K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

18 tháng 2 2019

Đến với mỗi vùng miền khác nhau của đất nước, ta lại được thưởng thức những cái riêng mà chỉ có vùng đất ấy mang lại.Ai đã qua miền Tây Nam Bộ, không thể quên những vườn cây trĩu trái, những món cá sông nước đặc sản của vùng miền.Ai đã một lần tới với Hà Nội không thể không thưởng thức món bún chả nổi tiếng nhất nhì cả nước.Còn đến với Thái Bình - một tỉnh đồng bằng nhỏ ở miền nông thôn Bắc Bộ, chúng ta không thể bỏ qua món bánh cáy làng Nguyễn đã sớm vang danh khắp cả nước.

Khi nhắc tới Thái Bình, hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay tới chùa Keo, một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ kính bậc nhất Việt Nam hay vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Nhưng đến với Thái Bình, người ta không chỉ biết và thương nhớ riêng chùa Keo mà còn thương nhớ cả một món ăn - món đặc sản - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất mà người Thái Bình vô cùng tự hào, đó là món bánh cáy làng Nguyễn.

Bánh cáy đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng hai trăm tới ba trăm năm trước, từ thời đất nước ta còn trong chế độ phong kiến. Loại bánh này đã trở thành một món ăn truyền thống và trở thành đặc sản vùng miền để dâng lên vua chúa ngày xưa. Chính sự lan tỏa rộng rãi của món bánh này đã giúp hình thành nên một làng nghề làm bánh cáy nổi tiếng ở Thái Bình, đó là làng Nguyễn, Đông Hưng, Thái Bình. Và cũng chỉ ở tại ngôi làng này, người ta mới có thể được thưởng thức hương vị nguyên chất nhất của chiếc bánh cáy từ thời xưa.

Đối với nhiều bạn, có thể món bánh cáy này còn khá lạ lẫm.Món bánh cáy được làm từ những nguyên liệu chính là gạo nếp, nhưng lại tạo nên một nét hương vị riêng không nơi nào có thể làm ra được. Để làm ra một chiếc bánh cáy thơm ngon, người ta cần dùng rất nhiều nguyên liệu, không thể thiếu trong số các nguyên liệu chính là gạo nếp, mỡ lợn, lạc, gấc, vừng, dừa, ... và điều quan trọng không thể thiếu đó là phải chọn lựa nguyên liệu thật cẩn thận. Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị làm bánh khoảng nửa tháng, người thợ làm bánh đã phải chọn ra những lạng mỡ lợn tươi ngon nhất để đem muối.Mỡ lợn được cho là ngon phải có độ tươi, dẻo, đàn hồi và có độ trắng nhất định, được lấy từ con lợn ngon nhất.Sau đó, mỡ lợn được đem ướp muối và đường trong vòng nửa tháng để tạo nên thành phần ngon nhất của chiếc bánh cáy.Đến khi mỡ lợn đạt được độ chín nhất định, người ta mới lấy ra mà bắt đầu công đoạn làm một chiếc bánh cáy.Ngoài mỡ lợn, việc chọn các nguyên liệu khác cũng là một công đoạn cực kì quan trọng. Gạo nếp được chọn để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng - một loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng, được xay xát và vo cẩn thận. Người ta sẽ vo gạo nếp từ đêm hôm trước,ngâm trong nước lạnh qua một đêm để gạo có được độ mềm và nở. Sau đó, gạo nếp được vớt lên để ráo nước, một phần được cho lên chảo bung lên thành các hạt bỏng gạo.Trong bước này, người làm bánh sẽ cẩn thận loại bỏ hết các lớp vỏ trấu còn sót lại trên những hạt gạo, để có được những hạt bỏng gạo trắng và sạch sẽ nhất.Phần còn lại của gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, gồm xôi gấc và xôi nghệ. Trong lúc nấu xôi, người nghệ nhân làm bánh phải canh giờ để xôi vừa chín tới sẽ được mang ra ngay, sau đó được cho vào cối đá giã đều tay cho thật nhuyễn và mịn. Xôi sau khi được giã sẽ được đem đi cán mỏng thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy cho thật khô. Trong thời gian chờ xôi được sấy, người thợ bánh sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nốt những nguyên liệu còn lại của chiếc bánh cáy. Đó là những thành phần phụ tạo nên mùi thơm cũng như nét đặc trưng của chiếc bánh. Không thể thiếu trong chiếc bánh cáy mà mùi thoang thoảng của vỏ quýt thơm, mùi gừng đậm đà nồng nồng, vị ngọt mát của đường mía, cái giòn giòn của cà rốt. Bởi vì từ gừng, người thợ bánh đã khéo léo giã nát, rồi pha thành một thứ nước gừng, cùng với đó là nước đường pha đặc, được cho lên bếp đảo đều cùng với cà rốt và vỏ quýt. Chắc hẳn ai đã từng được nếm thử bánh cáy sẽ không thể quên được hương vị của những nguyên liệu độc đáo này.

Tiếp theo, khi đã được sấy khô, những lát xôi lại được đem đi nghiền nát thành bột mịn. Còn mỡ lợn được đem ra từ thùng muối, thái thành miếng kiểu hạt lựu rồi cho lên bếp xào cùng đường cho đến khi mỡ chuyển màu và vàng giòn thì người ta sẽ trút hết bột xôi vào đó, khuấy thật đều tay để tạo nên mùi thơm. Tiếp đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều cùng. Trong bước này, người thợ bánh phải là người có đôi tay thật dẻo, thật khéo léo thì mới có thể tạo nên được một chiếc bánh với màu sắc và độ sánh thật đẹp được.

Cuối cùng trong các công đoạn là rắc vừng và lạc. Lạc và vừng sau khi được người thợ làm bánh khéo léo rang vàng lên, tỏa ra một mùi thơm bùi béo đặc trưng thì được đem rải thật đều vào mặt đáy của khuôn bánh. Người thợ làm bánh cứ vậy mà trút những nguyên liệu đã được làm tỉ mỉ ở trên vào khuôn rồi dùng tay ấn bánh xuống cho thật chặt. Để chờ cho tới khi bánh trong khuôn nguội và kết dính lại với nhau, đem ra ngoài, ta đã có được món bánh cáy truyền thống - đặc sản của người dân Thái Bình.

Ngày xưa, trong lớp nguyên liệu còn có cả trứng của loài cáy biển nữa.Vậy nên, bánh mới có cái tên rất đặc biệt - bánh cáy. Sau này, nguyên liệu này dần không còn phổ biến và không còn được sử dụng nữa, nhưng cái tên bánh cáy đã trở thành một món bánh ngon không thể thiếu của người dân quê hương Năm Tấn.Bánh cáy của Thái Bình chỉ có một loại duy nhất làn nên thương hiệu cho đặc sản của xứ này. Đó là bánh cáy được làm ra từ làng Nguyễn.Loại bánh này đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, tạo nên một thương hiệu riêng mang tên bánh cáy làng Nguyễn nổi tiếng khắp cả nước ta.

Kì công là vậy để tạo nên một chiếc bánh cáy, nhưng để thưởng thức cho đúng cái vị bánh thì không phải ai cũng rành. Để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị và độ ngon của bánh, người ta phải cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi một chén trà nóng thì quả thực mới nếm hết được cái hồn của bánh cáy Thái Bình. Bánh cáy xưa kia chỉ được làm mỗi dịp tết đến, đón xuân về, người ta mới được dịp ngồi lại cùng nhau thưởng thức nó. Nhưng ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng đủ đầy, người ta lúc nào cũng có thể thưởng thức được món bánh ngon này.Và không thể thiếu trong túi quà của những ai đã từng tới Thái Bình là món bánh cáy truyền thống này để làm quà cho mọi người. Bánh cáy cũng là món bánh được những người con Thái Bình xa xứ thương nhớ gửi làm quà cho các bạn từ phương xa.

Bánh cáy từ lâu đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người dân Thái Bình. Đi tới đâu, gặp bất cứ ai, khi hỏi về những món ăn ngon của quê hương mình, mỗi người con Thái Bĩnh sẽ tự hào nói tên món bánh cáy. Không chỉ trong đời sống hàng ngày của người dân, bánh cáy đã trở thành món đặc sản không thể thiếu của những ai đã từng một lần tới thăm mảnh đất này.Bởi vì trong đó chứa đựng tất cả những tinh hoa, những phong tục, và nét văn hóa ẩm thực riêng, không nơi nào có của vùng đất đồng bằng này.

Giờ đây, khi tới với Thái Bình, các bạn sẽ không chỉ thăm quan những cảnh đẹp, những thắng cảnh tuyệt sắc mà chắc chắn sẽ không thể nào quên thưởng thức món bánh cáy truyền thống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố, món bánh này sẽ mãi là một món quà đặc biệt, một nét văn hóa ẩm thực, một đặc sản không thể nào quên của quê hương Thái Bình.

