Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra.
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Cụ Bơ-men trong "Chiếc lá cuối cùng" là người họa sĩ nghèo nhưng vô cùng tài năng và có một trái tim chan chứa tình yêu thương. Giôn-xi - cô họa trẻ có tài năng hội họa và khao khát được vẽ vịnh Na-plơ bị mắc căn bệnh sưng phổi. Sự nghèo túng đã khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đã phó mặc chính mạng sống của mình cho chiếc lá ngoài kia: khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ buông xuôi và lìa đời. Biết được tư tưởng tiêu cực ấy của Gioon-xi, cụ Bơ-men đã không quản gió rét để vẽ lên một chiếc lá gắn vào cây. Đó là một kiệt tác! Không phải chỉ là một kiệt tác nghệ thuật khiến Xiu, Gioon-xi không nhận ra mà còn là một kiệt tác về tình người. Nó đã cứu sống cô họa sĩ trẻ ấy nhưng cụ đã phải đánh đổi một thứ: mạng sống của mình. Cụ đã hoàn thành được một kiệt tác- một kiệt tác để đời trong suốt 40 năm qua cụ ôm ấp!
Nhớ đúng !
O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men.Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả.Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.