Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Chiến tranh hóa học là gì? Chiến tranh hóa học là sự sử dụng độc tính của các chất hóa học có chọn lọc vào mục đích chiến tranh nhằm: - Tiêu diệt hoặc làm mất sức chiến đấu của đối phương; - Phá hoại cơ sở đảm bảo và phát triển nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm của đối phương; - Gây nhiễm độc cho môi trường sống của đối phương. Câu 2: Mỹ đã tiến hành chiến tranh hóa học ở Việt Nam như thế nào? Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh hóa học kéo dài từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã sử dụng: - Chất độc CS dưới các dạng vũ khí khác nhau (lựu đạn, pháo, khói, thùng CS tự nổ khi chạm đất) nhằm làm mất sức chiến đấu lực lượng vũ trang của ta. - Các phương tiện khác nhau (máy bay, xe phun, bình phun) phun rải các chất diệt cỏ, đặc biệt là chất da cam chứa dioxin, một loại chất siêu độc đối với sức khỏe con người, lên 3,06 triệu hécta lãnh thổ Nam Việt Nam (chiếm 15% tổng diện tích toàn miền) với mật độ phun rải ~ 37 kg/ha gấp 17 lần liều sử dụng trong nông nghiệp (theo hướng dẫn của Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ năm 1969 là 2,2 kg/ha). Với mật độ này, các chất diệt cỏ trở thành những chất phát quang, phá hoại mùa màng có tính hủy diệt. Câu 3; Chiến dịch Ranch Hand là gì? Chương trình sử dụng các chất diệt cỏ của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ tháng 8 năm 1961 và kết thúc vào tháng 10 năm 1971 dưới mật danh chung là “OPERATION TRAIL DUST” (chiến dịch bụi đường mòn). Trong chương trình này có các chiến dịch và kế hoạch dưới các mật danh khác nhau. Trong đó trụ cột là chiến dịch phun rải các chất diệt cỏ từ trên không bằng máy bay vận tải C-123 được đặt dưới mật danh là OPERATION RANCH HAND (chiến dịch Ranch Hand). Câu 4: Mục đích của chiến dịch Ranch Hand là gì? Thực hiện chương trình phun rải các chất diệt cỏ mà trụ cột là chiến dịch Ranch Hand, quân đội Mỹ nhằm 3 mụcđích như sau: + Phát quang để tấn công Với mục đích này, việc khai quang (công tác 20T) được tiến hành tập trung vào các vùng căn cứ địa của Cách mạng (như chiến khu c, chiến khu Đ ở miền Đông Nam bộ, chiến khu Dương Minh Châu ở Bắc và Đông Bắc Tây Ninh, đặc khu rừng Sác, Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh...), đường mòn Hồ Chí Minh, các khu vực biên giới với việc phát hiện từ trên không và tổ chức tấn công từ trên không bằng máy bay ném bom, đặc biệt là ném bom rải thảm bằng B-52, hay tấn công trên bộ để tiêu diệt lực lượng, phá hủy phương tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần, các tuyến đường vận chuyền và thông tin liên lạc của ta. Để tạo thành những vùng trắng, sau khi dùng các chất diệt cỏ để khai quang, quân đội Mỹ thả tiếp bom napal để đốt trụi những khu rừng mà họ thấy cần thiết. Đây là phương thức tác chiến rất dã man, hủy hoại môi trường sống, làm cho nhiều khu rừng nhiệt đới rậm rạp của Việt Nam bị tàn phá nặng nề. Phải mất nhiều thập niên, thậm chí hàng thế kỷ mới phục hồi lại được. Không những thế, nhiệt độ cao của bom napal còn tạo nên các dioxin thứ cấp với số lượng đáng kể ở những nơi đã phun rải các chất diệt cỏ chứa 2,4-D và 2,4,5-T. + Phát quang để phòng vệ Để thực hiện mục tiêu này, việc khai quang (công tác 20P) được thực hiện ở những vành đai rậm rạp xung quanh các khu vực đóng quân, khu vực trọng yếu, cơ sở hậu cần quan trọng, trục lộ chuyển quân, bãi đổ quân của Mỹ - Ngụy nhằm phát hiện, ngăn chặn và chống phá sự xâm nhập, tấn công của quân ta. + Phá hoại mùa màng Phá hoại mùa màng (công tác 2R) tập trung ở những nơi, những khu vực mà lực lượng cách mạng kiểm soát, tổ chức sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm nhằm phá hoại nền kinh tế tự cung, tự cấp tại chỗ của Cách mạng miền Nam Việt Nam. Câu 5: Có bao nhiêu loại chất độc hóa học quân đội Mỹ đã sử dụng ở Nam Việt Nam? Số lượng như thế nào? Trong thời gian từ tháng 8 năm 1961 đến tháng 10 năm 1971, quân đội Mỹ đã thử nghiệm và sử dụng vài chục loại chất độc hóa học khác nhau với khối lượng trên 100.000 tấn, nhưng chủ yếu là các chất: CS, da cam (Agent Orange-AO), chất trắng (Agent White), chất xanh (Agent Blue) và một lượng đáng kể các chất: tím (Agent Purple), hồng (Agent Pink) và xanh mạ (Agent Green). Các chất da cam, tím, hồng và xanh mạ là những chất chứa tạp chất dioxin. Số lượng các chất chủ yếu được đánh giá như sau: - Chất CS: 9.000 tấn - Các chất diệt cỏ: 77 triệu lít (95.000 tấn) Trong đó: TT TÊN KHỐI LƯỢNG Chất da cam 49,3 triệu lít (63.100 tấn) Chất trắng 20,6 triệu lít (23.100 tấn) Chất xanh 4,7 triệu lít (6.200 tấn) Chất tím, chất hồng, xanh mạ 2,4 triệu lít (2.600 tấn) Câu 6: Quân đội Mỹ đã tàng trữ các chất diệt cỏ ở đâu? Hiện nay ở những nơi đó có còn các chất này không? Các chất diệt cỏ thường được tàng trữ ở các kho trung chuyển tại các cảng các kho và tổng kho của quân đội Mỹ-Ngụy theo phân cấp. Các bãi tàng trữ chính là ở các sân bay quân sự: Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát, Nha Trang. Các sân bay lớn vừa là nơi tàng trữ, nạp các chất diệt cỏ lên máy bay đi phun rải, vừa là nơi rửa máy bay sau phun rải như sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát. Hiện nay, không thấy có thông tin về sự hiện diện của các chất diệt cỏ ở những nơi trước đây đã tàng trữ các chất này, song dấu tích của chúng còn tồn lại ở một số khu vực ở các sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và có thề ở một sổ địa điểm khác nữa. Câu 7: Quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện gì để phun rải chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam? Để sử dụng chất độc CS, quân đội Mỹ đã sử dụng các phương tiện, vũ khí khác nhau: các loại lựu đạn CS, ống phóng và quấn chất nổ vào thùng phi chứa CS. Đối với các chất diệt cỏ, quân đội Mỹ sử dụng các phương tiện: máy bay (vận tải, trực thăng), xe phun, bình phun, nhưng chủ yếu là máy bay vận tài C-123, vì phun rải bằng máy bay tạo được khu vực nhiễm độc rộng lớn. Mỗi phi xuất C-123 tạo được một vệt các chất diệt cỏ rộng 80 - 100 m, dài 15 - 18 km chỉ trong vòng 5-7 phút. Câu 8: Những công ty nào đã sản xuất và cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam? Để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Mỹ, theo thống kê chưa đầy đủ, có tất cả 37 công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất