm diện.
Truyện Thầy bói xem Voi có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, để lại cho người đọc những bài học quý giá, xen kẽ vào đó là những tiếng cười bởi những tình tiết đặc sắc trong câu chuyện.
Truyện thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn kể về cuộc xem voi của 5 ông thầy bói mù, cả 5 ông đều chưa biết về con voi như thế nào nhân lúc đó lại có người bảo sắp có voi đi tới mấy ông liền túm tụm lại để xem, do các ông đều bị mù nên không thể nhìn được con voi đó như thế nào mà phải sờ các bộ phận của voi để đoán xem nó có hình thù như thế nào.Những lời nhận xét của các ông về con voi là khác nhau, dẫn đến nhưng xung đột, tranh luận sâu sắc, dẫn tới cả ẩu đả. Từ những đánh giá một cách phiến diện hời hợt từ bề ngoài của các thầy bói mù đã dẫn đến những lời nhận xét không có tính chất xác thực, mà chỉ mang tính chất hiếm diện hời hợt của cái vỏ bề ngoài của sự vật sự việc. Vì vậy qua câu chuyện này muốn để lại những bài học nhân sinh cho người đọc rằng cần nên tìm hiểu rõ về sự vật hiện tượng cần hiểu được những tính chất bên trong của sự vật sự việc chứ không nên chỉ đánh giá khách quan hiếm diện từ bề ngoài sẽ dẫn đến những lời nhận xét sai chưa đúng với bản chất của sự vật.
cam nghi cua em ve nam ong thay boi chu khong phai ve truyen
Vì mù nên họ không thấy được cả con voi mà mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi nhưng họ đều tưởng đã biết tất cả về voi. Cách xem và phán về voi của 5 thầy bói mù:
Người thứ nhất: sờ vòi, phán: voi như đỉa.
Người thứ 2: Sờ ngà, phán: voi như cái đòn càn
Người thứ 3: sờ tai, phán: voi như cái quạt thóc
Người thứ 4: sờ chân, phán: voi như cái cột đình
Người thứ 5: sờ đuôi, phán: voi như cái chổi sể cùn
Từ đồng âm: "bói"
Từ "bói" trong "Bói xem" nghĩa là chỉ hành động xem bói của Bà già.
Còn từ "bói" trong "Thầy bói" nghĩa là chỉ người đó làm nghề thầy bói.
giải thích nghĩa cơ mà? :D