25 tháng 3 2024

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yên Nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động ,ý nghĩ của mỗi con người. từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng Như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo ...Nhưng đó là ở thời điểm chiến tranh cũng bây giờ đến thời kỳ  bình yên, thời kỳ hiện đại hòa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. xã hội đang ngày một tiến lên mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai trong cuộc sống những tư tưởng việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. (tham khảo thuii  nha đừng chép đó à! Sợ mấy bạn cùng lớp đọc đc rồi  chép thế là mai lại bị giống nhau là chết thật luônn

11 tháng 3 2018

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

15 tháng 3 2022

Hay đấy

À CHỈ KHOẢNH 80 ĐẾN 90 THÔI NHA 

GIÚP MIK CẢM ƠN

Cha ông ta đã từng dạy con cháu Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng để nhắc nhở mỗi chúng ta về sự ảnh hưởng của những người mà ta chơi tới chính bản thân mình. Trong lớp em có bạn Minh - một người bạn vừa học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè.

Minh là một cậu bé với vóc dáng phổng phao. So với các bạn cùng trang lứa, Minh cao lớn hơn hẳn. Nhìn Minh đứng trong hàng cùng với các bạn lớp em, ai cũng nghĩ bạn ấy là học sinh lớp 8 lớp 9 chứ không ai nghĩ bạn ấy mới chỉ là học sinh lớp 6. Tuy là cao lớn Minh có dáng người hơi mập mạp, nhìn bạn ấy đáng yêu giống hệt chú mèo máy Doreamon vậy. Vì thế mà cả lớp em chẳng ai gọi tên, toàn gọi bạn ấy là Doreamon thôi. Minh cũng thật vui vẻ nhận biệt danh ấy. Mái tóc của Minh hơi xoăn nhưng được cắt tỉa rất gọn gàng. Minh có một đôi mắt rất đẹp. Bố bạn ấy là người Ấn Độ nên mắt của Minh rất sâu và lôi cuốn được ánh nhìn của người đối diện. Nụ cười của Minh trong veo, gần gũi và ấm áp. Mỗi lần bạn ấy cười, đôi mắt khẽ nheo lại, miệng lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp.

Minh học rất giỏi. Hồi cấp I, chưa năm nào bạn ấy không được ở trong đội tuyển học sinh giỏi của trường. Sở trường của Minh là Toán. Bạn ấy quả thực rất mẫn cảm với những con số. Bài toán khó nào vào trong tay Minh cũng chỉ một lát là xong, trong khi bọn em phải ngồi suy nghĩ cả buổi cũng chưa chắc đã tìm ra cách giải. Minh rất thông minh. Những kiến thức trên lớp, thầy cô chỉ cần giảng một lần là bạn ấy có thể nhớ kĩ và vận dụng nó một cách thuần thục trong việc giải Toán. Minh được cả lớp bầu làm lớp trưởng, kiêm lớp phó học tập phụ trách môn Toán. Từ khi có Minh phụ trách, môn Toán của lớp tôi tốt hơn hẳn. Bởi Minh nhiệt tình giúp đỡ các bạn, đặc biệt là những bạn học yếu, kém trong lớp. Em chưa thấy có người nào kiên nhẫn giống như Minh. Với các bạn yếu kém, Minh để các bạn học lí thuyết và nắm thật chắc trước, xong mới để các bạn vận dụng vào làm bài tập. Chỗ nào chưa hiểu, Minh sẽ giảng lại cho đến khi các bạn hiểu hẳn mới thôi.

Là một người tốt bụng, Minh sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp, một cách nhiệt tình. Trong lớp em có bạn Bình, nhà bạn khó khăn. Lúc trước, Bình sinh non, mẹ Bình sinh bạn ấy xong thì mất. Cho nên từ bé sức khỏe của Bình đã không tốt. So với những bạn nam khác trong lớp, Bình yếu hơn rất nhiều. Năm nay Bình đã học lớp 6 nhưng nhìn nhỏ, gầy tong teo, xanh xao lắm. Minh thấy thế đã nghĩ cách giúp bạn. Bạn vừa giúp đỡ Bình trong học tập, vừa lên kế hoạch giúp Bình cải thiện sức khỏe của mình. Minh rủ Bình đi chạy vào mỗi buổi chiều. Em và Minh là bạn thân nên cũng tham gia vào kế hoạch ấy của Minh. Mỗi buổi chiều, em, Bình và Minh rủ nhau ra công viên gần nhà ba đứa, cùng nhau chạy quanh hồ. Lúc đầu Bình không theo kịp tốc độ chạy của hai đứa em, bạn ấy thở dốc và thường xuyên bảo nghỉ giữa chừng. Ban đầu còn đỡ, nhưng vừa chạy được một lúc Bình đã muốn nghỉ, em cũng thấy bực bội, khó chịu. Thế này thì đến bao giờ mới có thể chạy xong một vòng? Em quay sang cáu gắt cả với Minh. Thế nhưng hoàn toàn khác với sự khó chịu và bực bội của em, Minh lại bình tĩnh hơn nhiều. Bạn ấy đến gần và ngồi xuống cạnh Bình, nhìn Bình rồi hỏi:

- Cậu mệt lắm không? Có chạy tiếp được không?

