Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuy mình không viết văn tốt nhưng có dàn bài này mình cho bạn
Mở bài :
+ Đầu tiên bạn sẽ mở đoạn bằng 1 câu thơ,VD : Những ngôi sao thức ngoài kia,chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con,...
+ Nói lên cảm nghĩ,VD : Mỗi lần nghe thấy những câu thơ này là em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của mình.
Thân bài :
+ Bạn giới thiệu tên mẹ và số tuổi : Mẹ em tên là Lan,năm nay mẹ đã ngoài 40 tuổi
+ Tả hình dáng :
*Tả khuôn mặt đầu tiên
*Tả mái tóc kèm theo nỗi khổ của mẹ : Bao nhiêu sợi bạc là bao nhiêu lần mẹ lo về em,...
* Tả đôi mắt kèm theo cảm xúc,như là ngập tràn yêu thương mỗi khi em được điểm tốt,...
* Tả chiếc mũi
* Tả đôi môi,VD : Đôi môi luôn mỉm cười,dạy em điều hay ý đẹp
+ Tả quần áo,cảm xúc
Kết bài :
- Dù đi đâu xa nhưng hình ảnh mẹ sẽ in đậm trong trái tim em hoặc em sẽ học giỏi để mẹ vui lòng.
Bạn vào YouTube và đăng kí kênh nha. Kênh tên là CT CATTER
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!!
Tk cho mình nha
Em lớn lên trong sự nghiêm khắc của cha, trong những câu chuyện cổ tích của bà. Hơn thế nữa, em được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Chính vì vậy mà mẹ là người em yêu quý và kính trọng vô cùng.
Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã đi qua, vậy nhưng trong mắt em mẹ vẫn luôn là người phụ nữ xinh đẹp nhất. Mẹ em có dáng người nhỏ nhắn cùng nước da màu bánh mật khỏe mạnh. Khuôn mặt trái xoan của mẹ em toát lên vẻ đằm thắm, dịu dàng truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Có người từng nói rằng: “Ai có mũi dọc dừa thì sẽ rất xinh” quả thật không sai, chiếc mũi dọc dừa cao là điểm nhấn trên khuôn mặt dịu dàng của mẹ.
Mẹ có mái tóc màu đen, mượt mà đổ dài như dòng thác, khi làm việc mẹ em sẽ búi cao và giữ mái tóc bằng một chiếc cặp đính đá rất đẹp. Lúc ấy trông mẹ mới quý phái và sang trọng biết nhường nào. Em ấn tượng nhất với đôi bàn tay của mẹ. Mẹ không có đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút, đôi bàn tay mẹ xương xương và thô ráp do nhiều năm cầm phấn. Vậy nhưng khi đôi bàn tay ấy xoa đầu em, em lại cảm thấy ấm áp lạ kì, phải chăng đây là hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
Mẹ em rất hiền nhưng cũng thật nghiêm khắc. Mỗi khi em mắc lỗi, thay vì đánh mắng hay dễ dàng bỏ qua, mẹ sẽ ngồi bên chỉ cho em hiểu cái sai trong hành vi của mình để từ đó rút ra nghiệm. Gọn gàng. Ngăn nắp là một trong những đức tính tốt của mẹ. Nhờ có đôi bàn tay của mẹ mà căn nhà nhỏ bé của chúng em luôn rực rỡ và thoáng mát.
Ngoài ra mẹ cũng thích trồng hoa và đan lát. Mảnh vườn trước nhà em đẹp đến mức bất cứ ai đến nhà cũng phải trầm trồ khen ngợi. Còn khi những cơn gió Bắc tràn về mà được khoác lên cổ chiếc khăn len do chính tay mẹ đan thì còn gì bằng, cảm giác như vòng tay ấm áp của mẹ đang ôm lấy mình vậy. Mỗi buổi sáng mẹ đều thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà, rồi lại tất bật sửa soạn để lên lớp. Mỗi khi đến lớp, mẹ tự tin trong chiếc áo dài màu tím Huế, mẹ như mang cả sắc trời Thừa Thiên vào trong giảng đường. Mẹ em nấu ăn rất ngon vậy nên khi mẹ đi vắng, em nhớ mẹ, nhớ luôn cả những món ăn ngon lành mà mẹ thường xuyên nấu nữa.