và cung ứng hóa chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ và các đồng minh sử dụng trong chiến tranh Việt Nam như: Công ty hóa chất Dow, Công ty hóa chất Monsanto, Tập đoàn Hercules, Công ty hóa chất Occidental, Công ty hóa chất Thompson Hayward, Công ty hóa chất Uniroyal, Tập đoàn hóa chất Diamond Shamrock, Tập đoàn Ansul, Công ty Pharmacia, Công ty Maxus Energy, Tập đoàn Harcros, Tập đoàn Uniroyal, Công ty Diamond Alkali, Công ty hóa chất Thompson, Công ty hóa chất ABC 1-100 ... Câu 9: Những khu vực nào bị phun rải nặng nhất ở Nam Việt Nam? Trong thời gian chiến tranh, Mỹ - Ngụy chia Nam Việt Nam ra các vùng chiến thuật: I, II, III, IV. Trong đó vùng chiến thuật III bị phun rải nặng nhất, đây là khu vực xung quanh Sài Gòn, đầu não của Mỹ - Ngụy. Các tỉnh và khu vực trọng điểm là: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu, đặc khu rừng Sác, mật khu Bời Lời. Câu 10: Chất da cam là gì? Chất da cam là một chất lỏng màu nâu đỏ hay màu nâu, không tan trong nước, tan trong dầu diezen và các dung môi hữu cơ, có tỷ trong riêng ở 25°C là 1,28 kg/lít. Thành phần gồm 50% chất diệt cỏ 2,4 - D và 50% chất diệt cỏ 2,4,5 - T. Để dễ nhận biết và phân biệt các loại chất độc, quân đội Mỹ dùng sơn với màu sắc khác nhau sơn thành những vạch sơn trên các phương tiện chứa các chất độc này. Thùng phi chứa hỗn hợp 2,4 – D và 2,4,5 – T được sơn vạch màu da cam, từ đây có tên gọi là chất da cam. Tương tự như vậy là tên gọi các chất xanh, chất trắng. Câu 11: Tại sao gọi là chất độc da cam/dioxin? Cụm từ này được Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 đề xuất và sử dụng lần đầu tiên vào năm 1999 khi xây dựng chương trình cấp Quốc gia về nghiên cứu khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam. Cụm từ này được dùng để chỉ đích danh nguồn gốc dioxin ở Nam Việt Nam là chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã phun rải trên lãnh thổ Nam Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Chất da cam mà quân đội Mỹ sử dụng ở Nam Việt Nam chứa một lượng tạp chất dioxin rất cao, trung bình là 10 miligram (mg) trong 1 kg chất da cam (được gọi tắt là 10ppm). Thùng phi chừa chất da cam Câu 12: Nên sử dụng cụm từ chất độc da cam/dioxin hay chất độc hóa học/dioxin? Chất độc hóa học/dioxin là cụm từ chỉ các chất độc hóa học có chứa dioxin như policlophenol và các chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam như da cam, đỏ tía (tím), hồng, xanh lá mạ... - Chất độc da cam/dioxin là cụm từ nhấn mạnh chất da cam có hàm lượng dioxin lớn mà quân đội Mỹ sử dụng chủ yếu trong chiến tranh ở Việt Nam. Trên thế giới cũng sử dụng cụm từ Agent Orange. - Nên dùng cụm từ chất độc da cam/dioxin như đã giải đáp. Câu 13: Chất da cam và dioxin khác nhau ở chỗ nào? Sự khác nhau giữa chất da cam và dioxin: Chất da cam được sản xuất công nghiệp để sử dụng, còn dioxin không được sản xuất để sử dụng, song nó lại được sinh ra trong quá trình sản xuất chất 2,4,5-T như là một loại tạp chất. Chất da cam ở nồng độ cao là một loại độc tố đối với thực vật, còn dioxin thì không ảnh hưởng tới thực vật, nhưng lại là một tác nhân siêu độc đối với động vật và con người, về mặt các tính chất vật lí và hóa học, chất da cam và dioxin là hai loại chất hoàn toàn khác nhau. Câu 14: Ngoài chất da cam còn các chất nào chứa dioxin? Ngoài chất da cam, những chất khác mà quân đội Mỹ đã sử dụng ở Nam Việt Nam có chất 2,4,5-T đều có tạp chất dioxin, như các chất hồng, chất đỏ tía (còn gọi là chất tím), chất xanh lá cây... Câu 15: Tại sao thế giới lại cấm sử dụng chất 2,4,5-T? ở Việt Nam có cấm sử dụng không? Năm 1957, các nhà khoa học thế giới đã tìm thấy dioxin (TCDD) trong chất 2,4,5-T là thủ phạm của các vụ nhiễm độc hóa học mà trước đó chưa rõ nguyên nhân. Chất 2,4,5-T được sản xuất trong những năm 50 - 60 của thế kỉ 20 chứa trên 30 - 40 ppm, thậm chí đến 70-100 ppm chất TCDD, chất độc nhất trong các chất dioxin. Vì vậy, trong những năm 70 của thế kỷ 20, nhiều nước trên thế giới đã ngừng sản xuất và cấm sử dụng chất 2,4,5-T. Việt Nam cũng đã cấm sừ dụng chất này vào năm 1994 (theo QĐ số 711/NN-BVTV/CV ngày 11 tháng 5 năm 1994 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm). Câu 16: Dioxin từ đâu mà ra? Dioxin sinh ra từ các nguồn sau đây: a. Sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa Clo, mà tiêu biểu là chất diệt cỏ 2,4,5-T, chất bảo quản gỗ Pentaclophenol. b. Các quá trình cháy: Đốt các loại rác thải thành phố, rác thải y tế, rác thải công nghiệp, tái chế kim loại nhất là nhôm, đốt than, cháy rừng, lò hỏa thiêu, tai nạn hóa học... Trong đó, đốt rác thành phố chiếm tới 60 - 70%, kế tiếp là đốt rác thải y tế khoảng 12% phát thải dioxin ra môi trường. Có thể nói chung: dioxin là sản phẩm của lửa, nó được sinh ra trong quá trình đốt cháy các chất, các vật liệu hữu cơ chứa Clo ở nhiệt độ cao. c. Các quá trình tẩy trắng bột giấy bằng các chất oxy hóa chứa Clo. Riêng ở Việt Nam vì nền công nghiệp chưa phát triển nên lượng dioxin có trong môi trường chủ yếu do Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Câu 17: Dioxin là gì? Dioxin là tên gọi chung của hỗn hợp 75 đồng phân và đồng loại policlodibenzo - para - dioxin (PCDD) có bộ khung phân tử gồm 2 vòng benzen liên kết với nhau qua hai cầu nối oxy ở vị trí đối nhau (công thức PCDD) và 135 đồng phân và đồng loại policlodibenzofuran (C) có bộ khung phân từ là là 2 vòng benzen nói với nhau qua một cầu oxy và một liên kết đơn trực tiếp C-C, tạo ra một vòng furan giữa hai vòng benzen (công thức PCDF). Trong các đồng phân và đồng loại của dioxin thì 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (gọi tắt là TCDD) được coi là chất độc nhất. Câu 18: Độ độc TEQ là gì? Để tính độ độc chung cho các chất độc trong các nhóm dioxin, furan và PCB, độ độc của chất độc nhất TCDD được quy ước bằng 1, các chất ít độc hơn được so sánh với TCDD, có độ độc bằng phần/mười; phần/trăm; phần/nghìn so với TCDD. Những con số này được gọi là hệ số độc. Khi lấy nồng độ của các chất độc nhân với các hệ số độc ta nhận được nồng độ độc tương đương (NĐTĐ), hay độ độc tương đương của từng chất độc (ĐĐTĐ), viết tắt theo tiếng Anh là TEQ (Toxic EQuivalency). Tổng nồng độ TEQ của tất cả các chất độc là độ độc toàn phần của dioxin/furan/PCB. Độ độc của dioxin > Độ độc của furan > PCB Câu19: Chất độc