- Được... - Bình vừa nói vừa thở - Được Minh ạ, nhưng giờ tớ mệt quá. Phải nghỉ một lát mới chạy tiếp được.

Minh đưa cho Bình một chai nước rồi gọi em quay lại cùng đợi Bình. Em thấy xấu hổ trước hành động của Minh quá. Em cảm thấy mình là một đứa thật nhỏ nhen và ích kỉ. Minh đang cố giúp Bình cơ mà, còn em thì chỉ đang cố phá hỏng kế hoạch và lòng tốt của Minh thôi. Cuối cùng, nhờ sự kiên trì của Minh và lòng quyết tâm của Bình, sức khỏe của Bình đã tốt hơn rất nhiều. Bạn ấy đã có thể chạy một vòng hồ mà không nghỉ. Lực học của Bình cũng được cải thiện rõ rệt. Còn riêng với em, em cảm thấy mình đã bớt ích kỉ và biết nghĩ cho người khác nhiều hơn. Đúng là chơi với những người bạn tốt, chúng ta cũng có thể học được thật nhiều điều từ họ.

Chúng em sắp sửa kết thúc học kì I và bước vào tuần lễ nghỉ Tết. Sắp phải chia tay nhau gần 10 ngày, em sẽ nhớ Minh và Bình lắm. Em tự hứa với lòng, sẽ cố gắng trở thành một người giống như  Minh. Dù không thể học giỏi như bạn ấy, em cũng sẽ là một người tốt bụng và kiên trì.

20 tháng 2 2018

Uk.

Tk nha.

Thanks.

20 tháng 2 2018

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ở các thành phố lớn mà nhiều vùng nông thôn cũng đang ở mức báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý chất thải còn nhiều bất cập, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng, khai thác cát trái phép…làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải ở nhiều địa phương, nhất là ở các xã nơi dân cư thưa thớt còn nhiều khó khăn, vì chưa đủ nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như ý thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Song ở Thăng Bình có chị Nguyễn Thị Ba trú tại thôn 6, xã Bình Dương đã tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm sạch môi trường nông thôn cho thôn 6- thôn có số dân đông và diện tích rộng nhất xã Bình Dương.           
     Dưới cái nắng hè gay gắt, mồ hôi rỏ xuống hai bên gò má ướt đẫm, chị Ba vừa thu gom rác thải vừa vui vẻ, tươi cười khi chia sẻ cùng chúng tôi những niềm vui cũng như khó khăn của công việc này. Mặc dù đã ở tuổi 50, nhưng chị vẫn rất năng nổ, nhiệt tình với công việc để đem lại bầu không khí trong lành cho miền quê. Là Chi Hội trưởng phụ nữ thôn chị Ba luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của địa phương. Tuy mới gắn bó với công tác vệ sinh môi trường 02 năm nay nhưng sự chăm chỉ và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của chị đã được nhiều người dân trong thôn ủng hộ và hưởng ứng. Trong từng đường làng, ngõ xóm đều in dấu chân của chị. Chị đã tham gia làm công việc mà bấy lâu nay, việc thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn vẫn được thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, người dân vô tư vứt rác bừa bãi, chỗ nào có đất trống là mang đến đổ, phổ biến nhất là tình trạng xả rác thải như xác gia cầm, gia súc, vỏ thuốc bảo vệ thực vật,… vứt ra ven đường, xuống kênh, mương, thậm chí xung quanh các khu dân cư đang sinh sống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mất mỹ quan thôn, xóm. Với việc làm thiết thực, chị đã phần nào làm thay đổi những thói quen của người dân trong việc bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện môi trường tại địa phương. Mặc dù khối lượng rác thải hằng tuần được thải ra là rất lớn nhưng chị vẫn kiên trì, vào mỗi buổi sáng sớm thứ hai hằng tuần chị đều đặn đi khắp thôn để thu gom các loại rác thải, và cứ thế chị thu gom cho đến khi nào hết rác mới trở về nhà. Chị không quản ngại khó nhọc, dù mưa hay nắng vẫn rong ruổi trên các nẻo đường trong thôn để thu nhặt rác. Với số tiền bồi dưỡng ít ỏi, mỗi tháng chỉ được 450.000 đồng nhưng chị vẫn âm thầm, lặng lẽ thu gom các loại rác thải mà không đòi hỏi gì về quyền lợi cho bản thân. Chị chỉ mong có xe môi trường đi thường xuyên và đúng ngày vào mỗi tuần, để thu gom và giải quyết những bãi rác ở nơi tập trung, để không gây ô nhiễm môi trường.Lúc đầu, khi đến với công việc này chị cũng gặp không ít những khó khăn như: thiếu phương tiện thu gom, xử lý rác thải và ngay cả quần áo bảo hộ lao động cũng không có; cùng với đó là cả những lời nói khen, chê của nhiều người, nhưng không ngần ngại khó khăn, chị vẫn rất nhiệt tình và hăng say làm việc. Có thể nói mô hình “Dân vận khéo” về “thu gom rác thải” ở thôn 6 nói riêng và trên địa bàn xã Bình Dương nói chung mang lại hiệu quả thiết thực là nhờ sự đóng góp hết sức lớn lao của những người phụ nữ thầm lặng như chị Ba.
     Khi chúng tôi hỏi về những khó nhọc trong công tác vệ sinh môi trường mà chị phải hằng tuần vất vả làm việc, chị cười bảo: “Tuy vất vả và độc hại, nhưng nhìn  thấy môi trường ngày càng bị ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm, gặp không ít khó khăn trong công việc, tôi cũng cố gắng vượt qua, để góp một phần nhỏ công sức của mình làm cho cuộc sống xung quanh được xanh, sạch, đẹp, đấy cũng là niềm vui không nhỏ đối với bản thân tôi”. Có lẽ, đối với những người làm công tác vệ sinh môi trường như chị Ba, thì niềm tự hào lớn nhất là khi đã đem lại không khí trong lành cho bà con trong thôn xóm.
     Anh Trương Công Thông – Phó Khối Dân vận Bình Dương cho biết: “Chị Ba là một người phụ nữ hiền lành, đảm đang; đối với công việc thu gom rác thải khó nhọc vậy mà chị vẫn làm một cách nhiệt tình. Trong tương lai, để mô hình“Dân vận khéo” về “Thu gom rác thải” ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân rộng, thiết nghĩ cần có những đức hi sinh thầm lặng và ý nghĩa như chị Ba…”.
     Xuất phát từ tinh thần trách nhiệm với công việc, ý thức bảo vệ môi trường và tình cảm yêu thương dành cho mọi người, chị Ba đã để lại ấn tượng cũng như tình cảm đối với người dân nơi đây. Tấm gương của chị đã có sức lan tỏa rất lớn ở địa phương. Chị không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ vệ sinh môi trường và nhiều công việc của một Chi Hội trưởng phụ nữ thôn mà còn đảm đang việc nhà, một tay chị chăm lo cho các em trưởng thành. Để động viên và khen thưởng cho những tấm gương phụ nữ điển hình, tiên tiến trong việc thực hiện các phong trào thi đua của địa phương như chị Ba, UBND huyện Thăng Bình và xã Bình Dương cũng đã có giấy khen dành tặng chị - một người phụ nữ sống hết mình vì mọi người và vì một môi trường trong lành, sạch đẹp.

