K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2017

Tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng : tự giận mình về thời gian bỏ phí phải trốn học, tiếc nuối vì sự lười biếng của mình, sợ hãi khi thầy gọi lên bảng, chăm chú nghe giảng, thấy hiểu bài hơn bao giờ hết

\(\Rightarrow\)Đây là một cậu bé hồn nhiên, chân thật, biết nhận thức lẽ phải, có tình yêu tiếng Pháp, quý trọng biết ơn thầy

21 tháng 2 2016

-bất ngờ, hiểu ra tất cả

-hối tiếc, ân hận khi xa thầy

-hiểu ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp

-là người yêu nước Pháp

-căm giận bọn lính Đức

8 tháng 3 2016

Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

 

Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.

 

Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.

cam nghi ve buoi hoc cuoi cung

Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

 

Phrăng choáng váng và trong lòng chú đột nhiên dấy lên sự căm phẫn đối với kẻ thù: A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã. Rồi chú thảng thốt, tiếc nuối và tự giận mình ham chơi, lười học bấy lâu nay:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…

 

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa Uy phải dừng ở đó ư?… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ.

 

Như có một phép màu kì diệu làm thay đổi nhanh chóng suy nghĩ của Phrăng: Những cuốn sách vừa nãy cậu còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyền ngữ pháp, quyền thánh sử của cậu giờ đây dường như những người bạn cố tri mà cậu sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và cậu không còn gặp thầy nữa, là cậu quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

 

Đang suy nghĩ mung lung thì Phrăng nghe thầy gọi đọc bài. Chú ân hận vì đã không chịu học thuộc bài mà thầy đã dặn. Sự ân hận đã thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Chú ao ước: Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam…

 

Vì không thuộc bài nên Phrăng lúng túng… lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Chú càng thấm thía và đau xót bởi câu nói sâu sắc của thầy:
Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào? Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người.”

 

Lẽ ra, Phrăng đã bị thầy trừng phạt như mọi ngày nhưng hôm nay, thầy chỉ ân cần khuyên nhủ, phân tích cho chú rõ tác hại của thói xấu coi nhẹ việc học hành, nhất là học tiếng mẹ đẻ.

 

Phrăng thấm thía lời thầy dạy và điều không thể tin được đã xảy ra: tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế.

 

Đây là một tâm trạng Tất lạ: kinh ngạc đối với chính bản thân mình. Quả là một đột biến nhưng là sự đột biến cố quy luật, bởi chính buổi học cuối cùng này đã khơi dậy trong Phrăng niềm say mê học tập, tình yêu sâu sắc tiếng nói dân tộc mà trước đây chú – và nhiều người khác đã từng coi thương. Chính trong tâm trạng xấu hổ, tự giận mình ấy mà khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.

 

Sự khâm phục, tự hào của Phrăng về người thầy bộc lộ rõ nhất là trong giây phút kết thúc buổi học. Thầy Ha-men đã khơi dậy nỗi đau đớn, tủi nhục khi quê hương bị giặc thôn tính và đồng hóa; đồng thời thắp sáng tình yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc trong lòng mọi người. Đây chính là điều khiến cho Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình rất đỗi lớn lao.

 

Phrăng cảm động vô cùng. Hình ảnh thầy giáo Ha-men tận tụy và đáng kính sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí chú bé.

 

Thầy giáo Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng nhỏ bé suốt bốn mươi năm – gần như cả cuộc đời. Vậy mà sau buổi học cuối cùng này, thầy phải ra đi. Quân xâm lược Phổ bắt buộc từ ngày mai, các trường học ở vùng này phải dạy bằng tiếng Đức. Cái quy định ngạo ngược ấy làm cho thầy giáo già cảm thấy đau đớn và tủi nhục.

 

Tuy đã chuẩn bị ra đi nhưng thầy Ha-men vẫn nặng lòng với ngôi trường quen thuộc cùng đám học trò nghèo rất đáng thương của thầy.

 

Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng: … chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nép mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với chiếc thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không quở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

 

Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp-An-dát viết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.

 

Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.

 

Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…

 

Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm để dạy cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dấn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.

