K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2016

Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 21/NQ-TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020”, trong đó xác định bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thể hiện tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Trong thực tế, việc tham gia bảo hiểm y tế mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là đối với gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may bị ốm đau.

Sinh, lão, bệnh, tử là một quy luật tất yếu. Bệnh tật là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến rủi ro trong cuộc sống. Bệnh tật có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ khi nào gây ra những hậu quả không thể dự đoán trước về sức khỏe cũng như về mặt kinh tế, xã hội. Phần đông người bệnh đều có nỗi lo về tính mạng của mình trước bệnh tật, nhưng kéo theo đó là một nỗi lo không kém phần nặng nề là chi phí để chữa bệnh.

Người dân có hai cách đóng góp, chi trả các chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một là cách trả trước: tức là đóng góp hay để dành một khoản tiền trích từ nguồn thu nhập hàng tháng ngay từ lúc trẻ, khỏe vào Quỹ bảo hiểm y tế khi ốm đau hay về già thì Quỹ bảo hiểm y tế sẽ thay người bệnh chi trả toàn bộ hay chi trả phần lớn khoản thanh toán cho cơ sở cung cấp dịch vụ. Hai là cách trả sau: tức là lấy tiền của mình hoặc gia đình mình thanh toán trực tiếp cho cơ sở dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ, dịch vụ hết bao nhiêu thì mình tự trả bấy nhiêu, người nào lo người ấy. Cách trả trước mang tính ưu Việt hơn cách trả sau ở chỗ: trả sau là do tự mình trả, nhưng nếu là một khoản tiền lớn thì không thể có ngay, vì vậy đối với người nghèo thì phải đi vay và càng rơi vào cảnh nghèo đói. Do đó người ta ví cách trả này là “cạm bẫy của sự đói nghèo”. Trong khi đó, do tích góp, để dành từng tháng và đóng vào Quỹ bảo hiểm y tế, khi cần một khoản tiền lớn để sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì Quỹ sẽ cung cấp và người bệnh không phải bỏ tiền túi ra hay không phải đi vay nợ. Do đó, Quỹ bảo hiểm y tế mang tính chia sẻ giữa người chưa bị bệnh và người đang bị bệnh, giữa người bệnh ít với người bệnh nhiều. Hoạt động này mang tính nhân đạo sâu sắc, chia sẻ cộng đồng cao.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 13/06/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 quy định về việc hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó, khi mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi. Cụ thể :

Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình và bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro ngay từ trong gia đình nếu không may có bị ốm đau cần chi phí khám, chữa bệnh.

Có một số người không thấy hết ý nghĩa của bảo hiểm y tế, nên không tham gia hoặc chỉ tham gia khi bắt đầu ốm đau; có một số khác sau khi tham gia bảo hiểm y tế thì luôn luôn đi khám bệnh để lấy thuốc, đòi các thuốc đắt tiền. Có những người dùng thẻ của mình đăng ký khám bệnh nhưng khi khám thì đưa người khác không tham gia bảo hiểm y tế vào thay thế. Tất cả các biểu hiện này đều là biểu hiện của sự trục lợi tiền bạc của cộng đồng mà không thấy hết trách nhiệm của mình với cộng đồng.

Phát động một cuộc vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế với tinh thần tham gia bảo hiểm y tế như là một hoạt động nhân đạo, là bổn phận của người dân yêu nước.

25 tháng 11 2016

cám ơn ơn bạn nhiều nhiều lắm nha!leuleu

 

 

27 tháng 11 2016

Câu hỏi của nguyen thi thanh ngan - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Nhấp vào đây nha đúng thì tick

27 tháng 11 2016

Mik mún ngắn lại và đầy đủ cơ . hik hik

6 tháng 12 2016

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 105/2014/NĐ-CP:

“Điều 3. Mức kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng

2. Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế“.

Như vậy, đối tượng học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được Nhà nước hỗ trợ 30% chi phí mua bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, đối tượng này còn được hưởng những quyền lợi bảo hiểm y tế sau đây:

– HSSV được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện quận, huyện và tương đương theo danh sách của cơ quan BHXH cung cấp theo hằng năm.

– Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường từ nguồn kinh phí của BHYT .

