K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2018

Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc ăn”.
+“Cấy thưa thừa thóc” : Lúa là loài cây ưa sáng, nếu cấy thưa lá cây sẽ nhận đầy đủ ánh sáng, rể hút đủ nước. Nên cây quang hợp thuận lợi , năng suất cao.
+ “Cấy dày cóc ăn” : Nếu cấy dày lá cây không nhận đủ ánh sáng và rể hút thiếu nước, quá trình quang hợp gặp khó khăn nên năng suất thấp
=> Vậy ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ này là khuyên chúng ta không nên tham lam.

11 tháng 11 2018

Câu ca dao nói về cách ứng xử, cách sống.đừng tham lam quá

Lúa là loài cây ưa sáng, nếu trồng thưa thì cây lúa có đầy đủ điều kiện phát triển, năng suất cao. còn nếu trồng dày, cây lúa thiếu ánh sáng, quá trình phát triển gặp khó khăn dẫn đến năng suất thấp.

Có nhiều người cứ nghĩ mỗi cụm lúa là một lượm lúa nên cố cấy dày. Cấy dày quá cây lúa chen chúc không đủ đất ăn sẽ không cho thóc. 

19 tháng 11 2018

Câu ca dao nói về cách ứng xử, cách sống.đừng tham lam quá

Lúa là loài cây ưa sáng, nếu trồng thưa thì cây lúa có đầy đủ điều kiện phát triển, năng suất cao. còn nếu trồng dày, cây lúa thiếu ánh sáng, quá trình phát triển gặp khó khăn dẫn đến năng suất thấp.

Có nhiều người cứ nghĩ mỗi cụm lúa là một lượm lúa nên cố cấy dày. Cấy dày quá cây lúa chen chúc không đủ đất ăn sẽ không cho thóc. 

31 tháng 7 2023

- Tôi đang ở nhà.

- Vì ham chơi nên Lan bị điểm kém.

- Ngày mai, tôi sẽ đi dã ngoại.

- Mai cố gắng học bài để được cô giáo khen.

- Chú tôi đi làm bằng xe máy.

+ Bởi vì lười học nên Dũng bị bố bắt đi học bằng xe đạp.

Đề kia không rõ, bạn xem lại ạ

30 tháng 7 2020

sự thật là không làm gì sai trái, tội lỗi, nhưng khách quan lại có những điều có thể làm căn cứ cho người ta nghi ngờ, rất khó thanh minh.

(từ điển trên mạng nhiều lắm bạn nhé)

25 tháng 10 2017

Nao núng là bắt đầu thấy lung lay, không còn vững vàng tinh thần nữa

Còn ca dao thì mình ko biết

9 tháng 9 2019

Câu trả lời là nâng nhặt chặt bị nhé.

Tìm từ ghép, từ láy, trạng ngữ trong các đoạn văn, đoạn thơ sau:1.Bầm ơi có rét không bầm?Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn   Bầm ra ruộng cấy bầm runChân lội dưới bùn, tay cấy mạ non   Mạ non bầm cấy mấy đonRuột gan bầm lại thương con mấy lần.   Mưa phùn ướt áo tứ thânMưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!2. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm...
Đọc tiếp

Tìm từ ghép, từ láy, trạng ngữ trong các đoạn văn, đoạn thơ sau:

1.Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
   Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
   Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
   Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

2. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng[1] bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

3. Một cuộc trị tội diễn ra thật! Hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra. Nó xỉa cánh hụt. Lập tức, một đàn chèo bẻo hàng chục con xông lên cứu bạn. Cuộc đánh nhau rất dữ. Trẻ con ở dưới reo ầm lên. Cắt hốt hoảng cho nên xỉa cánh đều trượt. Hàng chục chèo bẻo thi nhau vào mổ. Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng Xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái[8]. Bây giờ, tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt...

4. Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.

1
12 tháng 10 2021

Từ ghép: mạ non; tứ thân;cây cối;hoa lan ;hoa giẻ;mảnh dẻ ;móng rồng; góc vườn ;đánh lộn ;hút mật ;hiền lành 

Từ láy:heo heo;um tùm;bụ bẫm;lao xao ; lặng lẽ;chèo bẻo; hốt hoảng; ngấp ngoái; bon bon

Trạng ngữ:Mưa phùn; Giời chớm hè;Gió nồm vừa thổi;Chỉ một chốc sau

em xem và viết vào phiếu em nhé

19 tháng 11 2018

Ý nghĩa của câu tục ngữ “một hòn đất nỏ bằng giỏ phân” là: Khi được phơi nỏ, nước trong đất bốc hơi hết nhường chỗ cho không khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều muối khoáng. Mặt khác, khi đất được phơi nỏ thì nhiều trứng sâu bệnh, mầm cỏ dại cũng bị diệt tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. 

Ý nghĩa của câu tục ngữ “một hòn đất nỏ bằng giỏ phân” là: Khi được phơi nỏ, nước trong đất bốc hơi hết nhường chỗ cho không khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều muối khoáng. Mặt khác, khi đất được phơi nỏ thì nhiều trứng sâu bệnh, mầm cỏ dại cũng bị diệt tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

Chúc bạn hok tốt!~Kết bạn nha!~

#Mun!~

13 tháng 12 2018

Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao lời chào lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?

Khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. Tại sao vậy?

Lời chào là lời chào hỏi nhau khi những người quen thân nhau gặp mặt, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Thậm chí, không cần là những người đã thân quen, chỉ cần một hai lần gặp nhau đến tiếp theo gặp lại cũng niềm nở bắt tay chào hỏi. Hơn thế, trong những cuộc gặp gỡ, chuyện trò, bạn bè có thểgiới thiệu nhau với nhau, trong lần gặp đầu tiên ấy cũng cần chào hỏi chân tình. Lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và chữ “chào” rất trang trọng: “Cháu chào bác ạ!”, “Em chào cô ạ”... Đáp lại, những người trên sẽ mỉm cười và tùy theo mức độ thân quen họ sẽ nói: “Bác chào cháu”, “Cô chào em”, ... hoặc “Chào cháu”, “Chào em”,...

Như vậy, lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.

Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.

Mở bài: Giới thiệu về câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Kết bài: Bài văn giải  thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

 Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.