Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.
Tham khảo:
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.
Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.