Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân… Tuổi trẻ nhất định phải luôn sống ở thế chủ động bởi cuộc sống không dễ dàng hay thiên vị đối với bất kì ai, luôn luôn đặt chúng ta vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết. Sống chủ động giúp tuổi trẻ tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ. Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc. Thật đáng buồn khi một số bạn trẻ đang sống dựa dẫm vào người khác, thiếu tự tin, đặt mình ở thế thụ động. Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu.Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.
Gợi một số ý:
- Hiện nay, không gian mạng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Tuy nhiên, cách ứng xử của một số bạn trẻ trên mạng xã hội đang gây ra nhiều tranh cãi và lo ngại trong xã hội. Đối với tôi, cách ứng xử của giới trẻ trên không gian mạng hiện nay cần được cải thiện để đảm bảo một môi trường trực tuyến lành mạnh và an toàn hơn
- Trước tiên, tôi nhận thấy rằng một số bạn trẻ thường có xu hướng vi phạm quy tắc đạo đức và đánh giá sai về sự trách nhiệm cá nhân trên mạng. Các bạn trẻ rất thường tung ra những bình luận xúc phạm, lăng mạ và không tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
+ Nguyên nhân: tuổi còn nhỏ chưa có đủ nhận thức về cách phát ngôn đúng, sự kinh nghiệm và kiến thức để đánh giá một vấn đề hay sự việc.
-> Tính cách nông nổi ở tuổi dậy thì.
-> Không sợ phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm trên mạng xã hội.
-> ....
+ Hậu quả: Điều này không chỉ gây tổn thương tinh thần cho những người bị nhắm vào, mà còn tạo ra một môi trường trực tuyến đầy căm ghét và ác ý.
+ Giải pháp: Để cải thiện tình trạng này, giáo dục về đạo đức và trách nhiệm cá nhân trên mạng cần được thực hiện từ giai đoạn học sinh còn cấp 1.
-> Cần có một số tiết học tập trung vào việc rèn luyện sự nhạy bén về tình cảm và khả năng đồng cảm, giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về tác động của hành động trực tuyến và ý thức về trách nhiệm cá nhân.
- Mở rộng: Một vấn đề khác là sự lạm dụng công nghệ thông tin và việc trở thành "nô lệ" của mạng xã hội. Một số bạn trẻ dành quá nhiều thời gian cho việc lướt Facebook, Instagram hoặc TikTok, không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà còn tạo cảm giác bản thân tách xa với thế giới thực và thiếu giao tiếp trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
+ Giải pháp: khuyến khích các bạn trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với bạn bè và gia đình, và tạo ra một thời gian hợp lý để sử dụng công nghệ thông tin.
-> Xây dựng những mô hình và vai trò tích cực trên mạng xã hội, khuyến khích sự chia sẻ thông tin bổ ích, tạo ra một không gian mạng lành mạnh.
- Tổng kết:
+ Liên hệ bản thân và khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những trách nhiệm của mỗi công dân. Và thế hệ trẻ - “mùa xuân của đất nước”, là những người tiên phong trong công cuộc ấy hiện nay. Giữ gìn bản sắc văn hóa chính là bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức rõ ràng về độc lập chủ quyền của đất nước. Trong thời đại công nghệ phát triển, xu thế toàn cầu hóa ngày một mạnh mẽ thì việc bảo vệ truyền thống của dân tộc trên nhiều bình diện càng cần được quan tâm. Là những con người giàu sức trẻ, nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo, các bạn trẻ có rất nhiều cách để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những sản phẩm nghệ thuật của âm nhạc, hội họa, điện ảnh,…được những nghệ sĩ trẻ kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Thị hiếu công chúng cũng ngày càng mặn mà với những sản phẩm lấy cảm hứng từ chất liệu văn hóa dân gian. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn biết tận dụng thế mạnh về ngoại ngữ của mình để giới thiệu cho bạn bè quốc tế những nét đẹp về con người, cảnh quan, ẩm thực Việt. Ta có thể kể đến Vàng Thị Dế - cô gái người Mông đã lan tỏa vẻ đẹp của vải lanh đến với đồng bào cả nước và bạn bè thế giới. Vải lanh vốn được dệt thủ công từ cây lanh, là sản vật của đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi xuống Thủ đô học Đại học, Dế đã chăm chỉ tìm tòi, tự lập website và fanpage về vải lanh của riêng mình. Tấm vải quý giá nay không chỉ xuất hiện trên trang phục của người phông mà còn được thiết kế thành túi, khăn, áo,… rất dễ ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Sự sáng tạo hài hòa giữa truyền thống và hiện đại này đã thu hút người mua. Từ đó, Dế đã giúp nhiều gia đình Mông tăng thêm thu nhập. Nét đẹp núi rừng Việt Nam cũng được đi xa hơn, được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận những người trẻ có tư tưởng sính ngoại, coi thường văn hóa truyền thống. Hoặc, có những người lại có quan điểm sai lệch về bảo tồn văn hóa, cố thủ sự lạc hậu. Đây đều là những hiện tượng cần loại trừ. Hai tiếng “Bản sắc” chính là chìa khóa để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là dấu “vân tay” nhận diện mỗi chúng ta. Chính vì vậy, hãy sử dụng tài năng, sức trẻ và mọi cơ hội để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hiến ngàn đời.