– Được thanh toán 100% chi phí KCB nếu tổng chi phí khám chữa bệnh 1 lần thấp hơn 15% mức lương tối thiểu. (điểm b khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014)

– Được thanh toán 80% chi phí KCB nếu KCB đúng theo quy định. Kể cả khi thực hiện KCB có dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn (nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu cho 1 lần sử dụng dịch vụ)

– Trường hợp cấp cứu được khám và điều trị ở bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và xuất trình thẻ y tế thì được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh theo quy định (khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014).

– Các trường hợp đi khám chữa bệnh nội trú không đúng cơ sở khám chữa bệnh, có trình thẻ BHYT thì được thanh toán theo mức hưởng như sau:

+ Được thanh toán 70 % chi phí KCB tại các bệnh viện tuyến huyện, từ ngày 1/1/2016 thì sẽ được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh

+ Được thanh toán 60 % chi phí điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh

+ Được thanh toán 40 % chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện cấp trung ương.

– Các trường hợp đi KCB ở các cơ sở y tế không đăng ký hợp đồng KCB với BHXH mà không trình thẻ BHYT thì được thanh toán theo thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá quy định của Phụ lục 04 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014

“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế”.

Theo đó, khi đi khám, chữa bệnh để được hưởng bảo hiểm y tế, con của bạn cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, trường hợp thẻ không có ảnh thì xuất trình thêm giấy tờ tùy thân có ảnh (thường là thẻ học sinh, sinh viên).

Nếu khi đi khám, chữa bệnh mà con bạn không tuân theo thủ tục trên thì cần chuẩn bị hồ sơ thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC như sau:

“1. Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT lập theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

2. Các thủ tục, giấy tờ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

3. Giấy ra viện.

4. Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan)“.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

27 tháng 11 2016

dm lâm khôn

26 tháng 11 2016

Hôm nay là ngày 20-11, em cùng các bạn bước trên con đường thân quen tràn ngập ánh nắng rực rỡ lòng vui phơi phới. Những chú chim sâu lao xao trên cành cây như chung vui cùng chúng em.

Em bước vào cổng sân trường đã tràn ngập cờ và hoa. Khắp nơi vang lên tiếng cười nói của các bạn học sinh. Phía trên cột cờ là dòng chữ "Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam", nổi bật trên nền phồng xanh thẳm.

Dưới khán đài là dãy ghế nơi các thầy cô giáo ngồi. Những bông hoa tươi đẹp nhất được cắm vào bình để trên bàn đại biểu. Trong không khí náo nhiệt ấy, bỗng tiếng trống trường vang lên "Tùng!… Tùng!… Tùng…".

Buổi lễ chào mừng "Ngày Nhà giáo Việt Nam” của chúng em bắt đầu. Chúng em bước đi đều theo nhịp trống tiến về phía lễ đài, diễu hành qua hàng ghế đại biểu và các thầy cô giáo rồi đứng thành từng hàng ngay ngắn.

Sau khi làm lễ chào cờ, thầy phụ trách giới thiệu các vị đại biểu tới dự buổi lễ. Thầy giới thiệu cô hiệu phó đọc diễn vàn, bài diễn văn nêu rõ ý nghĩa ngày 20-11 và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Cuối cùng cô giới thiệu thầy hiệu trưởng nói chuyện với chúng em. Giọng nói đầm ấm của thầy tâm sự với chúng em về đạo nghĩa thầy trò thật là thấm thìa.

    

Lời nói của thầy hiệu trưởng vừa dứt, một tràng pháo tay nổi lên. Chúng em ai cũng tự nhủ lòng cố gắng chăm ngoan để khỏi phụ lòng mong mỏi của các thầy cô.

Cuối cùng thầy Dũng đọc danh sách những bạn đạt thành tích tốt trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Em rất sung sướng vì trong danh sách ấy có tên em. Một bạn ngồi bên cạnh em reo to:

– Khánh ơi! Có tên bạn đấy, sướng nhé!

