Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đi chơi phải gỏi mẹ cha
Nếu mà không hỏi chính là con hư
Đông sang xuân đến mọi nhà
Trò chơi nhàn hạ đá gà giải khuây
Gặp nhau mới biết là hay
So tài cao thấp một vài đường thôi
Tiếng hô vang dậy ngập trời
Anh hùng tứ sứ khắp nơi tụ về
Ru em ...câu hát mùa thu
Quê ta mùa gặt chim gù đồng xa
Nôi mây chở giấc mơ hoa
Mùa thu đang chín nắng pha sắc vàng.
Con sông nằm ngủ cạnh làng
Bờ tre quê mẹ dịu dàng ru sông
Bầu trời đã lót mây bông
Nào trăng hãy ngủ giữa lòng trời cao.
Sân nhà hoa mướp đơm sao
Có con bướm nhỏ chiêm bao trong vườn...
Ngày xưa ở chốn thiên đình
Có chú cuội nhỏ liếc tình thiên nga
Bấy giờ cuội tuổi mười ba
Chị hằng lên tám vẫn là trẻ con
Thứ nhất tôi đây Ngọc Ánh
Học hành chăm chỉ dịu dàng vui tươi
Mai Chi tôi luôn hay cười
Môn Văn môn Toán điểm mười thường xuyên
Cảnh Dương thẳng thắn đoan trang
Đi học đầy đủ chẳng quên buổi nào
Tôi đây Xuân Phúc bảnh bao
Tính tình vui vẻ thể thao tuyệt vời !!!
Phương Trang sao trưởng là tôi
Quyết dành giải nhất cho sao của mình !!
Sao tôi xin hứa nhiệt tình
Chăm ngoan học giỏi vâng lời thầy cô !!
BÀI THƠ NÀY LÀ DO CẢ NHÒM MÌNH LÀM . KHÔNG ĐƯỢC HAY LẮM NÊN BẠN ĐỪNG CHÊ NHA !!
Cha mẹ hai từ thiêng liêng hơn bất kì điều gì trên đời. Cha mẹ người cho chúng ta sinh mệnh, người nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, cho chúng ta mặc, để chúng ta có thể dần dần trưởng thành. Công cha nghĩa mẹ là thứ mà những đứa con chúng em chẳng bao giờ có thể trả nổi. Quả đúng như câu tục ngữ của ông cha ta:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Lời thơ của bài tục ngữ như nhắc nhở mỗi đứa con biết hãy nhớ đến công ơn cha mẹ mình. Khi còn bé, lời thơ luôn luôn xuất hiện trong những câu hát ru của bà, của mẹ, dù đã lớn khôn nhưng lời thơ vẫn luôn in đậm trong tâm trí em:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời thơ bài tục ngữ mới giản đơn nhưng ý nghĩa thật lớn lao làm sao, nó không chỉ ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ mà còn nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Hình ảnh được so sánh trong bài thơ làm người đọc liên tưởng đến sự vĩ đại, to lớn và dạt dào của tình cảm gia đình, tình phụ tử cũng như tình mẫu tử. Núi Thái Sơn xuất hiện trong bài ca dao là một ngọn núi cao lớn, hùng vĩ của Trung Quốc. So sánh công ơn của cha đối với mỗi chúng ta dường như còn lớn hơn cả núi Thái Sơn, núi Thái Sơn to lớn bao nhiêu thì công cha cũng lớn bấy nhiêu. Còn Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn chả ra, nước chảy từ nguồn nhưng liệu ai biết được nguồn nước lớn bao nhiêu, dồi dào bao nhiêu? Cũng như liệu ai biết được tình mẹ, nghĩa mẹ vĩ đại, dạt dào bao nhiêu?. Cách so sánh này làm ta nhớ đến câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở mỡi chúng ta hãy luôn ghi nhớ về công cha, nghĩa mẹ dành cho chúng ta. Câu tục ngữ đã sử dụng những hình ảnh ví von thật tinh tế, mà cũng thật cụ thể. Hình ảnh so sánh được đưa ra càng làm người đọc dễ dàng nhìn nhận được công cha nghĩa mẹ.
Cha mẹ là người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. Công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, không gì đong đếm được. Không có cha mẹ thì cũng không có con cái. Bất cứ một ai trên đời này, anh hùng hay vĩ nhân, người xấu hay kẻ ác nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của chính mình. Cha mẹ đã sinh ra chúng ta, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời, chúng ta chính là những phần máu thịt của cha mẹ. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng, chúng ta phải hiểu cho nỗi lòng, công ơn, sự trả giá mà cha mẹ đã làm cho chúng ta.
Cha mẹ là người nuôi dưỡng chúng ta từ khi mới chào đời, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành, lúc chúng ta có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình. Mẹ cho ta dòng sữa ngọt lành. Cha cho ta sinh mệnh. Cha mẹ luôn cố gắng để chúng ta có thể khôn lớn một cách khỏe mạnh, an toàn, không lo lắng gì. Chúng ta từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết nói, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết suy nghĩ rồi đến lúc biết tự đi trên dôi chân của mình, tự mình làm cha mẹ là một chặng đường dài biết bao. Lúc chúng ta lớn dần lên, dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho chúng ta tất cả tâm huyết và sức lực của mình.
Không chỉ nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, chúng ta mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. Cha mẹ dạy chúng ta bằng những kinh nghiệm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của chính bản thân. Sau này, dù chúng ta lớn lên, đi học có thầy cô dạy dỗ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của chúng ta.
Chúng ta luôn phải nhớ lời của cha ông: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức con người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.
THAM KHẢO
Trái đất lâm nguy
Mọi người hãy nghĩ
Hành động của mình
Xã rác bừa bãi
Làm cho bây giờ
Mọi nơi có rác
Hãy cùng chung tay
Làm cho Trái đất
Ngày càng đẹp hơn
Đây là lần đầu mik làm nên các bn đừng cười nhé
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con .
chắc chắn ai cũng từng nghe qua