CS là gì? CS là một chất độc kích thích đường hô hấp trên niêm mạc mắt và da rất mạnh do hai nhà khoa học Mỹ Corson B.B và Stoughton R.W sáng chế ra. CS tinh khiết là chất bột mịn, màu trắng ngà, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Chất độc CS thuộc nhóm chất làm mất sức chiến đấu, nồng độ ngưỡng kích thích đối với người là 0,5 mg/m3. Ở nồng độ cao 25.000-M 50.000 mg/m3/phút, trong hầm, trong địa đạo có thể gây tử vong đối với người. Quân đội Mỹ đã sử dụng một lượng lớn chất CS ở Nam Việt Nam trong thời gian chiến tranh (9.000 tấn). Sau chiến tranh, ở một số địa phương vẫn còn tìm thấy một số bao, thùng CS và đã được các cơ quan chuyên môn xử lý. Tùy thuộc vào dạng sử dụng mà cs có các kí hiệu khác nhau như: CS, CS1 và CS2. Câu 20: Dioxin có phải là thành phần của chất da cam không? Dioxin không phải là thành phần của chất da cam. Chất da cam có chứa một lượng nhỏ dioxin là do trong quá trình sản xuất chất 2,4,5-T (chiếm 50% thành phần chất da cam) sinh ra tạp chất dioxin. Những năm 50 - 60 của thế kỉ 20, do công nghệ cũ nên trong một kg chất da cam sản xuất ra trung bình chứa 10 miligram (mg) dioxin. Vào những năm 70 và về sau, do cải tiến công nghệ sản xuất nên lượng tạp chất dioxin giảm đi đáng kể, xuống còn 0,1 mg trong một kg. Câu 21: Có thể nhận biết được dioxin trong chất da cam không? Có thể nhận biết được dioxin trong chất da cam, nhưng không phải bằng mắt thường, mà phải bằng phương pháp phân tích hiện đại trong các phòng thí nghiệm có thiết bị phân tích hiện đại và đội ngũ cán bộ khoa học chuyên môn cao. Phân tích dioxin là một công việc khó khăn, phức tạp với chi phí lớn. Việc phân tích dioxin trước năm 1995, chúng ta đều phải gửi ra nước ngoài với chi phí 1.000+1.500 USD cho một mẫu. Từ năm 1995 lại đây, trong nước đã có các phòng thí nghiệm phân tích dioxin với chi phí thấp hơn đáng kể so với gửi ra nước ngoài, chỉ khoảng từ 7+10 triệu đồng. Khác với chất da cam được sản xuất trong công nghiệp để sử dụng, dioxin không được sản xuất trong công nghiệp để sử dụng nên không có chuyện “hàng phi dioxin” như một số người lầm tưởng. Dioxin chỉ được điều chế một lượng rất nhỏ trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu và làm chất chuẩn phân tích. Câu 22: Dioxin có ở đâu trên thế giới? Trên thế giới, ở đâu có sản xuất và sử dụng các chất diệt cỏ chứa Clo trong nông nghiệp, có tại nạn hóa học ở những nhà máy sản xuất các chất này, có lò đốt rác thải thành phố, rác thải công nghiệp, rác thải y tế,... là ở đó có dioxin. Song lượng dioxin thải ra môi trường ở những nơi đó thấp hơn rất nhiều lần so với lượng dioxin ở Nam Việt Nam do Mỹ phun rải. Gần 95.000 tấn chất diệt cỏ, trong đó có tới 63.000 tấn chất da cam và một số chất khác chứa 366 - 650 kg dioxin. Câu 23: Ở Nam Việt Nam, dioxin có trong chất da cam khác gì với dioxin ở các nơi trên thế giới? Chất da cam được quân đội Mỹ sử dụng vào mục đích chiến tranh, nên mật độ phun rải ở Nam Việt Nam trung bình là ~37 kg/ha, gấp 17 lần liều sử dụng trong nông nghiệp. Hơn nữa, chất da cam do quân đội Mỹ phun rải ở Nam Việt Nam có chứa một lượng không nhỏ đồng phân độc nhất của dioxin (TCDD). Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy TCDD chiếm tỷ lệ rất cao: - Trong đất và trầm tích: 96-98% - Trong máu và sữa mẹ người bị nhiễm dioxin: 66% - Trong mô mỡ: 80 %. Tỷ lệ này ở các nước công nghiệp phát triển rất thấp: Trong đất: khoảng 11%, trong máu: 16%, trong sữa mẹ: 30%. Đây là một trong các chỉ số quan trọng để phân biệt dioxin từ nguồn chất da cam với dioxin từ nguồn khác. Câu 24: Dioxin có những tính chất gì? Dioxin là một chất rắn có các tính chất sau: - Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao; - Có áp suất hơi rất thấp; - Hầu như không tan trong nước (kị nước), tan tốt trong mỡ (ái mỡ) và các dung môi hữu cơ khác; - Có độ bền nhiệt rất cao, chỉ bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ trên 1.200 °C; - Không bị axit đặc cũng như kiềm đặc phân hủy; - Có khả năng bám dính tốt trên bề mặt các vật thể. Câu 25: Dioxin tồn tại trong môi trường dưới dạng nào? Trong không khí: nồng độ dioxin rất thấp, nó bám vào các hạt bụi lơ lửng và di chuyển theo chiều gió, phát tán đi các nơi, nồng độ bị loãng dần. Trong nước: vì hầu như không tan trong nước, nên nồng độ dioxin trong nước rất thấp, trong nước dioxin bám vào các hạt đất, bùn lơ lửng hay bám trên bề mặt các bộ phận thực vật như rễ bèo, rễ rau muống nước, củ sen... Trong đất và trầm tích: dioxin bám rất chắc vào mùn hữu cơ có trong đất và trầm tích (thường gọi là bùn sông, ao, hồ, biển). Một đặc điểm rất quan trọng của dioxin là tích tụ nhiều vào các loài động vật sống dưới nước, nhất là cá. Nồng độ dioxin trong cá có thể gấp hàng trăm nghìn lần hoặc cao hơn nữa so với nồng độ dioxin trong môi trường sống của chúng. Câu 26: Dioxin có phải là một chất cực độc hay không? Đúng vậy, dioxin là một loại chất cực độc, với liều lượng rất thấp cỡ 14 - 37 phần tỷ miligam trên 1 kg thể trọng trong 1 ngày (24 giờ) đã gây tác hại đối với con người. Vì vậy, năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với hệ số an toàn bằng 10, quy định liều phơi nhiễm cho phép là 1 - 4 phần tỷ miligam trên 1 kg thể trọng trong thời gian ngày (24 giờ). Ảnh hưởng của dioxin đối với con người phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng sau: liều phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm, độ tuổi (trẻ con, bào thai là những đối tượng nhạy cảm nhất đối với dioxin), cơ địa của người bị phơi nhiễm, chế độ và khẩu phần ăn (chủ yếu là thực phẩm động vật). Liều gây ung thư gan đối với chuột là 210 phần tỷ miligam trên 1 kg thể trọng trong 1 ngày (24 giờ). Liều gây chết một nửa số động vật thí nghiệm (kí hiệu là LD50) đối với khỉ là 70 phần nghìn mg trên 1 kg thể trọng. Câu 27: Dioxin tồn tại trong môi trường, con người, động vật có lâu không? Dioxin tồn tại trong môi trường, con người và động vật rất lâu với thời gian rất khác nhau. Thời gian để suy giảm một nửa lượng dioxin bị nhiễm ban đầu (gọi là thời gian bán phân hủy, được ký hiệu là T1/2) trong các đối tượng như sau: Câu 28: Hiện nay ở các vùng bị phun rải các chất diệt cỏ trong chiến tranh có còn dioxin không? Có đáng lo ngại không? Mặc dù dioxin khá bền vững, nhưng do tác động của điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta (ánh sáng mặt trời, độ ẩm...), dioxin vẫn bị phân hủy dần theo thời gian. Song chủ yếu là do mưa lũ nhiều năm đã cuốn trôi dioxin có trong các chất diệt cỏ ra sông rồi ra biển, nên hiện nay hàm lượng dioxin ở những vùng bị phun rải các chất diệt cỏ còn rất thấp, dưới nồng độ nguy hiểm đối với môi trường. Do đó không còn đáng lo ngại về dioxin trong môi trường ở những vùng đó. Câu 29: Tại sao gọi là các “điểm nóng” về dioxin? Hiện tại có bao nhiêu “điểm nóng” ở Việt Nam ? Điểm nóng dioxin là các khu vực hoặc vùng địa lý mà đất bị nhiễm dioxin có hàm lượng vượt quá nhiều lần nồng độ cho phép trong đất hay trầm tích. Các nghiên cứu của Bộ Quốc phòng từ năm 1993 đến 2003 cho thấy: đã phát hiện được 3 điểm nóng dioxin là các vùng đất nằm trong các sân bay: sân bay Đà Nẵng thuộc thành phố Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai và sân bay Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định. Đây là các khu vực trước đây quân đội Mỹ sử dụng làm nơi tàng trữ các chất diệt cỏ, nạp chất diệt cỏ lên máy bay để đi phun rải, rửa máy bay sau khi đi phun rải về và chứa vỏ thùng các chất diệt cỏ. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu những năm gần đây đã bổ sung thêm số liệu cho các điểm nóng này. Điểm nóng ở sân bay Đà Nẵng có diện tích đất khoảng 6 ha và diện tích hồ sen khoảng 7 ha. Điểm nóng ở sân bay Biên Hòa có diện tích đất khoảng 4 ha và diện tích các hồ khu vực sân bay khoảng 2 ha. Điểm nóng ở sân bay Phù Cát có diện tích đất khoảng 3.000m2. Câu 30: Các “điểm nóng”ở Việt Nam được xử lý như thế nào? Khi nào xong và có phải tiếp tục theo dõi, kiểm soát hay không? Từ năm 1993 đến nay, chúng ta đã tiến hành điều tra, xác định độ tồn lưu dioxin, mức độ và quy mô ô nhiễm dioxin, nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin đến con người khu vực quanh điểm nóng, tiến hành một số biện pháp ngăn chặn sự lan tỏa của dioxin ra môi trường như: bê tông hóa khoảng 8.000 m2 bề mặt khu nhiễm gần đường băng của sân bay Đà Nắng, xây dựng các hệ thống cống lọc chất độc ở cả 3 điểm nóng, nghiên cứu lựa chọn công nghệ khả thi để xử lý đất nhiễm dioxin trong điều kiện Việt Nam. Từ năm 2007, Bộ Quốc phòng đã bắt đầu tiến hành xử lý đất nhiễm dioxin tại điểm nóng ở sân bay Biên Hòa bằng phương pháp chôn lấp triệt để. Đến năm 2009, việc xử lý sẽ kết thúc. Dự kiến đến năm 2010 sẽ cơ bản xử lý xong các điểm nóng trên. Sau khi xử lý xong vẫn phải tiếp tục theo dõi, kiểm soát để bảo đảm an toàn cho môi trường và con người sống quanh khu vực đó. Câu 31: Xử lý các "điểm nóng" có tốn kém không? Tuỳ theo công nghệ xử lý được áp dụng mà chi phí cho việc xử lý các điểm nóng cao hay thấp. Song, nói chung chi phí xử lý đất nhiễm dioxin là khá cao. Ước tính để xử lý xong các điểm nóng theo phương pháp chôn lấp triệt để, chúng ta cần khoảng 53 triệu USD, tức là khoảng 850 tỷ đồng Việt Nam. Câu 32: Ta có hợp tác quốc tế trong việc xử lý này không? Những năm qua ta đã kêu gọi hợp tác và sẵn sàng hợp tác với các nước, các tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc nghiên cứu lựa chọn công nghệ khả thi để xử lý các điểm nóng về dioxin. Đã có một số nước và tổ chức tham gia hợp tác trong lĩnh vực này như: Cục Bảo vệ môi trường Mỹ, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP, qũy Ford, công ty Hatfield (Canada), Cộng hòa Séc, Nhật Bản... Bước đầu, các tổ chức này tham gia vào công tác điều tra, khảo sát bổ sung đánh giá độ tồn lưu dioxin ở một số khu vực, hỗ trợ kinh phí để ta tiến hành một số biện pháp trước mắt nhằm hạn chế sự lan tỏa của dioxin ra môi trường ở sân bay Đà Nắng. Câu 33: Dioxin từ các "điểm nóng" có thể lan truyền ra các khu vực lân cận hay không? Lan truyền bằng đường nào? Có thể giảm thiểu sự lan truyền này không? Bằng cách nào? Dioxin từ các điểm nóng có thể lan truyền ra các khu vực lân cận. Sự lan truyền chủ yếu theo đường nước mưa bào mòn và cuốn trôi đất nhiễm dioxin ra ao hồ, sông suối và xa hơn nữa là ra biển. Ngoài ra dioxin còn có thể lan truyền trong không khí do gió cuốn bụi nhiễm dioxin từ vùng ô nhiễm. Có thể giảm thiểu sự lan truyền dioxin ra các khu vực lân cận bằng một số biện pháp như: che đậy bề mặt khu nhiễm bằng các vật liệu như bê tông, cát, đất sét, bentonit; xây dựng hệ thống cống lọc chứa than hoạt tính để hấp phụ chất độc và dioxin ngăn nước mưa từ khu nhiễm chảy ra môi trường. Câu 34: Khi được cảnh báo về những điểm nhiễm dioxin cao, những người sống quanh đó phải làm gì để hạn chế sự phơi nhiễm dioxin ? Để hạn chế sự phơi nhiễm dioxin khi được cảnh báo về những điểm có dioxin cao, những người sống quanh đó phải: - Tránh tiếp xúc trực tiếp với khu vực nhiễm; - Không nuôi, trồng trên đất và ao hồ tại khu nhiễm và vùng lân cận như: không nuôi cá, thả vịt tại các ao hồ ở khu nhiễm, không chăn thả trâu bò ăn cỏ trên khu đất nhiễm...; - Không ăn các con vật đánh bắt được tại khu nhiễm và vùng lân cận; - Nếu sử dụng nước sinh hoạt khai thác từ giếng đào hoặc giếng khoan thì phải lọc qua cát và than hoạt tính; - Định kỳ kiểm tra sức khỏe. II. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN LÊN MÔI TRƯỜNG Câu 35: Chất độc da cam/dioxin ảnh hưởng tới đất nông nghiệp như thế nào? Chất độc da cam/dioxin ảnh hưởng trực tiếp đến đất nông nghiệp, làm cây chết ngay hay không thể phát triển được. Với hàm lượng cao vi sinh vật bị chết, số lượng các vi sinh vật đất giảm làm đất kém màu mỡ. Sự trao đổi chất của các cơ thể sinh vật sống trong đất giảm, năng suất cây trồng nông nghiệp kém hiệu quả. Câu 36: Có nên trồng cây nông nghiệp trận đất nhiễm dioxin không? Tại các vùng đất có độ tồn lưu dioxin trên ngưỡng 250 ppt thì không nên trồng cây nông nghiệp. Nếu trồng, cây có thể vẫn mọc và cho quả, nhưng khi canh tác, thu hoạch và chế biến, do sơ suất có thể dẫn đến tiếp tục phát tán dioxin gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một số nước phát triển qui định ngưỡng dioxin cho đất sản xuất nông nghiệp là 250 ppt và phi nông nghiệp là 1.000 ppt. Nếu đất có độ tồn lưu dioxin dưới ngưỡng 250 ppt thì có thể sử dụng để sản xuất nông nghiệp. Câu 37: Dioxin tích tụ ở tầng nào của đất? Dioxin thường tích tụ ở tầng mặt của đất (từ 0 - 40 cm). Tuy nhiên, trên thực tế ở những “điểm nóng”, dioxin có thể di chuyển xuống tầng đất sâu hơn. ở vùng trũng và ao hồ, dioxin tích tụ ở tầng đáy và bám vào