Tham khảo:
Thời gian là tài sản vô cùng quý báu của nhân loại, là thứ "một đi không trở lại". Chính vì vậy mà ta phải trân trọng nó. Ấy thế mà cạnh bên những người luôn gìn giữ, sử dụng tiết kiệm và hợp lí thời gian thì đâu đó vẫn còn có những kẻ sử dụng lãng phí khoảng thời gian đáng quý ấy. Tiêu biểu như những kẻ chỉ biết ăn bám cha mẹ, hay những kẻ không nhìn nhận được giá trị của thời gian, họ dùng thời gian như một thứ gì đó vô giá trị hay cứ ngồi đó, không làm gì, chỉ ăn và hưởng những thành quả mà người khác làm ra, mặc cho thời gian cứ qua đi. Thật là đáng xấu hổ. Nếu cứ sử dụng lãng phí thời gian, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra được giá trị của bản thân cũng như những điều tốt đẹp đang xảy ra xung quanh ta. Bên cạnh đó, bạn sẽ chẳng thấy được những thay đổi, những chuyển mình của cuộc sống. Chưa dừng lại ở đó, lãng phí thời gian cũng chính là tự tay bạn cướp đi, hủy hoại sự sống của chính bản thân. Thật vậy, thời gian vô cùng quý giá, nếu tiền có thể kiếm được nhưng thời gian sẽ chẳng bao giờ tạo được, lấy lại được. Bởi lẽ đó, mỗi một phút, một giờ ta phải cố gắng, sử dụng nó có mục tiêu, kế hoạch. Có như vậy, bạn mới thành công và không thấy lãng phí nó.
Một điều không thể phủ nhận, ngày nay đời sống của các tầng lớp nhân dân đang được nâng cao, đi cùng với nó là sự nâng lên của trình độ tri thức, nhận thức nói chung và nhận thức pháp luật nói riêng. Nhân dân ngày càng quan tâm hơn đến pháp luật, ý thức chấp hành, thực hiện pháp luật có những tiến bộ rõ rệt. Họ đã tiếp thu khá nhiệt tình, tích cực sự tuyên truyền pháp luật từ phía các cơ quan, ban ngành cũng như hưởng ứng nhiệt tình các cuộc vận động pháp luật. Vì vậy, nhân dân đã nhận thức sâu sắc hơn hành vi của mình để có thể thực hiện tốt hơn những quy định của pháp luật.
Tuy vậy, bên cạnh đó ý thức pháp luật trong nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ nhân dân trình độ nhận thức pháp luật kém. Kiến thức pháp luật của nhân dân, đặc biệt những vùng nông thôn, miền núi còn rất thấp. Rất nhiều người tham gia pháp luật mà không biết những quy định của pháp luật mặc dù nó rất gần gũi, phổ biến trong cuộc sống. Ví dụ hiện nay, trên địa bàn cả nước, số lượng phương tiện giao thông đang tăng nhanh, số người tham gia giao thông đường bộ rất nhiều, nhưng điều đáng buồn là rất nhiều trong số đó không biết luật giao thông đường bộ quy định bao nhiêu tuổi được phép điều khiển xe máy, khi tham gia giao thông bằng xe máy phải cần những giấy tờ gì… Nhiều người vi phạm pháp luật mà không nhận thức được hành vi của mình. Tôi đã từng đọc một bài báo và tác giả đã kể trong một lần tuyên truyền pháp luật ở xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang (một xã miền núi của tỉnh) khi được hỏi: “Cứ về ở với nhau có con là thành gia đình thôi”… Qua một vài ví dụ đơn giản như thế cho thấy rằng nhận thực pháp luật của người dân ở nước ta hiện nay là điều đáng lo ngại.
Điều đáng cảnh báo là số người vi phạm pháp luật ở nước ta ngày càng tăng. Các hành vi vi phạm pháp luật của nhân dân đa dạng: Hình sự, dân sự, hành chính… với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, như các vụ tranh chấp đất đai, kiện tụng, buôn lậu, trốn thuế, giết người… Đặc biệt, hàng ngày, hàng giờ xung quanh chúng ta là các vụ vi phạm luật giao thông. Về hình sự xảy ra nhiều vụ phạm tội, có những vụ rất thương tâm và đau lòng. Có người sẵn sàng giết người chỉ vì cần tiền hút trích, ăn chơi hay để trả thù. Hiện nay, ở nước ta một bộ phận thanh thiếu niên trình độ văn hoá nói chung, trình độ nhận thức pháp luật cũng như ý thức pháp luật rất thấp. Số vụ vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng và phức tạp hơn… Ở nhiều địa bàn trên cả nước hiện tượng thanh thiếu niên bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, ăn chơi sa đoạ dẫn đến phạm pháp với các hành vi: Nghiện ngập, giết người, cướp của, trộm cắp… trở thành nỗi lo ngại cho gia đình và xã hội. Tất cả những điều đó đã và đang giáng một tiếng chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay ở nước ta. Những vi phạm đó phải chăng xuất phát rất nhiều từ vấn đề ý thức pháp luật của quần chúng.
Những hạn chế về ý thức pháp luật của nhân dân xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết đó là do trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nhất là ở những vùng nông thôn miền núi, vì vậy nên trình độ nhận thức pháp luật của nhân dân kém. Công tác tuyên truyền pháp luật trong quần chúng chưa toàn diện, chưa sâu rộng và chưa hiệu quả. Những hành vi vi phạm pháp luật của người dân có thể do không nhận thức được hành động của mình, có thể nhận thức được nhưng vẫn cố tình vi phạm vì mục đích cá nhân. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự tác động của tư tưởng, tâm lý xã hội tiêu cực, lạc hậu…