Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ có nhiều hình ảnh so sánh ví von: “tiếng suối” ví như “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phơi” so sánh với “chiếu êm”.
Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng - tưởng tượng độc đáo, lãng mạn tài hoa của nhà thơ. Qua đó thể hiện tâm hồn giao hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi.
Giống nhau: hai cách ví von chỗ cùng lấy tiếng suối của thiên nhiên làm đối tượng để cảm thụ và so sánh
+ Nguyễn Trãi và Bác là những nhân cách lớn, với tâm hồn thi sĩ.
- Khác biệt: Tiếng suối của Nguyễn Trãi gắn với địa danh Côn Sơn, suối của Côn Sơn, còn tiếng suối trong thơ Bác là tiếng suối vô danh
+ Nguyễn Trãi nghe tiếng suối như tiếng đàn, còn Bác nghe tiếng suối như tiếng hát, nhưng tiếng hát xa chứ không phải ở khoảng cách gần
+ Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi có vẻ như được nghe vào ban ngày, tiếng suối trong thơ Bác cảm nhận trong đêm
ó những nhà thơ nhà văn cùng một thời đại, cùng một đề tài nhưng lại không có chi tiết hình ảnh nào giống nhau thế nhưng cũng có những người không cùng thời đại vậy mà lại có cùng một hình ảnh với cách ví von khác nhau. Không hiểu sao chỉ là một hình ảnh chi tiết mà họ lại có thể giống nhau về việc lựa chọn như thế. Sự trùng hợp trong việc lựa chọn hình ảnh muốn nhắc đến ở đây chính là tiếng suối trong côn sơn ca của Nguyễn Trãi và cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Hai con người hai bài thơ khác nhau nhưng lại chung một chi tiết tiếng suối.
Trước hết ta thấy được sự tương đồng giữa hai cách ví von của hai nhà thơ về tiếng suối. Sự trùng hợp là khi cả hai người cùng tìm đến tiếng suối trong hình ảnh của bài thơ của mình. Cả hai tiếng ví von tiếng suối giống như những khúc nhạc, bài ca. Chính những điểm tương đồng ấy đã làm nên những nét tương đồng trong hai bài thơ. Cả hai tiếng suối được nhắc đến và ví von thật hay và mang đầy những nét nghệ thuật.
Tuy nhiên hai hình ảnh ấy cũng mang đến những cách ví von khác nhau giữa hai tiếng suối ấy.
Thứ nhất là cách ví von tiếng suối trong bài thơ côn sơn ca của Nguyễn Trãi. Nhà thơ ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai:
“Côn Sơn suối chày rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm du dương êm dịu tai. Thật sự tiếng suối ấy nghe thật êm dịu như những tiếng đàn cầm. Trong Côn Sơn âm thanh ấy quả thật quá hay. Cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng đàn cầm. Có thể nói là âm thanh của tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy.
Còn tiếng suối trong thơ Bác lại được ví von như tiếng hát của người con gái từ nơi xa vọng vào:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Tiếng suối kia được nhân hóa như tiếng hát của người con gái nào hát ở đằng xa. Người con gái ấy có giọng hát cao trong vút, tiếng suối ấy thật là làm cho êm dịu lòng người nơi đây. Bác đã sử dụng biện pháp so sánh để từ đó cho thấy âm thanh hay của tiếng suối kia. bác không đơn thuần tả dòng suối với tiếng kêu róc rách.
Điều đó cho thấy con người trở thành thước đo của cái hay cái đẹp đặc biệt là hình ảnh người con gái. Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mời gọi thật sự như một tiếng hát nỉ non trong chốn rừng sâu này.
Như thế qua đây ta thấy được hai nhà thơ hai cách ví von đã đem lại sự phong phú cho việc diễn tả âm thanh của tiếng suối. Cùng một tiếng suối mà có hai cách ví von. Chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như những khúc nhạc hay.
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.
Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đượcsống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:
Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh tam
(Thuật hứng - Bài 19)
Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Trích Côn Sơn ca).
Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.
Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?
Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?
Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.
Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!
Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên
nhiên về chất đầy kho:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yến hà nặng vay then
(Thuật hứng - Bài 24)
Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:
Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,
Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan
(Quốc Âm thi tập - Bài 160)
Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.
tui
làm bừa thui,ai tích mình mình tích lại
số dư lớn nhất bé hơn 175 là 174
số nhỏ nhất có 4 chữ số là 1000
Mà 1000:175=5( dư 125)
số đó là:
1.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- Tác phẩm: cảnh khuya
2.
Giống nhau:
- Cả 2 câu thơ đều miêu tả tiếng suối chảy.
- Đều sử dụng nghệ thuật so sánh.
Khác nhau :
- Trong câu thơ của Nguyễn Trãi tiếng suối được so sánh với tiếng đàn cầm gợi cho người đọc hình dung tiếng suối chảy du dương như đang đánh đàn, song bức tranh ở đây hiện lên còn thiếu vắng con người.
- Còn trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí MInh tiếng suối đuọc so sánh với tiếng "hát xa" gợi
cho người đọc hình dung tiếng suối chảy du dương, déo dắt như tiếng hát trong trẻo của người con gái từ xa vọng lại. Việc so sánh tiếng suối như tiếng hát của người con gái đã làm cho bức tranh ở đây không chỉ đẹp, sống động mà còn ấm áp tình người.
3.
-từ " chưa ngủ" được lặp lại. Biểu hiện nỗi lo âu, sự suy tư của tác giả trước cả một cảnh khuya đẹp đến say lòng-> vẫn suy nghĩ về đất nước, tổ quốc-> lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm của tác giả.4.
Bài thơ :" Đêm nay Bác không ngủ" của nhà văn, nhà thơ Minh Huệ.
Mình không giỏi văn lắm nên có gì sai sót mong bạn thông cảm
Thanks
Nguyễn Trãi, ồ Chs Minh là những con người không cùng thời đâị nhưng không hiểu sao chỉ là một hình ảnhchi tiết mà họ lại có thể giống nhau về việc lựa chọn như thế đó chính kaf tiếng suối . Trong Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi và cả cảnh khuya của Hồ Chí Minh hai con người hai bài thơ khác nhau nhưng lại chung một chi tiết tiếng suối sự trùng hợp là cả hai người cùng tìm đến tiếng suối trong hình ảnh của bài thơ của mình cả hai đều ví von tiếng suối giống như khúc nhạc bài ca chính là những điểm tương đồng đấy đã làm lên những nét tương đồng cho hai bài thơ.Tuy nhiên hai hình ảnh ấy cũng mang đến những cách ví von khác nhau
thứ nhất là cách vĩ von của nguyễn Trãi người ta ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai tiếng suối chảy ri rầm như tiếng đàn du dương êm dịu trong côn sơn âm thanh ấy thật quá hay cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy
Cò tiếng suối trong thơ bác được lai được ví von như tiếng hát xa của người con gái từ xa vọng lại.tiếng suối được nhân hóa làm êm dịu lòng người nơi đây.Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mới gọi trong chốn rừng sâu .Như vaayjqua 2 cách ví von của 2nhaf thơ đã đem lại sự phong phú trong việc diễn tả âm thanh của tiếng suối cũng một tiếng suối mà có 2 cách ví von .chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như khúc nhạc hay
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ:
+ Điệp ngữ: "lồng" , "chưa ngủ".
+ So sánh: Tiếng suối - tiếng hát; cảnh vật đẹp -bức tranh.
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
a, Nhân vật ta là tác giả
b, Nhân vật ta là người yêu thiên nhiên:
+ Thích nghe tiếng suối chảy, tiếng suối như nghe âm thanh tiếng đàn của tự nhiên
+ Thích ngồi dưới bóng mát của cây cối trong rừng để ngâm thơ
⇒ Nhân vật “ta” hòa hợp với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn thi sĩ
Tiếng suối được ví với tiếng đàn, đá rêu được ví với nệm êm
→ Cách ví von cho thấy nhân vật ta là người yêu thiên nhiên, giàu trí tưởng tượng như một nghệ sĩ tinh tế.