những rễ, mặt dưới lá cây thủy sinh. Câu 38: Dioxin có tồn lưu cao trong môi trường nước không? Hiện nay dioxin còn tồn tại trong môi trường nước ở các vùng bị rải chất độc da cam/dioxin không? Vì dioxin rất khó hòa tan trong nước nên không có tồn lưu dioxin cao trong môi trường nước. Nước suối trong rừng hiện nay ở các vùng bị rải trước kia có thể sử dụng được nếu xét theo khía cạnh nhiễm dioxin, tuy nhiên các chất khác và các yếu tố khác có thể làm nước không uống được. Câu 40: Khi phun rải xuống các vực nước, chất độc da cam/dioxin sẽ vận chuyển như thế nào? Khi phun rải vào các vực nước, chất độc da cam/dioxin sẽ vận chuyển theo quy luật chung sau đây: + Nếu là vực nước đứng, không chảy: chất độc sẽ lắng đọng xuống đáy tích tụ ở lớp bùn và các chất lơ lửng bám ở thực vật, lâu dài có thể sẽ theo dòng nước ngầm chảy ra sông suối rồi ra biển. + Nếu là nước chảy, chúng sẽ được vận chuyển cùng dòng nước, nhanh hay chậm tùy theo địa hình Câu 41: Vì sao Mỹ sử dụng chất độc da cam/dioxin để phá rừng trong chiến tranh ở Việt Nam? Vì rừng là căn cứ địa của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã dùng chất độc da cam/dioxin nhằm phá rừng, tìm và diệt căn cứ cách mạng, ngăn chặn các cuộc hành quân của bộ đội và hủy hoại hoa màu. Từ năm 1961 đến 1971 rừng nội địa và rừng ngập mặn là đối tượng chính bị tác động nặng nề nhất. Trên 80% tổng số phi vụ rải chất độc da cam/dioxin của các chiến dịch được tiến hành trên lãnh thổ có rừng với tổng diện tích bị rải chất độc là 3,06 triệu ha trong đó: - Diện tích rừng nội địa là: 2,9 triệu ha; -Diện tích rừng ngập mặn là: 0,16 triệu ha. Câu 42: Chất độc da cam/dioxin đã ảnh hưởng tới rừng như thế nào? Chất độc da cam/dioxin đã để lại hậu quả tức thời và lâu dài đối với các hệ sinh thái rừng: Hậu quả tức thời: trên 3,060 triệu ha rừng bị tàn phá ở các mức độ khác nhau, làm mất đi 112 triệu m3 gỗ. Ngoài ra nhiều nguồn tài nguyên lâm sản khác như: cây thuốc, song mây, dầu nhựa, thú rừng bị tiêu diệt. Hậu quả lâu dài: Hệ sinh thái rừng bị thay đổi, đất rừng bị xói mòn. Cỏ tranh, tre nứa, cây bụi xâm lấn và thay thế cây rừng. Môi trường rừng xấu đi, gây trở ngại khó khăn cho rừng tái sinh phục hồi. Đặc biệt rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 hệ sông bị tàn phá đã gây ra nhiều lũ lụt cho vùng hạ lưu. Câu 43: Những địa phương nào có rừng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chất độc da cam/dioxin? Trong chiến tranh chống Mỹ, hầu hết các tỉnh thành từ Quảng Trị tới Cà Mau bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin với các mức độ khác nhau: +An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang bị rải dưới 10% diện tích. + Đắc Lắc, Lâm Đồng, Hậu Giang, Long An, Gia Lai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thuận Hải, Minh Hải, Cửu Long bị rải từ 10% - 20% diện tích. + Quảng Ngãi, Bến Tre, Phú Yên, Quảng Trị, Bình Định bị rải từ 20% - 30% diện tích. + Thừa Thiên-Huế, Tây Ninh bị rải từ 40% - 50% diện tích. + Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai bị rải trên 50% diện tích. Rừng bị hủy hoại nhiều nhất thuộc các vùng sau: + Vĩ tuyến 17 tỉnh QuảngTrị. + Dọc biên giới Việt-Lào có đường mòn Hồ chí Minh từ Quảng Trị tới Kon Tum (Hương Hóa, A Lưới, Sa Thầy, DakLây,...). + Vùng Đông Nam bộ (Chiến khu C, chiến khu D, Bời Lời, Tam giác Sắt...). + Năm Căn - tỉnh Cà Mau. + Cần Giờ -thành phố Hồ Chí Minh. Câu 44. Nguyên tắc chọn loại cây trồng rừng trên vùng đất bị hủy hoại? Phù hợp với điều kiện khí hậu (để cây sống) và thích nghi với điều kiện lập địa đất đai (quyết định sức sinh trưởng hay năng suất cây trồng). Nguyên tắc này là cơ sở quan trọng nhất hình thành nên các kiểu rừng tự nhiên và cơ sở chọn cây trồng rừng. Ngoài ra chú ý tới loại cây rừng sinh trưởng nhanh, có khả năng cải tạo đất, sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế cho người lao động, có nguồn giống và kỹ thuật không phức tạp. Đối tượng lựa chọn: là các loài cây gỗ để sau khi trồng sẽ tạo thành rừng. Mục tiêu lựa chọn: - Phục hồi sinh thái rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc tại các vùng do chiến tranh tàn phá trước đây. -Trồng rừng lấy gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Với hai mục tiêu trên, chỉ tập trung vào những cây thân gỗ trồng thành quần thể rừng (có chiều cao >5m, có khả năng hình thành tầng tán...) nhằm từng bước phục hồi tiểu khí hậu, đất đai và các quần thể sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật...). Câu 45. Chi phí cho công tác trồng rừng trên vùng bị rải chất độc? Chi phí trồng rừng cho 1 ha (trồng năm 2002). Nếu trồng rừng thâm canh có bón phân trên 10 triệu đồng/ha. Mô hình: Keo lá tràm. Mật độ trồng: 2000 cây/ha 5-7 triệu đồng/ha. Trồng cây bản địa khoảng 13-15 triệu đồng/ha. Chi phí cho công tác trồng rừng trên vùng bị rải chất độc hóa học phụ thuộc vào mục đích trồng rừng, điều kiện tự nhiên, loài cây trồng và kỹ thuật trồng và thời giá. Câu 46. Trồng rừng trên vùng bị rải CĐHH gặp khó khăn gì? Hiện trường rộng, còn nhiều tàn dư của chiến tranh như bom, đạn chưa nổ, các hóa chất độc... do đó xử lý thực bì khó khăn ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Ngoài ra việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp cũng gặp khá nhiều khó khăn. Câu 47. Phục hồi rừng sau chiến tranh hóa học bằng cách nào? Rừng có tự phục hồi được không? Có 2 con đường phục hồi rừng sau chiến tranh hóa học: - Phục hồi rừng tự nhiên: nhằm lợi dụng cây tái sinh tự nhiên có sẵn trong rừng, chăm sóc nuôi dưỡng dần dần lớn lên góp phần phục hồi rừng. Phương thức này chỉ áp dụng ở nơi bị ảnh hưởng nhẹ của chất độc hóa học, còn có tán rừng, có cây mẹ. Tuy nhiên đòi hỏi thời gian dài nhưng ít tốn kém. - Phục hồi rừng nhân tạo: Trồng lại rừng là cách phục hồi nhanh nhất áp dụng chủ yếu những nơi bị rải nặng nề, hiện trạng có ưu thế là cỏ Mỹ, cỏ tranh, lau chít, chè vè, không có cây gỗ tái sinh, khả năng tự phục hồi rất khó khăn. Đòi hỏi đầu tư kinh phí và công sức lớn. Câu 48: Chất độc nào đã làm cây chết trong chiến tranh hóa học? Chất độc da cam/dioxin sử dụng trong trong chiến dịch Ranch Hand và trong suốt cuộc chiến tranh tại miền Nam bản chất là 2,4,5-T và 2,4-D có tác dụng làm rụng lá được sử dụng với nồng độ cao gấp hàng chục lần liều sử dụng để diệt cỏ trong nông nghiệp. Hơn thế nữa, các chất