 

Buổi học cuối cùng là một câu chuyện tự nhiên, chân thực và cảm động, chứa đựng ý nghĩa thật sâu xa. Có thể coi truyện ngắn này là bài ca về lòng yêu nước không chỉ của dân tộc Pháp mà là của chung các dân tộc trên toàn thế giới. Thông qua truyện, tác giả khẳng định rằng: muốn giữ vững được chủ quyền độc lập tự do của đất nước, trước hết mỗi người dân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tinh thần vô giá mà tổ tiên, ông cha để lại: đó là ngôn ngữ, là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc tự bao đời.

17 tháng 3 2016

Ngay sau khi buổi học kết thúc. Thầy Ha-men cùng người em gái của mình ra đi, rời xa vĩnh viễn vùng An - dát, rời xa vĩnh viễn ngôi trường mà thầy giáo gắn bó bốn mươi năm.

Chiếc xe ngựa đưa thầy ra khỏi trường. Thầy thẫn thờ đưa mắt nhìn ngôi trường. Cả tới khi xe đã ra tới con dốc ở phía đầu làng, thầy vẫn cố ngoái lại nhìn, Rồi thầy quay đi, rút khăn mùi xoa lau nước mắt. Thật tội nghiệp cho thầy.

Bọn học trò nhỏ chúng tôi đưa tiễn thầy mãi đến tận ngã ba, nơi con đường làng nhập và một con đường lớn. Thầy quay về phía chúng tôi, giọng nghẹn ngào:

-      Thôi, các con về đi! Thầy mong các con hãy nhớ những gì thầy đã nói với các con lúc nãy.

Chúng tôi oà lên khóc.

-      Hãy can đảm lên các con - Thầy an ủi chúng tôi và vẫy chào từ biệt.

Rồi chiếc xe ngựa chở thầy cứ xa dần, xa dần, mất hút vào con đường cái lớn. Lúc bấy giờ chúng tôi mới quay về làng. Chúng tôi im lặng đi bên nhau, thẫn thờ như vừa đánh mất một thứ gì quý giá lắm mà không thể nào tìm thấy được!

Hôm sau, thầy giáo dạy tiếng Đức đến thay thế thầy Ha­men...Ông thầy mới này cũng là người Pháp, nhưng không hiểu sao mới gặp chúng tôi đã có ác cảm. Phải chăng vì thầy dạy Đức văn chứ không phải Pháp văn? Sao thầy có thể nhồi nhét vào đầu óc chúng tôi thứ ngôn ngữ lạ hoắc và chán ngắt này?

 

Tôi không hứng thú gì với bài học Đức văn này cả. Tôi nghe thầy giáo giảng bài với một thái độ dửng dưng, lạnh nhạt.

Đên khi thầy giáo mới bảo chúng tôi tập viết những từ tiếng Đức theo mẫu thì tôi lại viết những phân từ tiếng Pháp mà thầy Ha-men đã dạy chúng tôi. Vì tôi mới biết viết tập toạng nên tôi cũng chẳng viết được mấy từ. Bực mình, tôi cắm ngòi bút xuống bàn. Ngòi bút cong vênh lên khi đâm vào mặt bàn cứng. Tôi tự giận mình trước đây sao không chú trọng vào việc học tập, thường hay trốn học và rong chơi ngoài đồng nội? Giá tôi chăm chỉ hơn..,!

Chao ôi, càng nghĩ, tôi càng đau lòng. Và tôi nhớ tới thầy Ha-men, nhớ da diết. Tôi nhớ cái ánh mắt vừa nghiêm khắc, vừa dịu dàng của thầy. Tôi nhớ hình ảnh lớn lao của thầv với bộ trang phục trang trọng tròng buổi học cuối cùng. Tôi nhớ những lời giảng say sưa, xúc động của thầy. Tôi nhớ những từ mẫu viết bằng chữ rông rất đẹp: “Pháp, Andát, Pháp, An-dát” như những lá cờ bay phấp phới trước các dãy bàn. Tôi nhớ cả những lần tôi không thuộc bài, bị thầy phạt trước lớp, hoặc những lần tôi viết nguệch ngoạc, mực giây đầy vở, bị thầy phạt xoè hai bàn tay vụt thước kẻ xuống...Những lúc ấy tôi cho rằng thầy ác quá và rất ghét thầy...