Tim em đập rộn lên. Sân trường tràn ngập tiếng cười. Em như thấy các thầy cô nhìn mình trìu mến hơn. Hình như hàng cây xanh ở sân trường cũng như chung niềm vui lớn đó với em và các bạn. Kết thúc buổi lễ là chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp. Những lời ca tiếng hát âm vang trong sáng. Những điệu múa lúc thì như một vườn hoa rực rỡ, lúc thì như những cánh bướm rập rờn đem đến cho người xem một cảm giác thú vị. Đặc sắc nhất là tiết mục lắc vòng của lớp 6 Văn. Những chiếc vòng dưới sự điểu khiển khéo léo của các anh các chị ngoan ngoãn xoay quanh từng người. Tài tình hơn nữa là các chị đứng chồng lên nhau và chuyền cho nhau những chiếc vòng trông như là những diễn viên xiếc thực thụ. Xem tiết mục này ai cũng tấm tắc.

Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan của tất cả mọi người. Dư âm của nó đã để lại trong em những ấn tượng thật khó quên.

 


 

26 tháng 11 2016

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

16 tháng 11 2016

Để mai lên lớp tôi nói cho !

16 tháng 11 2016

 

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết.Và trong số những bài thơ ấy, “ bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhở mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “ cải chửa ra cây”, “ cà mới nụ”, “ bầu vừa rụng rốn”, ” mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạnCuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình- những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xác và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

 

1 tháng 4 2019

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

Tham khảo:

“THƯ CẢM ƠN

                             Kính gửi: Đội ngũ y bác sỹ, tình nguyện viên

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam chúng ta đang phải trải qua những ngày tháng vô cùng vất vả bởi sự quay trở lại của Đại dịch toàn cầu Covid-19. Dưới trời nắng như đổ lửa của thời tiết mùa hè, đội ngũ y bác sỹ, chiến sỹ, tình nguyện viên đến từ khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S nhận lệnh đi đến những nơi tuyến đầu chống dịch. Tại các Khu Cách ly, các bệnh viện dã chiến, nơi mà nguy cơ lây nhiễm lên đến mức “đỉnh điểm”, trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt dường như không có chỗ thở, đội ngũ y bác sỹ, chiến sỹ, tình nguyện viên vẫn ngày đêm miệt mài, dốc hết sức lực, thậm chí quên đi sức khoẻ của bản thân mình để bảo vệ cho sự bình yên của Đất nước. Hàng ngày chứng kiến hình ảnh các y bác sỹ, chiến sỹ … ngất đi vì kiệt sức. Quả thực, chúng cháu không khỏi xót xa.

Thật may mắn khi đang sống, học tập và làm việc trong môi trường an toàn, được chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để chống dịch, thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Chúng cháu – những sinh viên của Học viện Toà án vô cùng cảm kích tấm lòng, sự hy sinh cao đẹp của đội ngũ y bác sỹ, chiến sỹ, tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch. Chúng cháu xin gửi lời cảm ơn và tri ân chân thành nhất đến những cống hiến quên mình của đội ngũ y bác sỹ, chiến sỹ, tình nguyện viên. Kính chúc Cô Chú, Anh Chị luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và bình an để tiếp tục sự nghiệp cứu người.

Xin trân trọng cảm ơn và tri ân!”

Đây thực sự là “tài sản” vô giá, là món quà tinh thần tuyệt vời ghi dấu ấn của những ngày tháng chống dịch không thể quên này. Những tình cảm chân thành này cũng chính là động lực để những “chiến sỹ áo trắng” tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hết mình vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

17 tháng 9 2021

 em cảm ơn nhiều ạ><

 

5 tháng 3 2018

Qua câu tục ngữ Học ăn học nói học gói học mở cho ta thấy nếu muốn học cái gì đó thành đạt trong một việc gì thì được điên điều quan trọng nhất thì chúng ta phải học những cái cơ bản là phải học ăn học nói cho chu đáo chị về thì mới lên được cơ nghiệp

22 tháng 3 2018

Trong các câu tục ngữ về con người và xã hội,em thích nhất câu"Học ăn,học nói,học gói,học mở".Câu tục ngữ này sử dụng biện pháp liệt kê,thể hiện quan điểm :"ta cần học từ những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.Qua đó nhằm khuyên nhủ chúng ta cần học hỏi về mọi mặt trong cuộc sống.