này được rải đi rải lại nhiều lần theo các chu kỳ đã được nghiên cứu rất kỹ đã làm cho đa số cây trong rừng ở các tầng khác nhau bị rụng lá hoàn toàn. Kết quả là cây không còn khả năng trao đổi chất và chết. Các loại bom, đạn, bom napan cùng với chất độc hóa học tiếp tục tàn phá rừng, tạo nên cháy rừng và môi trường rừng hoàn toàn bị thay đổi. Câu 49: Những loài cây nào sống sót được sau chiến tranh hóa học? Hàng trăm loài cây rừng bị chết sau chiến tranh hóa học bao gồm các đại diện chính sau: cây Đước (Rhizophora apiculata), Vẹt đen (Bruguiera sexangula), Bần chua (Sonneratia caseolaris)... của rừng ngập mặn. Một số loài trong rừng nội địa như sến mủ (Shorea cochinchinensis), Chai (Shorea thorelii), Kiền kiền (Hopea pierrei), Thông nàng (Podocarpus imbricatus). Chỉ có một số ít loài cây có khả năng chống chịu được với chất độc điển hình như: cây Kơnia (Irvingia malayana), cây Cám (Parinari annamensis)... Câu 50: Bao nhiêu diện tích rừng ngập mặn đã bị rải chất độc da cam/dioxin ? Diện tích rừng ngập mặn ở Nam bộ bị rải là 160.000 ha, trong đó có 36.000 ha ở khu Rừng Sát (Đông Nam bộ), 50.000 ha ở Đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau là 74.000 ha. Câu 51: Ở những địa phương nào, rừng ngập mặn bị ành hưởng nặng nề nhất? Hai vùng bị rải chất độc da cam/dioxin bị ảnh hưởng nặng nề nhất là: khu Rừng Sát và mũi Cà Mau. Quân đội Mỹ đã tiến hành 299 lần rải với 927.116 ga lông (1 ga lông = 3,78 lít) chất độc da cam/dioxin lên khu Rừng Sát. Từ năm 1966 đến 1970, rừng ngập mặn ở Cà Mau đã bị rải 669.548 ga lông chất độc dacam/dioxin. Câu 52: Bao nhiêu gỗ của rừng ngập mặn bị thiệt hại tức thời do chất độc da cam/dioxin gây ra? Rừng ngập mặn có nhiều loài cây cho gỗ tốt như: đước, vẹt, cóc. Số lượng gỗ bị thiệt hại tức thời là 21.958.506 m3 gỗ tốt, trong đó khu vực Rừng Sát bị mất 1.979.639 m3, rừng ngập mặn Cà Mau mất 19.978.867m3. Số gỗ kém giá trị hơn tập trung ở khu Rừng Sát thuộc Cần Giờ bị mất là 88.935 m3 và Đồng bằng sông Cửu Long là 2.420.040 m3. Câu 53: Những loài cây nào trong rừng ngập mặn sống sót sau chiến tranh hóa học? Vùng rừng ngập mặn sau khi bị rải 2 lần trở lên thì tất cả các loài cây đều bị rụng lá. Sau một thời gian thì loài giá tái sinh, đặc biệt cây chà là tái sinh mạnh bằng chồi gốc, cây mắm trắng cũng có thể tái sinh tự nhiên, còn các loài cây khác đều bị chết. Câu 54: Chất độc da cam/dioxin tác động đến rừng ngập mặn như thế nào? Rừng ngập mặn là một trong những rừng bị thiệt hại nặng nề nhất do tác động của chất độc da cam/dioxin. Khi mất rừng, đất bị biến thành đất chua mặn không có loại cây trồng nào có thể sống được; các động vật ở nước, đặc biệt là các loài hải sản giảm mạnh vì mất nơi sinh sống, nơi nuôi dưỡng Câu 55: Những loài cây ngập mặn nào nhạy cảm với chất độc da cam/dioxin? Trong số cây ngập mặn có các loài bần như bần chua, bần trắng, bần ổi là những loài cây nhạy cảm nhất đối với chất độc da cam/dioxin. Cây bần héo lá rồi rụng. Các loài cây ngập mặn đều chết sau từ 2 đến 4 lần bị rải chất độc da cam/dioxin. Câu 56: Có nên sử dụng các sản phẩm của rừng bị nhiễm độc không? Sử dụng các sản phẩm từ rừng bị rải chất độc cần được chú ý làm sạch và bóc vỏ. Vì thành phần của chất độc hóa học chủ yếu là 2,4,5-T và 2,4-D chứa 2,3,7,8-TCCD và 1,2,3,7,8-PeCDD và một số chất chứa vòng thơm khác tồn tại trong môi trường, thời gian bán hủy rất khác nhau từ vài tháng đến hàng trăm năm. Tuy nhiên hầu như cây cối không hấp thụ các chất trên. Chỉ có rất ít cây thuộc họ bầu bí có khả năng hấp thụ dioxin và các chất tương tự dioxin, tích tụ tại ngọn của cây. Dioxin có thể cùng với đất mùn đeo bám vào rễ, vỏ ngoài của của các loại củ. Câu 57: Những loài cây gỗ nào có khả năng trồng lại ở những vùng bị rải chất độc da cam/dioxin ? Các loài cây để trồng lại rừng rất đa dạng. Hiện tại, tùy điều kiện tự nhiên của từng vùng bị rải chất độc da cam/dioxin nhân dân đã chọn lựa trồng lại các loài như sau: Thông 3 lá (Pinus khasya),Thông 2 lá (Pinus merkusiana), Keo lai (Acacia hybrid), Keo tai tượng (Acacia mangium), Bạch đàn trắng (Eucaluptus camaldulensis), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Dầu song nàng (D.dyeri), cây Quế (Cinnamomum cassia), cây Đước (Rhizophora apiculata), cây Cao su, cây Điều. Câu 58: Dioxin có gây hại đối với thực vật không? Vì sao? Dioxin không phải là một độc tố đối với thực vật nên không thấy tài liệu khoa học nào nói về tác hại của dioxin đối với thực vật. Đại bộ phận thực vật không hút dioxin trong đất để chuyển lên cây, lá và quả vì thực tể dioxin không tan trong nước lại bám rất chắc vào mùn hữu cơ trong đất. Ngoại trừ các cây họ bầu bí có thể hút được dioxin trong đất và chỉ tích tụ ở ngọn. Cây chết do lá bị rụng bởi 2,4,5-T và 2,4-D Câu 59: Chất độc da cam/dioxin có ảnh hường tới động vật hoang dã không? Có. Vì chất độc này đã làm hủy hoại hầu như hoàn toàn thảm thực vật rừng, cấu trúc rừng bị phá vỡ, môi trường rừng hoàn toàn thay đổi. Môi trường sống của các loài động vật hoang dã không còn, chúng không thể sống, tồn tại và phát triển. Nguồn nước bị nhiễm chất độc da cam/dioxin khiến các loài cá, tôm cua, ếch nhái, thú rừng uống nước nhiễm độc cũng bị chết. Chất độc da cam/dioxin đã phá vỡ từng mắt xích thức ăn trong chuỗi dinh dưỡng của động vật ở những nơi nồng độ thấp, phá hủy hoàn toàn chuỗi thức ăn ở những nơi có nồng độ cao. Chính sự phá vỡ ấy làm ảnh hưởng gián tiếp đến cấu trúc thành phần loài và số lượng cá thể cùa các loài động vật. Câu 60: Tại sao cũng không thấy các loài thú lớn, thú linh trưởng xuất hiện khi chất độc da cam/dioxin không còn tồn lưu trong rừng? Các chất độc da cam/dioxin hiện nay không còn ở mức nguy hiểm. Tuy nhiên, ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam/dioxin, các loài động vật cỡ lớn như bò tót, nai, hổ, báo, vượn, khỉ... rất ít gặp. Hiện nay tại các vùng này chỉ gặp các loài thú nhỏ có tuổi thọ thấp như các loài chuột, chồn... Một số động vật hoang dã không thể tồn tại và phát triển trong khu vực bị rải chất độc da cam/dioxin vì các vùng này trở nên hoang tàn, hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới đã hoàn toàn biến mất, nơi sống thích hợp cho các loài này không còn nữa. Vẫn nói trước kia là rừng rậm thì nay biến thành hệ sinh thái cây bụi như chít (Thysanolaena), chè vè (Miscantus gaponica), lau sậy (Shaccarum), sim, mua (Melastoma), cỏ tranh (Imperata Cylindrica), cỏ Mỹ (Pennisetum polystachyon). Sự hồi phục lại thảm rừng như trước đây đòi hỏi thời gian khá dài vì lớp đất bề mặt đã bị xói mòn rửa trôi, đất đai khô cằn, nguồn giống cũng không còn. Vì vậy sự xuất hiện trở lại của các loài thú lớn, chim thuộc diện quý hiếm là rất ít. Câu 61: Tại khu rừng vùng Mã Đà - thuộc tỉnh Đồng Nai cho đến nay vẫn không thấy xuất hiện các loài động vật thuộc diện quý hiếm có giá trị kinh tế cao, có phải do ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin không? Đúng vậy, tại các khu vực này đã từng có sự hiện hữu các loài động vật thuộc diện quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như: Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos banteng), Trâu rừng (Bubalus bubalis), Nai (Cervus unicolor), Hổ (Panthera tigrís), Báo hoa mai (Pauthera pardus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Vượn (Nomasus gabrielae), Vọc, Khỉ, Công (Pavomuticus), Gà tiền mặt đỏ (Polylectron germani), Trĩ sao (Rheinartia ocellata). Các loài Trăn, Rắn, Rùa, Tắc kè... Sau 36 năm rừng bị rải chất độc da cam/dioxin không thấy xuất hiện ở các khu vực đã bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin nặng nề như rừng Mã Đà - Đồng Nai... không thấy xuất hiện các loài thú, chim nói trên. Trước kia tại đây đã có 55 loài thú, thuộc 22 họ, 40 giống, nằm trong 8 bộ và đến nay chỉ còn lại 31 loài thú, thuộc 22 giống, 20 họ. Như vậy, do chất độc da cam/dioxin, rừng Mã Đà mất đi 18 giống tức là đã giảm 50% số giống thú, mất đi 24 loài giảm 56,3% loài, và giảm 2 họ (9%). Những giống loài thường gặp hiện nay đều thuộc nhóm động vật phổ biến. Câu 62: Có phải do ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin mà tại thung lũng Asor, A Lưới tỉnh Thừa Thiên-Huế cho đến nay vẫn vắng bóng loài thú lớn? Thừa Thiên-Huế liền kề biên giới Việt-Lào, là nơi được đánh giá có sự đa dạng sinh học cao. Đặc biệt đối với các loài chim và thú rừng có giá trị kinh tế thuộc diện qúy hiếm, có tới 50 loài thú chưa kể bộ Dơi (Chiroptera). Hơn 40 mươi năm sau khi chất độc da cam/dioxin được rải xuống vùng này nhân dân không còn gặp bất cứ loài thú lớn nào. Câu 63: Khi trong rừng không còn các loài thú linh trưởng (khỉ, voọc, vượn, các loài sóc), các loài chim thì việc tái sinh rừng tự nhiên cũng bị ảnh hưởng? Tại sao? Các cây rừng và các loài động vật sinh sống trong rừng có mối quan hệ qua lại hết sức chặt chẽ và phức tạp, tạo nên sự cân bằng của hệ sinh thái rừng. Cây rừng là nguồn thức ăn, là nơi trú ẩn của các loài động vật, ngược lại các loài cây rừng để phát triển một cách thuận lợi cần có các loài động vật. Các loài côn trùng, nhiều loài chim giúp cây rừng thụ phấn hoa; nhiều loài chim, sóc, chồn, khỉ phát tán hạt cây rừng. Động vật đào bới làm xốp đất, cung cấp nguồn phân bón quan trọng cho cây... Chất độc da cam/dioxin đã giết chết cây rừng, các động vật rừng bị mất nơi cư trú và nguồn thức ăn đã chết hoặc di chuyển đi đến nơi khác. Như đã nói ở trên, động vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các loài thực vật. Muốn phục hồi rừng đã bị chất độc da cam/dioxin phá hủy thì phải bảo vệ các động vật còn lại trong rừng. Câu 64: Tại sao trong các khu rừng bị rải chất độc da cam/dioxin, các loài thú như nai, bò rừng, hoẵng, lợn rừng bị biến mất thì các loài thú ăn thịt lớn như hổ, báo cũng vắng bóng? Các loài thú như nai, hoẵng, lợn rừng là thức ăn chính của các loài thú ăn thịt lớn như hổ, báo. Chất độc da cam/dioxin đã làm suy giảm số lượng các loài thú ăn thịt lớn nguyên nhân là do các động vật là con mồi đã bị tuyệt chủng hoặc tồn tại với số lượng rất thấp không đủ cung cấp thức ăn cho chúng sinh sôi và phát triển. Điều này đã từng xảy ra ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam/dioxin như: vùng Mã Đà (Đồng Nai), đồi Sặc Ly (Kon Turn), A Lưới (Thừa Thiên-Huế). Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa các chuỗi dinh dưỡng tự nhiên trong các hệ sinh thái. Câu 65: Theo Chính quyền Mỹ thì chất độc da cam/dioxin chỉ là chất diệt cỏ, tại sao các quần thể động vật hoang dã lại bị chết? Rừng là nơi sinh sống và cung cấp thức ăn cho tất cả các loài động vật trong rừng. Rừng càng phong phú thì các loài động vật càng nhiều, khi rừng bị suy thoái bởi chất độc da cam/dioxin thì động vật càng nghèo đi. Mức độ suy thoái càng cao thì số loài động vật càng ít. Thực chất chất độc da cam/dioxin không chỉ đơn thuần là chất diệt cỏ mà là chất độc hóa học hủy diệt hệ thực vật của rừng, mà thực vật lại là thức ăn cho nhiều loài động vật. Câu 66: Dioxin có tồn lưu trong động vật ờ những nơi bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không? Như đã đề cập ở trên, động vật ăn các thức ăn có nhiễm dioxin sẽ không chết do hàm lượng nhỏ, nhưng nếu cứ ăn liên tục và nguồn nhiễm vẫn còn thì dioxin sẽ được tích tụ ngày càng nhiều ở mô mỡ của động vật. Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện dioxin tồn tại trên mức cho phép trong mỡ của cá, rùa, lươn... ở những nơi bị nhiễm ô nhiễm nặng chất độc da cam/dioxin (đặc biệt ở các các điểm nóng như ở ĐàNẳng, Biên Hòa, ASo). Câu 67: Vi sinh vật và nấm có bị ảnh hưởng bởi chật độc da cam/dioxin không? Vi sinh vật, trong đó có nấm bị ảnh hưởng do tiếp xúc trực tiếp với chất độc da cam/dioxin. Các cơ thể vi sinh vật và nấm tuy dễ thích nghi với sự thay đổi của điều kiện sống hơn các cơ thể bậc cao, nhưng khi lượng chất độc da cam/dioxin trong đất lớn thì đa số vi sinh vật và nấm đều bị chết, số còn lại thích nghi dần và có loài đã bị đột biến, nếu chúng sử dụng được nguồn đường hay các nguồn cacbon khác có trong môi trường để sinh trưởng và phát triển thì chúng lại có khả năng phân hủy các chất độc. Tuy nhiên chất độc da cam/dioxin đã làm giảm số lượng vi sinh vật đất, giảm sự đa dạng về chủng loài. Nấm bị ảnh hưởng nhiều hơn so với vi khuẩn vì chúng là cơ thể đa bào. Câu 68: Vi sinh vật đóng vai trò như thế nào đối vời hệ sinh thái bị rải chất độc da cam/dioxin ? Vi sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái, số lượng và thành phần loài của chúng là chỉ thị cho sự màu mỡ và độ phì nhiêu của đất. Khi chất độc da cam/dioxin tiếp xúc với vi sinh vật đất và bùn đã làm số lượng vi sinh vật giảm rất lớn, thay đổi thành phần loài kéo theo sự thay đổi sinh thái rừng. Câu 69: Trong c&aa...
