Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chính phủ đã đặt ra những đạo luật, thành lập những cơ quan để thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước đối với đời sống kinh tế của nước Mĩ để điều hoà việc lưu thông hàng hoá, khôi phục sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội.
- Điểm đáng lưu ý nhất trong Chính sách mới là các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Nó quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
- Chính sách mới đã khắc phục được sự phát triển tự do chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu của nước Mĩ trước đó. Nước Mĩ từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.
Bản chất của chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở nước Mĩ trong những năm 1932-1939 là tăng cường sự can thiệp tích cực của nhà nước vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội
Đáp án cần chọn là: B
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Ru-dơ-ven đã đề ra chính sách mới với các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất.
Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven không có đạo luật phát triển du lịch – dịch vụ.
Đáp án cần chọn là: D
Chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra mang bản chất là sử dụng vai trò tích cực của nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Những vấn đề này bao gồm:
- Chính sách mới là một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.
- Thông qua các đạo luật.
- Cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.
Đáp án cần chọn là: C
- Điểm giống nhau cơ bản giữa chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít le cầm quyền (1933-1939) với chính sách mới của Ru-dơ-ven ở Mĩ là tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.
- Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nền kinh tế của Đức và Mĩ đều vận động theo quy luật thị trường, nhà nước không can thiệp vào các vấn đề kinh tế. Sự buông lỏng quản lý này chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa (sản xuất ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống cho người lao động khiến cung vượt quá cầu). Do đó để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng cần phải tăng cường vai trò của nhà nước
Đáp án cần chọn là: C
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hôi, được gọi chung là Chính sách mới
Đáp án cần chọn là: A
Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng thừa do việc sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận mà không đồng thời cải thiện đời sống cho người lao động. Để giải quyết vấn đề cân đối giữa cung và cầu, đạo luật phục hưng công nghiệp của “Chính sách mới” quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Do giải quyết đúng vấn đề cơ bản nhất của cuộc khủng hoảng nên đạo luật phục hưng công nghiệp là đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của nước Mĩ.
Đáp án cần chọn là: A
* Nội dung chính sách mới:
+ Nhà nước tích cực can thiệp vào đời sống kinh tế
+ Chính phủ thực hiện các biện pháp để giải quyết thất nghiệp
+ Thông qua các đạo luật để phục hồi kinh tế: Đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp
- Ý nghĩa:
+ Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội
+ Nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng
+ Tăng thu nhập quốc dân
+ Chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì
* Chính sách đối ngoại
+ Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinh Củng cố vai trò của Mĩ ở Mĩ Latinh, cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh (chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ)
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11.1933) (Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản)