Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:
+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;
+ Khai thác dầu khí;
+ Làm muối,…
- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:
Đối với phát triển kinh tế
+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);
+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…
Đối với xã hội
+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;
+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…
Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội :
- Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: sinh vật, khoáng sản, năng lượng,…
- Môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, GTVT, du lịch,…
- Góp phần điều hòa khí hậu, đảm bảo sự đa dạng sinh học.
Vai trò của biển đối với kinh tế - xã hội nước ta (Biển Đông):
- Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối), thủy sản, năng lượng (sóng biển, thủy triều),…
- Hệ sinh thái rừng ngập cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
- Điều hòa khí hậu: Nhờ có Biển Đông mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn nên khí hậu bớt khắc nghiệt (thiên nhiên khác hẳn các nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi).
- Môi trường cho các hoạt động kinh tế: giao thông vận tải trên biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch,…
- Vai trò của biển đối với kinh tế - xã hội nước ta.
+ Kinh tế: Phát triển tổng hợp kinh tế biển (vận tải biển, khai khoáng, thủy hải sản và du lịch biển) -> Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đóng góp GDP, tăng nguồn thu cho ngư dân,…
+ Văn hóa, xã hội: Hình thành các đô thị mới dọc ven biển, đa dạng văn hóa do dễ dàng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
+ An ninh, quốc phòng: Hệ thống tiền tiêu để nước ta tiến ra biển trong thời đại mới, hội nhập kinh tế, bảo vệ đất liền,…
* Khái niệm
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).
- Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
* Đặc điểm
Đặc điểm chung của môi trường là:
- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.
- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.
* Vai trò
- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. Ví dụ: Con người và sinh vật sống ở môi trường đới nóng, ôn hòa, đới lạnh; sống ở đồng bằng, miền núi, hải đảo,…
- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.
- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.
- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.
- Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người.
- Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:
+ Phân bố không đồng đêu theo không gian lãnh thổ.
+ Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triền lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
+ Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa đạng nhưng có giới hạn nhất định.
-> Nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản.
+ Dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên phân thành:
Tài nguyên thiên nhiên vô hạnTài nguyên thiên nhiên hữu hạn: tái tạo được và không tái tạo được.- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người:
+ Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế — xã hội. Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế...
* Ví dụ: Tại một vùng mọi thứ xuất hiện làm ra thiên nhiên nhưng khi phải chịu mọi thiên tai, bão lụt thì rất nhiều sự sống tại vùng đó bị tiêu hủy, tàn phá nặng nề, đó là kết thúc của sự sống. Con người khai thác các loại khoáng sản, hải sản lâm sản,…phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.
+ Là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế — xã hội.
* Ví dụ: Thiên nhiên cung cấp cho con người lượng tài nguyên lớn như nguồn nước, khoáng sản…
Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.
Số liệu năm 2021:
+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%.
+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.
=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.
Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia:
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, đặc biệt trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.
- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để tích luỹ vốn và phát triển ổn định.
+ Đối với hầu hết các quốc gia, việc tích luỹ vốn đòi hỏi phải có quá trình lâu dài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng mà có thể rút ngắn quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác sản phẩm thô để bán.
+ Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác, từ đó tạo ra cơ hội phát triển kinh tế ổn định.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên. Một số loại tài nguyên do khai thác đến mức cạn kiệt nên đã trở thành quý hiếm.
Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:
* Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.
- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.
Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
- Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.
Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.
* Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.
Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).
Vai trò của biển và đại dương đối cới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:
- Đối với kinh tế:
+ Cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản phong phú.
+ Không gian phát triển các ngành kinh tế: khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển, du lịch, xây dựng cảng biển,…
- Đối với xã hội:
+ Nước ta có 28/63 tỉnh/thành phố giáp biển => biển là nguồn sinh kế quan trọng cho người dân ven biển.
+ Thuận lợi để giao lưu kinh tế, xã hội với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.