Tham Khảo
Từ xa xưa ông cha ta đã dạy rằng thiên nhiên là bạn của con người. Chúng ta sống lao động và nghỉ ngơi đều dựa vào thiên nhiên. Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của thiên nhiên mà nhất là cây cối đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cây cối không chỉ mang theo cơn gió mát lành thổi bay cái nóng, điều hòa bầu không khí mà nó còn mang đến cho con người một nguồn sinh thái dồi dào.
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta tự hào là một đất nước “rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu” đó chính là phần quà vô giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thành phần để tạo nên thiên nhiên đó thì rừng chính là một trong những quà tặng vô cùng có ý nghĩa đối với cuộc sống. Vậy thì rừng là gì?
Rừng là tập hợp một quần thể sinh địa trong đó có rất nhiều những sinh vật, cây cối, động vật…. Rừng, khí hậu và đất có một mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ với nhau. Chẳng phải thế mà có nhạc sĩ đã từng viết:
“Chuyện trăm năm ân tình cây và đất
Cây bám rễ sâu, đất ôm chặt tận đáy lòng”
Cây xanh có vai trò to lớn đối với cuộc sống con người, với môi trường sống xung quanh ta. Không chỉ có vai trò tạo bóng mát, làm đẹp môi trường đô thị mà nó còn giúp điều hòa khí hậu khiến cho bầu không khí trở nên thanh sạch, trong lành.
Bạn hãy thử tưởng tượng nếu một ngày cuộc sống của chúng ta không còn cây xanh thì sẽ ra sao? Cả ngày chỉ biết làm việc với máy điều hòa, với sóng wifi, với máy tính…. thử hỏi con người sẽ tồn tại thế nào?
Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa chóng mặt như hiện nay có lẽ sẽ chẳng lâu đâu con người sẽ trở nên mệt mỏi và bệnh tật. Cây xanh mất đi đồng nghĩa với việc sẽ chỉ còn không khí bụi bặm, ô nhiễm, nắng mưa thất thường, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Và nói một cách khác đi trực tiếp hơn thì cuộc sống của chúng ta sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Cuộc sống của con người chưa bao hoàn hảo khi nó chỉ được quyết định bằng yếu tố vật chất mà còn ảnh hưởng bởi những điều kiện khách quan khác. Trong đó cảnh quan môi trường sống chính là một yếu tố cần và đủ. Thế nhưng con người ta chúng ta lại đang tác động nghiêm trọng đến sinh thái mà điển hình là cây cối xung quanh. Khi mà càng ngày số lượng cây xanh chúng ta càng giảm đi rõ rệt do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, do cháy rừng,…. Và chính những việc làm đó đã gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà đồng bào ta đang phải oằn mình chống chọi từng ngày.
Chắc hẳn vẫn còn dư âm đâu đó của trận lũ quét lịch sử, của cơn địa chấn xói mòn sạt lở đất đai vùng đầu nguồn… nó không chỉ khiến thiệt hại về vật chất lên tới hàng tỉ đồng mà nó còn mang đến những nỗi đau day dứt về con người. Nguyên nhân là do đâu? Là do việc chặt phá rừng bừa bãi khiến cho đất bị xói mòn, rửa trôi tạo thành khe rãnh khi lũ quét về không có gì chống đỡ mà thành. Những trận bão cát phá hoại mùa màng vì rừng đầu nguồn đã bị chặt phá, đất mặt đã bị rửa trôi khiến cho vùng canh tác trở nên cằn cỗi, khô cằn….
Không chỉ có vai trò bảo vệ đất chống lũ quét, sạt lở rừng còn là nơi trú ngụ của rất nhiều loài động vật quý hiếm. Mỗi cánh rừng lại được chia ra rất nhiều tầng độ cao thích hợp với những loài sinh vật khác nhau. Nhưng tựu chung lại những động vật như nai, hươu, sóc, chồn, chim muông, hổ, báo, vượn…. đều chọn rừng là nơi trú ngụ cung cấp nguồn sống cho mình. Rồi những loài thực vật quý hiếm trăm tuổi như đinh, lim, sến, táu… hay các loại thuốc quý đều ở rừng mà ra.
Ngoài ra rừng cũng là nơi cung cấp nguồn nhiên liệu dồi dào cho các hoạt động công nghiệp như chế biến gỗ, sản xuất giấy…. Rừng cũng là một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn mà con người muốn khai thác. Chúng ta tự hào với những cánh rừng U Minh rộng lớn thì giờ đây cả trăm hecta rừng đã bị cháy rụi thiệt hại không chỉ hàng trăm tỉ đồng về của mà hơn thế nó còn khiến cho môi trường sinh thái của chúng ta bị xáo trộn.
Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đang kêu gọi bảo vệ rừng nguồn tài nguyên vô giá của sự sống. Bằng chứng là hội nghị chống biến đổi khí hậu COP khuyến khích trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn. Hay các hội nghị trong nước Đảng và Chính phủ đã có biện pháp quản lý chặt chẽ việc khai thác rừng kết hợp với tái tạo rừng.
Hiểu biết về rừng chính là cách nhanh nhất để con người thay đổi hành vi của mình giúp bảo vệ môi trường thiên nhiên một cách tốt nhất. Hãy hành động ngay vì cuộc sống và tương lai thế hệ sau này, bảo vệ rừng chính là bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.
Tham khảo
Để làm nên thành công của đoạn văn tác giả đã sử dụng rất linh hoạt biện pháp tu từ nhân hóa. Tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ con người để gắn cho loài ong. Từ đó loài ong trở nên sinh động hơn, có hồn như một thực thể con người.
Gia đình