20 tháng 8 2018

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào. 

20 tháng 8 2018

Trong cuộc đời của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm mầm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu là kỷ niệm vui lẫn kỷ niệm buồn của thời áo trắng - một thời để nhớ một thời để thương.
Ở một vùng đất xa xôi của tỉnh Gia Lai đến Huế để học tập, em đã được gia đình và thầy cô tạo điều kiện để vào học ở ngôi trường Trung Học Phổ Thông - Ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng lão thành Phan Đăng Lưu mà các thế hệ anh chị đã đi qua.
Bước vào lớp học mới, bạn bè, thầy cô, chuyện gì cũng mới, đã làm cho bản thân mình cảm thấy lúng túng, rụt rè, bối rối... Trong đầu suy nghĩ, bạn bè ở đây sẽ nhìn mình với một ánh mắt khác lạ, không thiện cảm. Nhưng ngược lại các bạn ở đây rất hồn nhiên, giúp đỡ tôi vào lúc khó khăn nhất, các bạn đã đến hỏi thăm, tâm sự, sẻ chia những chuyện trong lớp, tuyệt vời vô cùng tập thể lớp thân thương 12A12, những kỷ niệm còn mãi trong lòng tôi.
Ngồi trong lớp, những giờ ra chơi nhìn sân trường thấy các bạn đùa vui rất đỗi hồn nhiên và sáng trong như màu áo trắng, các bạn nam thì đá cầu, đuổi bắt; đó đây những tà áo dài bay bay trong gió; và dưới những gốc phượng già nhóm nữ sinh nào đang tụm năm tụm bảy bàn tán chuyện của ngày qua, ngày mai... và chính ở ngôi trường này người thầy đã để lại cho tôi ấn tượng nhiều nhất chính là thầy Phó Hiệu trưởng, thầy chăm lo cho học sinh hết mực, thầy đã không phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh yếu, thầy đã giúp đỡ rất nhiều về mặt vật chất lẫn tinh thần của những bạn học sinh nghèo hiếu học... thầy luôn làm những việc mà khả năng thầy có. Đó cũng chính là trách nhiệm mà người thầy đem đến cho mỗi học sinh thân yêu của mình, yêu biết mấy những tấm lòng nhân hậu cùng trách nhiệm mà thầy trao cho.