Nhưng lúc này đây tôi lại thèm được thầy trở lại đây dạy chúng tôi những bài Pháp văn, thèm được thầy phạt chúng tôi như vậy. Bây giờ tôi mới thấm thía những hình phạt của thầy là muốn chúng tôi tiến bộ.

Đang nghĩ miên man thì bỗng “cốp”, một cái thước vút mạnh xuống đầu tôi. Tôi choáng váng ngẩng lên. Thầy giáo dạy Đức văn mặt hằm hằm nhìn tôi:

-     Thằng nhãi, mày học hành thế này à? Mày có muốn nhừ đòn không? Liệu hồn đấy! Đồ nô lệ thối tha!

Tôi cố kìm nén sự tức giận và cả những giọt nước mắt chỉ trực trào ra.

Tôi bỗng thấy ánh mắt buồn rầu, trìu mến của thầy Ha­men: Can đảm lên các con. Và bên tai tôi văng vẳng lời thầy Ha-men:

-      Các con ạ, các con nên nhớ rằng: tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù...

Những tiếng ấy át đi lời sỉ nhục của thầy giáo dạy Đức văn, khiến tôi bình tĩnh dần trở lại.

Bao giờ thầy Ha-men trở lại?.

2 tháng 3 2016

Trong buổi học cuối cùng thầy giáo hamen mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh diềm lá sen gấp mịn và đội cái mũ lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát thưởng. Thầy nói rất nhẹ nhàng ko giận dữ quát mắng thầy kiên nhẫn giảng bài và chuản bị bài rất chu đáo. Thầy ca ngợi tiếng Pháp và thầy còn coi tiếng Pháp như là chìa khoá của chốn lao tù

8 tháng 4 2017

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

23 tháng 2 2017

Tiếng nói là một giá trị văn hoá Dt, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói DT là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một DT gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của DT mình. Đó là các ý nghĩa gợi lên từ truyện BHCC.

23 tháng 2 2017

Thầy Ha-men đã so2 dân tộc mình với h/ả là:KHi 1 dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm đc chìa khóa trốn lao tù.Câu nói của thầy Ha-mentheer hiện lòng yêu nc tha thiết sâu sắc bởi thầy đã nêu bật đc giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh dành độc lập tự do

Phải biết yêu quý,giữ gìn và học tập để nắm vững đc tiếng nói của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Tiếng nói k chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện để dấu tranh dành độc lập tự do.

8 tháng 3 2016

Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng:... chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học tiếng Pháp cuối cùng này.

Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không qưở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng

baogiờ quên lãng nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giũ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...

Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp, An-dátviết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.

Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.

Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy...

Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm dạy... cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ vàtiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cùa sổ... Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cô' viết thật to: “Nước Pháp muôn năm! ”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.

10 tháng 4 2016

Mùa hè năm ngoái, ba mẹ cho em ra Hà Nội chơi nhà cậu và được cậu dẫn đi chơi vườn bách thú. Và em đã tận mắt chứng kiến hình ảnh một chú voi khổng lồ. Em mới chỉ biết đến voi qua những bức ảnh, những bài thơ, bài hát. Hôm nay em đã có thể ngắm nhìn nó một cách đầy ngường mộ như vậy.

Chú voi này là voi cỡ vừa, thân hình cao to, được nhốt trong một chiếc chuồng rộng lớn, đủ để nó sinh hoạt và đi lại. Em chỉ dám đứng từ xa mà nhìn vào. Cặp mắt của no to và tròn, cứ chăm chăm nhìn vào những người xung quanh. Cái vòi thun thun to và dài, tưởng chừng như một con đỉa khổng lồ đang ngoe ngẩy trên thân hình to lớn của chú voi này.

Thân hình của chú voi không biết nặng bao nhiêu nhưng em có cảm chừng nó như một cái nhà thu nhỏ, đồ sộ, sừng sững. Da của nó rất dày, chắc và bóng nhẫy. Cái ngà voi màu trắng ngà, uốn cong vút lên, chắc chắn. Nó dùng để húc con mồi hoặc húc những vật xung quanh làm cản đường nó.

Đặc biệt 4 cái chân to như bốn cái cột nhà không lồ, đi đi lại lại ở trong chuồng. Những bước đi nặng nề, khập khiễng bởi trọng lượng của voi quá lớn. Bốn cái chân này sẽ dẫm nát những thứ ở xung quanh như cây cỏ hoặc những thứ mà nó không thích.

