Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trò chơi cướp cờ là một hoạt động tập thể vô cùng bổ ích và thú vị. Dưới đây là thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:
-
Mở bài:
- Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu của văn hóa Việt Nam.
- Cướp cờ thường diễn ra trong các buổi hội làng hoặc đơn giản là sau buổi chăn trâu, cắt cỏ của những cô bé, cậu bé ở vùng nông thôn.
- Ngày nay, cướp cờ vẫn được nhiều đối tượng yêu thích bởi sự huyên náo, vui tươi mà nó mang lại.
-
Thân bài:
-
Những quy tắc khi chơi:
- Số lượng người tham gia: Khoảng 8 đến 10 người.
- Độ tuổi: Trẻ em.
- Dụng cụ: Một lá cờ.
- Không gian diễn ra trò chơi: Phòng rộng rãi.
-
Miêu tả cách chơi và luật chơi:
- Chuẩn bị trước khi chơi:
- Tùy thuộc vào số lượng người chơi, chia đội chơi bằng nhau.
- Chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Sau đó, vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ.
- Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10 - 20m, kẻ vạch xuất phát.
- Chọn ra một người để làm quản trò.
- Bắt đầu chơi:
- Hai đội đứng sau vạch xuất phát. Sau đó, đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5…
- Khi quản trò gọi đến số nào, người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ.
- Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì không được điểm nào.
- Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định.
- Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng.
- Chuẩn bị trước khi chơi:
-
Tác dụng của trò chơi cướp cờ:
- Tăng khả năng vận động, khéo léo.
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn.
- Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ.
- Tăng thêm tinh thần đoàn kết.
-
-
Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của trò chơi cướp cờ.
Tham Khảo:
Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối caoNgười Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.
Tham khảo
Từ "đế" có nghĩa là vua – người đứng đầu, đại diện cho một quốc gia. Trong khi từ "nhân" – người có phạm vi hẹp hơn. Một nước có vua thì chắc hẳn sẽ có các thần dân cho nên có thể dùng từ “đế"”để nói chung. Bên cạnh đó, dùng từ đế còn khẳng định sự ngang hàng, bình đẳng giữa nước ta và phương Bắc.
ok bạn mình có thể giúp
Nghệ thuật đánh giặc
- Vườn không nhà trống
- Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu
1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
2. Tấn công quyết liệt.
3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
BÀI LÀM :
Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã có rất nhiều trò chơi hay, thú vị và được kế thừa, phát triển đến tận ngày nay, và nhiều trò chơi đã vượt qua giới hạn của một trò chơi dân gian mà trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự. Một trong số đó chính là trò chơi dân gian thả diều. Đây là một trò chơi có từ rất lâu đời và đến ngày nay vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chơi, vì mức độ ảnh hưởng của trò chơi này đến quần chúng khá lớn nên hàng năm nhiều đơn vị đã đứng ra tổ chức các festival thả diều, thậm chí nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia mang tầm quốc tế bởi có lượng người đông đảo yêu thích bộ môn này.
Thả diều là một trò chơi dân gian đã được xuất hiện cách đây rất lâu, trải qua nhiều thế hệ người Việt Nam tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Không ai biết được chính xác thời điểm mà trò chơi thả diều được ra đời, chỉ biết nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt Nam từ rất lâu rồi. Cùng với sự phát triển của lịch sử, trò chơi dân gian thả diều không những không bị mất đi, thui chột mà ngày càng trở nên phát triển, nếu như khi xưa nó chỉ thường được chơi vào các dịp lễ hội, lúc nhàn hạ thì nay thả diều đã vượt qua một trò chơi dân gian trở thành một bộ môn giải trí thực thụ, nó thu hút đông đảo sự yêu thích, đam mê ở người Việt Nam, ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau.
Thả diều là trò chơi mà người ta dùng sức gió để đưa diều lên cao, người chơi, người thả sẽ điều khiển bằng sợi dây mảnh, chắc chắn ở bên dưới, có thể điều khiển lên cao, xuống thấp, tùy thuộc vào ý muốn của mình. Điều kiện cần phải có để thả diều chính là có gió, gió cũng không được quá lớn, không quá lặng. Người chơi sẽ dựa vào sức gió để đưa con diều lên cao, sau đó để con diều bay cùng với chiều của gió. Chính bởi đặc điểm này mà thời điểm người ta lựa chọn để thả diều thường là vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này không những có bóng râm mà còn có gió, cường độ của gió cũng rất phù hợp để có thể thả diều.
Về cấu tạo của diều có thể chia thành ba phần, đó chính là phần khung diều, phần giấy diều và phần cuối cùng là dây diều. Trước hết, phần khung diều thường được làm bằng khung tre mỏng hoặc khung bằng gỗ, nhưng khung diều này phải đảm bảo khung diều phải chắc chắn, có thể giữ vững trước sức thổi của gió, khung diều phải cân đối hai bên và trọng lượng phải nhẹ, như vậy diều mới có thể bay lên cao và giữ được thăng bằng giữa không trung. Khi xưa, vật liệu phổ biến nhất mà ông cha ta sử dụng để làm diều chính là thanh tre mỏng, kĩ thuật làm cũng đơn giản, thô sơ hơn so với ngày nay.
Ngày nay, khung diều còn có thể làm bằng kim loại mỏng, vô cùng chắc chắn, làm cho con diều có khả năng bay lên cao hơn bình thường và có thể thích nghi hơn với thời tiết, khi gió lớn một chút cũng không bị quật ngã mà vẫn có thể bay như bình thường. Bộ phận thứ hai không thể thiếu của diều chính là giấy diều, hay còn được gọi nôm na là phần áo của diều. Khi xưa, điều kiện còn thiếu thốn, phần áo diều này được làm từ những mảnh giấy báo thừa, chúng sẽ được dính lại với nhau, dán xung quanh phần khung của diều. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bởi đó chính là phần giúp cho diều đón gió và có thể bay lên.
Ngày nay, khi thả diều đã trở thành một bộ môn nghệ thuật thì phần khung hay phần áo diều cũng được thiết kế tỉ mỉ hơn, ngoài giấy thì chất liệu được ưa thích hơn cả chính là ni lông, vải dù, trên đó có những màu sắc vô cùng bắt mắt, độc đáo, có thể là những hình thù khác nhau, có thể là hình cánh bướm, hình chim công, chim đại bàng… Những hình thù của cánh diều được sản xuất đa dạng để phục vụ cho mục đích sử dụng của nhiều người. Phần cuối cùng không thể thiếu của diều chính là phần dây diều, phần dây diều thường là dây dù, đây là loại dây nhẹ, mảnh, chắc chắn có thể giữ chắc con diều giữa không trung và đủ nhẹ để đưa con diều bay lên cao.
Ngày nay, sự phát triển của bộ môn thả diều đã thu hút ngày càng đông đảo lượng người tham gia, mọi người thường tập trung lại với nhau thành những tổ chức, những câu lạc bộ thả diều lớn. Đó chính là nơi những người yêu thích thả diều có thể chia sẻ niềm đam mê với bộ môn này cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà mình biết về thả diều. Họ tham gia thi đấu, tổ chức các festival để những người có cùng sở thích có thể thỏa mãn niềm đam mê của mình, mục đích chính không phải giải thưởng mà là sự giao lưu, chia sẻ.
Thả diều là một trò chơi dân gian lâu đời, trải qua bao thế hệ nó vẫn được người Việt Nam hiện đại yêu thích, kế thừa, thậm chí đưa nó phát triển từ trò chơi dân gian thành một bộ môn nghệ thuật được đông đảo người Việt Nam yêu thích, lựa chọn.
- Số lượng người tham gia: Không giới hạn tuy nhiên phải chia làm hai đội, số lượng người 2 đội phải bằng nhau và theo số thứ tự. Mỗi thành viên cần nhớ số của mình.
- Lá cờ được đặt ở vị trí trung tâm, khoảng cách với hai đội là bằng nhau.
- 2 đội đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình.
- Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
- Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về.
Môn Văn là môn học quen thuộc và vô cùng quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Khi muốn nói điều gì đó, muốn bày tỏ mong muốn, chúng ta cần phải nói ra một cach dễ hiểu nhất. Khi biện luận, phản bác một hay nhiều vấn đề khác nhau, ta cần có luận điểm luận cứ rõ ràng, rành mạch, trau chuốt.... Để làm được những điều ấy, ta cần phải học Văn. Ngoài ra, chúng ta có thể cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh đẹp đẽ cũng chính là nhờ Văn học. Nếu ai đã dành thời gian quan sát và lắng nghe khung cảnh thiên nhiên buổi sáng sẽ càng hiểu hơn vẻ đẹp của những âm thanh đặc biệt của làng quê vào buổi sớm mai, hoặc của khu phố khi màn đêm buông xuống… Hơn nữa, Văn học cho ta biết về nguồn cuội, gốc rễ. ngay từ khi mới sinh ra mỗi chúng ta đều được bà, được mẹ hát những câu hát ru trong khi đi ngủ, những câu ca dao mượt mà đằm thắm. Sau đó là những ngày ngồi trên ghế nhà trường chúng ta lại được học môn văn, Tiếng Việt để biết về nguồn cội, gốc rễ ngày xưa ông cha ta nói và làm những gì? Vậy nên Văn học đi suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Trong cuộc sống, khi ai đó vui vẻ hoặc buồn bã,... Văn lại giúp chúng ta biết đồng cảm với người khác. Khi đọc những trang đời kể về những nỗi khổ tột cùng, những nỗi đau da diết,... ta sẽ thấy đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu. Tóm lại, Văn học là nguồn sống, là hơi thở, là linh hồn của đời người. Ta cần phải học tập, tìm hiểu, trau dồi kiến thức môn Văn thì cuộc đời mới thêm tươi đẹp, nở
Về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Bố cục bài viết sáng rõ, các luận điểm liên kết mạch lạc, liên kết chặt chẽ; văn phong trong sáng, có cảm xúc,…
- Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức tập làm văn và năng lực cảm thụ văn học.
Về kiến thức: Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
a. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:
* Quan vô trách nhiệm:
- Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….
- Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….
- Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”
* Quan hống hách:
- Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…
- Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
- Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.
- Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…
* Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng khổ:
- Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.
- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy kệ”.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”
- Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….
- Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
- Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “ù! Thông tôm, chi chi nảy…”
- Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …
=> Tác giả đã sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…
c. Kết bài: Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị lên án.