Cũng có những giờ ra chơi, em xòe tay buộc gió, có lúc bất chợt thấy một người thầy khác cuối hành lang. Thầy đứng một mình thôi và hình như có bụi phấn nào đó đang rơi rơi trên mái đầu tóc bạc, trên bàn tay gầy guộc. Rồi có những giờ ra chơi, em không còn vô tư khi thấy thầy sau khói thuốc cuối hành lang. Thầy nghĩ gì? Thầy ơi! Vùng khói thuốc bung lên làm mái tóc bạc nay lại bạc thêm, em nhớ mãi thầy ơi! Đó là thầy chủ nhiệm của tôi, Thầy đã lặng lẽ chăm lo cho chúng tôi từng chút một, và những năm tháng cuối cấp này thầy càng lặng lẽ hơn.
Có một ngôi trường và thầy cô giáo đẹp như một bài ca không thể nào quên.

27 tháng 2 2019

Địa phương của bạn làm sao mk biết đc?

Học tốt!

Thanks

27 tháng 2 2019

bạn tham khảo

Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Tuy nhiên, hôm nay em mới đứng gần chú khi đứng chờ một người bạn. Đây cũng chính là người em mới gặp lần đầu nhưng để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên.

Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ đồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh.

Chú mặc quần tây dài gọn gàng, chân đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tăng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.

Chú đứng đó như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc xe máy đậu xe quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy.

Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào. Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc xe hon-đa vù tới ngã năm nhấn ga bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an vội giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô sượng sùng nói lời xin lỗi.

Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai ghi phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: "Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông không được chở ba". Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Cứ thế, chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không có một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này.

Em rất kính phục phong cách làm việc của chú, vừa có tình lại vừa có lí. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố.

21 tháng 12 2020

Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi. Mẹ có một thân hình cân đối, không mập cũng không gầy. Thân hình của mẹ y như các cô người mẫu trong ti vi. Mẹ em cao trên 1m50. Khuôn mặt trái xoan của mẹ không cò đẹp như lúc ở tuổi 20 nữa vì mẹ phải làm lụng vất vả. Mái tóc của mẹ đen óng, suôn mượt và xõa xuống quá eo. Đôi mắt long lanh, sang như ánh sao làm cho gương mặt mẹ trở nên đẹp hơn. Đôi môi của mẹ đã bị khô vì lâu rồi mẹ chưa chăm sóc môi. Mẹ vui vẻ và hay cười, khi cười mẹ để lộ hàm răng trắng tinh. Nụ cười của mẹ luôn rạng rở và duyên dáng. Các cô bạn thời sinh viên của mẹ nói với em: “ Hồi còn là sinh viên mẹ là một trong những hoa khôi của trường ”. Mẹ sỡ hữu một giọng nói nhẹ nhàng và truyền cảm. Những luc bé Mai làm nũng không chịu ngủ thì bé cứ đòi mẹ hát ru. Nhưng mới hát được một nưa thì bé đã ngủ xay. Mẹ đi đứng nhẹ nhàng và cẩm thận. Mỗi lần em bị ốm, mẹ luôn quan tâm, chăm sóc và ngồi bên giường với em. Mẹ là một người mẹ tuyệt vời nhất thế gian. Các bạn ở lớp ai cũng nói em thật hạnh phúc khi có một người mẹ như vậy. Em rất vui và sẽ cố gắng học tập tốt để mẹ vui lòng.

 

21 tháng 12 2020

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

8 tháng 4 2018

Ngôi trường mơ ước của em là một ngôi trường với cỏ cây, hoa lá ở mọi nơi.Ngoài cổng trường, một con đường rất nhiều hoa dẫn đến cổng. Trong trường còn có những cái xích đu để cho các bạn nhỏ ngồi chơi, đọc sách vào những giờ nghỉ giải lao. Nó còn có nhà kính để trồng rau, hoa,...Những chiếc ghế dài được đặt dưới những gốc cây cổ thụ. ở sân thể dục sẽ có một hồ bơi để giúp các bạn nhỏ rèn luyện sức khỏe. Những chuồng chim xinh đẹp được treo dưới những cái cây cho sân trường thêm vui vẻ. Trong những lớp học, những chậu hoa nhỏ được đặt ngay bên cứa sổ. Em rất muốn có một ngôi trường hòa nhập với thiên nhiên, tạo nên không khí mát mẻ.

8 tháng 4 2018

“Thành công sẽ mỉm cười với những ai có ước mơ và dám thực hiện ước mơ của mình”.