Hai cái tai cứ ve vẩy xua đuổi ruồi muỗi, thi thoảng lại nằm im lìm. Cái tai đó y hệt như chiếc mo cau của bà nội ở nhà, ra và tròn, có vẻ chắc chắn nữa. Người ta bảo tai voi rất thính, có thể nghe được những âm thanh ở rất xa.

Cái đuôi cứ quật bên này quật bên khác, dài như một cái chổi khồng lồ mà không ai dám động vào.

Voi là động vật to lớn nhưng nó không hung dũ, em vẫn thấy có nhiều người vào sờ ngà voi và vòi voi. Bởi họ thân thiết và tiếp xúc hằng ngày với nó nên không sợ.

Voi ăn thức ăn rất nhiều, vì như thế mới đủ nuôi cơ thể khổng lồ như nó. Thức ăn chủ yếu mà nó ăn là các loại cỏ, rau, củ quả. Hình như nó không chừa bất cứ loại thức ăn nào.

Nhìn chú voi đi lại thong dong ở trong chuồng em thấy mình được mở mang tầm mắt vì lần đầu tiên chứng kiến một con voi ở ngoài đời thực chứ không phải qua những tấm ảnh.

10 tháng 4 2016

Em đang cần gấp ạ!

28 tháng 4 2016

(a. Tác giả hình dung ra tình huống Lượm hi sinh thật rõ ràng, cụ thể. Cũng như bao lần làm nhiệm vụ khác, Lượm hăng hái, không sợ gian khó, hiểm nguy. Giữa cuộc chiến đấu ác liệt, Lượm dũng cảm băng mình qua lửa đạn mang thư thượng khẩn ra mặt trận.

Tinh thần chiến đấu quên mình và sự hi sinh anh dũng của Lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng tác giả.

b. Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt, có tác dụng biểu hiện cảm xúc khâm phục và tiếc thương sâu sắc của tác giả.

- Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc vẫn còn tươi nguyên thì nhà thơ bỗng nhận được tin chẳng lành. Tác giả đau đớn thốt lên:

Ra thế

Lượm ơi!...

Câu thơ bốn chữ gãy đôi cùng với dấu chấm than giống như tiếng nấc nghẹn ngào, thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, đau xót tột độ của nhà thơ. )

28 tháng 4 2016
Tác giả hình dung ra tình huống hi sinh của Lượm thật cụ thể. Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái và đầy quyết tâm, không nề nguy hiểm: Một hôm nào đó 
Như bao hôm nào 
Chú đồng chí nhỏ 
Bỏ thư vào bao 
Vụt qua mặt trận 
Đạn bay vèo vèo 
Thư đề thượng khẩn 
Sợ chi hiểm nghèo Chiến trường đầy khói lửa nhưng Lượm vẫn xông pha làm nhiệm vụ. Bỗng lòe chớp đỏ, Thôi rồi Lượm ơi! Kể lại, hình dung lại sự việc mà tưởng chừng như tác giả đang tận mắt chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kiềm chế được, tự đáy lòng bật thốt lên tiếng kêu đau đớn. Câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót thương và cảm phục của tác giả của chúng ta trước cái chết bất ngờ của người chiến sĩ nhỏ. Chú bé đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, tươi trẻ đầy hứa hẹn. Nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót mà ông cảm nhận rằng sự hi sinh của Lượm rất đỗi thiêng liêng, cao cả. Chú như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ trên cánh đồng quê hương. Lượm đã hóa thân vào đất mẹ: Cháu nằm trên lúa 
Tay nắm chặt bông 
Lúa thơm mùi sữa 
Hồn bay giữa đồng… Bao quanh Lượm là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thơm như mùi sữa mẹ. Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Câu thơ: Hồn bay giữa đồng khẳng định tinh thần bất tử của Lượm. Lượm đã chết cho quê hương xứ sở. Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả nỗi đau đớn xót xa và niềm bâng khuâng, nhớ tiếc khôn nguôi của tác giả.
12 tháng 3 2016

giúp mk đi khocroi

12 tháng 3 2016

trả lời đi