Em yêu mẹ nhất nhà. Bằng chính tâm hồn và trái tim của một người con đối với mẹ của mình. Em chỉ mong sao mẹ có thể hạnh phúc bên gia đình và nhiệt huyết đối với công việc.
Tháng trước lớp em có mở cuộc thi tiếng anh cho các học sinh giỏi ,và em là người cũng được tuyển đi thi .Mới đầu ngồi vào bàn em rất là hồi hộp,và lát sau cô giáo đến cả lớp chào cô bằng tiếng anh và cô phát bài thi.Trước hết cô bảo cả lớp phải ghi tệp mình tên lớp tên trường ,sau khi đã ghi đầy đủ và cũng là lúc bắt đầu làm bài thi.Lúc đầu em hơi loay hoay nhưng cũng làm được in ít đề bài thi lần này khó quá em không thể làm được và có bạn bên cạnh bảo em chép bài mình nhưng em không nản quyết định không chép và giờ làm bài đã kết thúc ,em rất mong được xem điểm của mình.Ngày hôm sau đến lớp ,cô tuyên bố giải khuyến khích thuộc về em ,enm rất buồn nhưng đã nghĩ rằng : dù sau mình cũng đã tự trọng ,trung thực trong học tập .
Có đúng yêu cầu của bài không bạn ơi?
Hôm nay trường em có tổ chức một cuộc thi tiếng anh cho các bạn cấp 2 .Khi ngồi vào bàn làm bài em thấy rất hồi hộp,cô tiếng anh vào lớp cả lớp ai cũng chào cô.Và cô bắt đầu đi phát phiếu thi .Cả lớp ghi tên mình và cũng là lúc để làm bài dự thi .Em đã làm được nhiều câu nhưng em càng ngày các câu hỏi càng khó hơn em loay hoay mãi cũng giải được 1 câu khó .Trong khi đó em nhìn sang bạn bên cạnh thấy bạn đã làm xong hết và đã nộp cho cô ,em đã cố gắng làm hết các câu khó và cuối cùng em lên nộp cho cô giáo ..............................................................................................................................................
Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:
Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.
Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!
Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…
Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!
Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.
Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.
Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.
- Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.
- Những mặt tích cực của việc mặc áo dài truyền thống và đồng phục hiện đại:
- Áo dài truyền thống: Áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam. Áo dài là một hình ảnh đẹp, góp phần tôn lên vẻ nữ tính, sự duyên dáng, kín đáo và thanh lịch cho người mặc, thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Đồng phục hiện đại: Là những bộ đồng phục cách tân cho phù hợp với xu hướng thời trang hiện nay nhưng cũng không quá cầu kì, kiểu cách. Nữ sinh sẽ trở nên năng động, điệu đà và có cá tính hơn với bộ đồng phục hợp mốt.
- Những hạn chế của việc mặc áo dài truyền thống và đồng phục hiện đại:
- Mặc áo dài truyền thống: Vướng víu, khó khăn trong việc đi lại vốn cần sự nhanh nhẹn, năng động của nữ sinh; gây cảm giác khó chịu trong những ngày nóng bức hoặc mưa gió, đường sá lầy lội – nhất là ở nông thôn.
- Mặc đồng phục hiện đại: Nhiều nữ sinh bắt chước phong cách ăn mặc của nữ sinh nước ngoài không phù hợp với lứa tuổi, văn hóa, thị hiếu thẩm mĩ của người Việt Nam...
- Quan điểm đối với việc mặc áo dài và mặc đồng phục hiện đại: Nên mặc kết hợp cả trang phục truyền thống và đồng phục hiện đại (mặc áo dài vào những ngày chào cờ và ngày lễ; những buổi còn lại thì mặc đồng phục do nhà trường quy định). Dù mặc áo dài hay đồng phục hiện đại thì học sinh cũng cần phải chấp hành theo đúng nội quy của nhà trường.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
thằng sát nhân nó tắt điện ở hiện trường đi, sau đó lẻn ra sau và lấy kéo đập vô đầu bà
chúc bn hok tốt ^.^