Vâng! Có lẽ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trên chuyến hành trình dài của cuộc đời, chúng ta đều mang theo bên mình không ít những ước mơ – thứ mà ta hết sức nâng niu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hạt giống ước mơ ấy sẽ nhanh chóng nảy mầm trong khu vườn khát vọng của riêng ta. Tôi cũng vậy, cũng có rất nhiều ước mơ cho tương lai và chúng luôn đẹp, rực rỡ, huy hoàng trong đôi mắt đầy hi vọng của tôi. Thế nhưng, ngay những ngày tháng cuối cùng sắp khép lại, quãng đời trung học phổ thông, ước mơ lớn nhất của tôi là được bước vào giảng đường đại học, một ngôi trường sẽ là mái nhà tương lai che chở, bảo vệ và dạy cho tôi những kinh nghiệm, những bài học cuộc sống giá trị bên cạnh lượng tri thức khoa học bổ ích.

Rõ ràng việc vào đại học đối với học sinh trong thời đại ngày nay là rất dễ dàng, khác xa với thế hệ cha anh ngày trước. Bởi lẽ song song với nhu cầu giáo dục ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập này, hàng loạt các trường đại học mọc lên ở khắp nơi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của khối lượng đông đảo học sinh. Và từ đó, cũng phát sinh rất nhiều vấn đề mang tính tất yếu mà học sinh chúng tôi phải băn khoăn, lo nghĩ về việc chọn một trường đại học phù hợp, đúng như sở nguyện của mình. Đứng trước nhiều lựa chọn mang tính bước ngoặt này, mặc dù đã được thầy cô, gia đình và hệ thống thông tin đại chúng tư vấn và cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết nhưng chúng tôi vẫn không thoát khỏi những suy nghĩ mông lung, mơ hồ về ngôi trường đại học tương lai. Bởi lẽ, nghe và đọc thì chúng tôi đã được nghe và đọc rất nhiều nhưng chưa bao giờ và chưa lúc nào được viếng thăm một ngôi trường đại học thật thụ để hiểu rõ hơn về môi trường giảng dạy của nó. Thật khó để chọn lựa phải không nào, khi mà trên Internet hay báo chí, truyền hình, ngôi trường đại học nào cũng thật đẹp và có những điều kiện tuyển sinh hết sức hấp dẫn.

Và rồi, như một sự may mắn, tôi và nhiều hoc sinh khác được nhà trường tổ chức tham quan trường Đại học Tân Tạo thuộc “thành phố tri thức Tân Đức”, cũng tọa lạc trên địa phân huyện Đức Hòa của chúng tôi. Chắc chắn rằng, sự xuất hiện của ngôi trường này sẽ làm thay đổi rất nhiều bộ mặt của huyện Đức Hòa nói riêng và của cả tỉnh Long An nói chung chỉ trong tương lai gần mà thôi.

Hình như, có  nhiều lúc tôi đã mơ màng hình dung trong tâm trí mình những hình ảnh đẹp đẽ và tráng lệ nhất của ngôi trường đại học trong nhiều bộ phim của nươc ngoài. Chẳng hạn như trong phim Harry Potter, rõ ràng ngôi trường ấy thật lộng lẫy và nguy nga đến không thể tả được. Tôi đã từng nghĩ rằng ở nước Việt Nam của chúng ta không thể nào có một ngôi trường tầm cỡ như vậy. Thế rồi, chuyến tham quan  Đại học Tân Tạo đã thay đổi rất nhiều suy nghĩ non trẻ và có phần sai lệch trong tôi, đồng thời nó gieo cho tôi rất nhiều hy vọng về một tương lai tốt đẹp phía trước.

Tôi hầu như đã bị choáng ngợp khi đứng trước tòa nhà trung tâm của trường. Đó chỉ là một trong số rất nhiều tòa nhà khác đã và đang được hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tuy không quá lịch lãm như những ngôi trường trong tưởng tượng phi thực của tôi, Đại học Tân Tạo cũng ít nhiều giúp tôi hình dung được rõ ràng và cụ thể hơn ước mơ cháy bỏng của mình.  Hơn thế nữa, qua trò chuyện với đội ngũ giảng viên và những thành viên trong ban sáng lập trường, tôi cảm nhận rõ được sự thân thiện toát lên qua từng lời nói và thái độ của họ dành cho lớp học sinh tương lai chúng tôi. Đâu đó trong ánh mắt thiết tha của các thầy, các cô là cả một niềm tin yêu và hoài vọng lớn lao đặt vào thế hệ trẻ chúng tôi. Không dùng những từ ngữ cầu kỳ, không diên những bộ trang phục mang tính thời đại, các thầy cô tận tình như anh chị, cha mẹ của chúng tôi vậy. Và còn gì tốt hơn khi tôi được học và sinh hoạt trong một môi trường thân thiện, ấm áp tình người như thế. Thầy cô sẽ không còn là những người ở trên, xa cách và luôn nghiêm khắc với tôi mà họ sẽ là những người bạn vô cùng đặc biệt, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng chúng tôi trên chặng đường chông gai phía trước.

