Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo :
Đà Nẵng là một thành phố đẹp ở miền trung Việt Nam. Vì có khí hậu nhiệt đới mà Đà Nẵng nóng ẩm quanh năm. Đây là một trong những điểm du lịch thu hút du khách nước ngoài nhiều nhất. Đà Nẵng rất nổi tiếng với dịch vụ du lịch. Có khu du lịch Bà Nà Hill ở trên đỉnh núi. Giữa trung tâm thành phố có rất nhiều cây cầu. Cầu nổi tiếng nhất là cầu Sông Hàn, cây cầu quay đầu tiên của Việt Nam và cầu Rồng. Những cây cầu độc đáo này là niềm tự hào của người dân địa phương. Đà Nẵng có rất nhiều bãi biển và hang động đẹp. Thành phố này cũng có rất ẩm thực truyền thống khiến du lịch khen ngợi và nhớ về. Người dân nơi đây vô cùng tốt bụng, hào phóng và hiếu khách. Đây là thành phố đáng sống nhất Việt Nam theo các tờ báo nước ngoài.
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Bài viết tham khảo – giới thiệu về thủ đô Hà Nội
Mỗi lần nghe người ta nhắc về hai từ thủ đô Hà Nội, lòng em lại thấy xao xuyến lạ. Bởi đây là thành phố mà em yêu nhất. Ban ngày, Hà Nội tấp nập lắm. Những dòng xe nối tiếp nhau trên đường như con sông đang chảy dài vô tận. Những hàng cây hoa sữa, xà cừ, bằng lăng… xanh mát, lặng yên canh giữ đường phố. Tối đến, Hà Nội chìm ngập trong ánh sáng lấp láp của đèn đêm. Người dân Hà Nội thanh lịch, thân thiện. Quê hương Hà Nội của em đẹp biết nhường nào!
Truyền thống trường có thể là tham gia những kì thi nào hằng năm, truyền thống hiếu học, truyền thống tài năng, truyền thống chọn thủ lĩnh,...
Việc mà cần làm tìm hiểu về những truyền thống đó ở các mặt tích cực và hạn chế, tìm cách tham gia duy trì phát huy và sáng tạo đổi mới.
+ Vịnh Hạ Long- Quê hương em thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 180 km
+ Dù có diện tích không lớn nhưng Vịnh Hạ Long sở hữu khoảng 1.600 hòn đảo đá vôi và đảo nhỏ.
+ Các đảo lớn và nhỏ với các hang động bị phong hóa đều là những nơi tuyệt đẹp và hấp dẫn khách du lịch.
+ Nằm bên đảo là những bờ biển tuyệt đẹp, với làn nước ngọc lục bảo trong xanh vỗ về trên bãi cát trắng mịn.
+ Cách duy nhất để khám phá toàn bộ Vịnh Hạ Long là tự mình du ngoạn trên những hòn đảo xanh biếc.
+ Ngoài ra nếu được ngắm khung cảnh mặt trời mọc và lặn thì rất tuyệt.
tham khảo :
Đà Nẵng là một thành phố đẹp ở miền trung Việt Nam. Vì có khí hậu nhiệt đới mà Đà Nẵng nóng ẩm quanh năm. Đây là một trong những điểm du lịch thu hút du khách nước ngoài nhiều nhất. Đà Nẵng rất nổi tiếng với dịch vụ du lịch. Có khu du lịch Bà Nà Hill ở trên đỉnh núi. Giữa trung tâm thành phố có rất nhiều cây cầu. Cầu nổi tiếng nhất là cầu Sông Hàn, cây cầu quay đầu tiên của Việt Nam và cầu Rồng. Những cây cầu độc đáo này là niềm tự hào của người dân địa phương. Đà Nẵng có rất nhiều bãi biển và hang động đẹp. Thành phố này cũng có rất ẩm thực truyền thống khiến du lịch khen ngợi và nhớ về. Người dân nơi đây vô cùng tốt bụng, hào phóng và hiếu khách. Đây là thành phố đáng sống nhất Việt Nam theo các tờ báo nước ngoài.
Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919-2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ. Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” (dịch từ Musée Cham ) nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ.Theo lịch sử hình thành, tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915, đến năm 1919, lần đầu tiên, Bảo tàng mở cửa trưng bày với 160 cổ vật. Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX là công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (L’École Française d’ Extrême – Orient). Một số hiện vật điêu khắc Chăm đã được chuyển về Pháp, một số khác được chuyển đến Bảo tàng tại Hà Nội, Bảo tàng tại Sài Gòn, phần lớn các tác phẩm tiêu biểu vẫn để lại tại Đà Nẵng.Bảo tàng được mở rộng lần thứ nhất vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm 1920, 1930. Năm 2002, một tòa nhà hai tầng được xây nối thêm nhằm tăng diện tích trưng bày hiện vật. Năm 2005, với sự trợ giúp của các chuyên gia Pháp thuộc dự án FSP, hai phòng Mỹ Sơn và Đồng Dương được cải tạo và khánh thành năm 2009. Năm 2011, Bảo tàng đã được xếp vào danh sách các bảo tàng hạng I tại Việt Nam.Đến năm 2016, UBND TP Đà Nẵng đầu tư trùng tu toàn diện các tòa nhà và chỉnh lý, nâng cấp các phòng trưng bày với nỗ lực nhằm tạo sự liên kết các tòa nhà của bảo tàng trong một lộ trình tham quan tổng thể, bài bản, khoa học với một phòng chuyên đề ảnh tư liệu, một phòng chuyên đề khảo cổ, hai phòng trưng bày dân tộc học Chăm Nam Trung Bộ và thành tựu văn hóa Sa Huỳnh, 10 phòng trưng bày nghệ thuật điêu khắc Chăm như phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm, phòng trưng bày mở…Hiện, bảo tàng sở hữu hơn 2.000 hiện vật lớn nhỏ; trong đó, có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật lưu giữ trong kho. Đặc biệt nơi đây hiện trưng bày, bảo quản bốn Bảo vật quốc gia, gồm: Đài thờ Trà Kiệu, Đài thờ Mỹ Sơn E1, Tượng Bồ tát Tara/Avalokiteshvara và Đài thờ Đồng Dương.Phía ngoài khuôn viên của Bảo tàng, các mảng đài thờ, tượng đá được xếp đặt rải rác, hài hòa với không gian thoáng mát và trong lành, xen kẽ giữa những cây cổ thụ, làm tăng thêm vẻ cổ kính, bí ẩn của Bảo tàng. Bên trong tòa nhà Bảo tàng trưng bày gần 500 hiện vật, được phân chia thành các phòng trưng bày: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định. Hơn 1.200 hiện vật còn lại được lưu giữ cẩn thận trong kho.Tham quan bảo tàng, được tìm hiểu về các giá trị độc đáo của văn hóa Chăm-pa được sưu tầm, khai quật và lưu giữ tại đây, ngoài việc được nghe thuyết minh, người dân, du khách có thể sử dụng hệ thống thiết bị audio hiện đại để khách du lịch có thể chủ động nghe giới thiệu bảo tàng Chăm Đà Nẵng và các hiện vật.Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm, chúng ta như lạc vào một kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng, của Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Đến bảo tàng, như thấy lại cả quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo,… tất cả đều sống động, chi tiết.Trải qua bao thăng trầm của lịch sự, sự tiếp biến của thời gian, những giá trị về văn hóa, khảo cổ mà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ, chưa bao giờ thôi hấp dẫn người dân, du khách. Văn hóa, nhìn từ góc độ bảo tàng, là giá trị còn lại vĩnh cửu trước thời gian.
~ chúc bạn học tốt
~~