Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 09/11/1946 gồm 7 chương 70 điều. Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam ra đời ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, lời nói đầu của Hiến pháp này gồm 238 từ; nhiệm vụ của đất nước và dân tộc được thể hiện rõ “nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước ta quy định nhân dân không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, tôn giáo đều là chủ thể của quyền lực Nhà nước.
2. Do tình hình chiến tranh nên Hiến pháp năm 1946 chưa được Chủ tịch nước công bố, nhưng theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tùy tình hình cụ thể mà tinh thần của các quy định của Hiến pháp 1946 vẫn được thực hiện trên thực tế. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I, ngày 31/12/1959, Hiến pháp năm 1959 đã được thông qua gồm 10 chương 112 điều. Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù tên gọi chính thể không thay đổi so với Hiến pháp năm 1946 (Việt Nam dân chủ cộng hòa) nhưng nội dung tổ chức bên trong của bộ máy Nhà nước và nhiệm vụ Cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một tình thế mới. Lời nói đầu của bản Hiến pháp này gồm 1.276 từ, có đoạn ghi rõ: “Cách mạng Việt Nam chuyển sang một hình thế mới. Nhân dân ta cần ra sức củng cố Miền Bắc, đưa Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh để hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”.
3. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, mở ra thời kỳ cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1959 đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đất nước Việt Nam cần một bản Hiến pháp mới nhằm khẳng định những thành quả của Nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, đồng thời quy định việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980 gồm có 12 chương 147 điều. So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1980 tham khảo nhiều nội dung của Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 gồm 1.706 từ (được xem là bản Hiến pháp có lời nói đầu dài nhất thế giới ở thời điểm đó). Theo nhiều học giả, có thể nói rằng Hiến pháp năm 1980 là một bản Hiến pháp thể hiện một cách đầy đủ nhất những nhận thức cũ của Việt Nam về dân chủ của chủ nghĩa xã hội.
4. Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15/04/1992 gồm 12 chương 147 điều. Hiến pháp năm 1992 đã bỏ những quy định thể hiện cơ chế tập trung, kế hoạch, bao cấp của Hiến pháp năm 1980 để thúc đẩy công cuộc đổi mới của đất nước. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 gồm 539 từ có đoạn ghi “Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện do đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới” …
Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, có 24 nội dung sửa đổi, bổ sung gồm đoạn cuối của lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi, bổ sung các điều 2, 3, 8, 9, 15, 16, 19, 21, 25, 30, 35, 36, 37, 59, 75, các điểm 4, 5, 7 và 13 điều 84; điểm 9 điều 91; các điểm 4, 6, 7, 9 và 10 điều 103; điểm 8 điều 112; điểm 2 điều 114; điều 116; 137; 140.
5. Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương 120 điều. Cũng tại kỳ họp này Quốc hội đã có Nghị quyết số 64/2013/QH13 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 giảm 01 chương 27 điều; bổ sung 01 chương mới (chương X về Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán Nhà nước), 12 điều mới (gồm các điều 19, 34, 41, 42, 43, 55, 63, 78, 111, 112, 117 và 118), giữ nguyên 07 điều (1, 49, 77, 86, 87, 91 và 97), sửa đổi bổ sung 101 điều. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 2013 có 3 đoạn 290 từ. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, cụm từ “Nhân dân” được viết hoa để khẳng định và đề cao vai trò có tính quyết định của Nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đoạn cuối lời nói đầu Hiến pháp năm 2013 ghi rõ “Thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Câu 9: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp.
Câu 11: Cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không có tính giai cấp.
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:
Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.
Câu 9: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp.
Câu 10: Định nghĩa: Pháp luật được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.VD:cấm sử dụng ma túy,ko săn bắt động vật hiếm,khai thác cát trái phép,....
Câu 11: Cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không có tính giai cấp.
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.
Câu 10: Pháp luật là gì?
Pháp luật được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Cho VD: nhà nước đưa ra luật giao thông
+ Nội dung cơ bản của Hiến Pháp là
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam một văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp không được trái với hiến pháp
- Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời vào ngày 9 tháng 11 năm 1942 các tên gọi là Hiến Pháp nước dân chủ Cộng hòa gắn liền với sự kiện
Nội dung cơ bản:
Quy định những vấn đề nền tảng những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triền đất nước, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
- Năm 1946: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, gắn liền với sự kiện đánh tan thực dân Pháp.
* Khái niệm: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
* Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay ban hành 5 bản Hiến pháp:
- Hiến pháp 1946, Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ và nhân dân.
- Hiến pháp 1959. Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Hiến pháp 1980. Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. - Hiến pháp 1992. Hiến pháp của thời kỳ đổi mới.
- Hiến pháp 2013. Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
* Có 2 căn cứ để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
- Căn cứ thứ nhất:
+ Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lý cho tất cả các ngành luật.
+ Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp. Các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ.
- Căn cứ thứ hai:
+ Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo thủ tục đặc biệt, được quy định trong điều 147 của Hiến pháp.
+ Điều 147: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Bên cạnh các nội dung như trong hiến pháp cổ điển, hiến pháp hiện đại thường quy định cụ thế hơn về các cơ quan nhà nước ở trung ương, quy định các cơ quan hiến định độc lập (Kiểm toán, ủy ban Bầu cử, ủy ban Nhân quyền...), quy định về nhiều quyền trong lĩnh vực kinh tế) xã hội, văn hóa...27 thg 3, 2022
refer
Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013.
Tham khảo
Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013.