Sau một vòng tham quan cơ sở vật chất của trường, tôi cảm thấy rất vui và tầm nhìn của mình đã được mở mang đôi chút. Chưa bao giờ tôi tiếp xúc thực tế với những căn phòng, kiến trúc xây dựng hay tất cả mọi thứ theo tiêu chuẩn quốc tế như thế này. Thật hào hứng khi tôi chợt ước rằng một ngày nào đó được trở thành sinh viên của Đại học Tân Tạo. Khi ấy, chắc tôi sẽ phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều.

Khi tìm hiểu về công tác giảng dạy và hệ thống giáo dục của trường, tôi bất giác quên mình vẫn còn là một học sinh trung học phổ thông bởi chúng quá hấp dẫn và đầy quyến rũ với tôi. “Một nền giáo dục theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ”. Có thật không trong địa phận của huyện nhà đa số những người dân nơi đây đều nghèo và quanh năm tần tảo như nhau cả. Sẽ rất khó cho chúng tôi khi phải học trong môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với khoảng 60% giảng viên là người nước ngoài. Nhưng tôi chợt vững tâm và bớt đi phần nào lo ngại vì tôi tin rằng họ có thừa năng lực, trí thức và lòng hăng say yêu nghề để giảng giải tận tình cho chúng tôi. Học phí vào trường đại học là vấn đề đã gây rất nhiều suy ngẫm cho tôi, bởi với số tiền ít ỏi từ việc làm nông của gia đình, tôi hoàn toàn không thể với tới một ngôi trường tầm cỡ quốc tế thế này. Nhưng như một phép màu, trường có hẳn học bổng toàn phần cho những sinh viên vượt khó học tập. Hơn thế nữa, tất cả những sinh hoạt cá nhân, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí của học viên đều được thực hiện trong ký túc xá và khuôn viên nhà trường. Sẽ rất tiên lợi cho những sinh viên xa nhà và có nhiều lo ngại về hệ thống an ninh phức tạp trong các khu nhà trọ.

Tuy không được tham quan toàn bộ cơ sở vật chất của trường, chưa được vào thư viện và nhiều phòng khác nhưng tôi rất mong rằng: tất cả mọi thứ đều đầy đủ và tiện dụng cho sinh hoạt của chúng tôi.

Tôi nghĩ thư viện của nhà trường phải là nơi mà chúng tôi có thể tự do thả hồn mình nổi trôi trên những trang sách biết nói ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Phòng tự học dành cho sinh viên sẽ thật rộng rãi, thoáng mát để chúng tôi chú tâm vào việc học thay vì lười biếng ngồi buồn trong ký túc xá của trường. Trong môi trường mà tất cả mọi người đều học hăng say như vậy thì tin chắc rằng nhưng học viên khác cũng sẽ làm theo thôi.

Tôi còn rất nhiều mong muốn muốn bày tỏ với ban tổ chức cuộc thi này nhưng thời gian không còn nhiều nữa. Tôi nghĩ rằng, trường Đại học Tân Tạo đã, đang và sẽ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của sinh viên, vượt xa cả những mong muốn giản đơn, bình dị của tôi. Thế nên tôi cũng chẳng còn muốn ước mơ gì khác ngoài việc sẽ được học tập, sẽ được bay đến tương lai bằng đôi cánh do Đại học Tân Tạo ban tặng cho mình. Ngay từ giây phút này, tôi sẽ nỗ lực trau dồi hết sức, hết lòng để vươn tới ước mơ khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Trở thành sinh viên của trường Đại học Tân Tạo và cho dù ước mơ ấy không thực hiện được, tôi vẫn sẽ có cơ hội vào những trường đại học chất lượng khác, chỉ sau Đại học Tân Tạo thôi,  hy vọng là như vậy.

Chờ tôi nhé, ngôi trường Đại học yêu quí của tôi! Chờ nhé, ước mơ, khát vọng cháy bỏng trong tôi lúc này. Một lần nữa, tôi muốn động viên chính mình bằng câu danh ngôn yêu thích: “Hãy luôn là chính mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”.

Và dĩ nhiên, tôi sẽ viết vào ký ức đẹp đẽ của mình những gì mà tôi trông thấy và cảm nhận được sau chuyến viếng thăm không thể nào quên này. Tuyệt. Cảm ơn tất cả mọi thứ từ cuộc sống đã cho tôi cơ hội được đến gần hơn với mơ ước của mình.