Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Vẽ biểu đồ
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ miền (em có thể tham khảo hình dạng biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 nhé).
- Xử lí số liệu: chuyển các số liệu hiện tại sang số liệu phần trăm (%).
+ Năm 1990:
Tính tổng số dân năm 1990 = số dân thành thị năm 1990 + số dân nông thôn năm 1990
=> Tỉ lệ dân thành thị năm 1990 = (số dân thành thị năm 1990 / tổng số dân năm năm 1990) x 100%
=> Tỉ lệ dân nông thôn năm 1990 = 100% - tỉ lệ dân thành thị năm 1990.
+ Tương tự với các năm còn lại.
2. Nhận xét và giải thích
- Nhận xét:
+ Tỉ trọng dân nông thôn luôn cao hơn tỉ trọng dân thành thị.
+ Tỉ trọng dân thành thị có xu hướng tăng (dẫn chứng số liệu).
+ Tỉ trọng dân nông thôn có xu hướng giảm (dẫn chứng số liệu).
- Giải thích:
+ Tỉ trọng dân thành thị có xu hướng tăng do kết quả quá trình công nghiệp hoá.
+ Tỉ trọng dân nông thôn còn cao do nước ta vẫn là nước nông nghiệp lâu đời.
''chuyển dịch cơ cấu '' là dấu hiệu nhận biết của biểu đồ miền đó ạ
Nhưng em thấy biểu đồ miền nhiều nhất chỉ có 3 thành phần thôi ạ,câu này có tận 5 thành phần ạ