MÔN: TIẾNG VIỆT
Đọc bài văn sau:
Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ muc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, … như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác như diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : "Bay đi diều ơi ! Bay đi !’
Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo bao nỗi khát khao của tôi.
I.Tập đọc:
1. Bài văn được chia làm mấy đoạn?
a. 2 đoạn b. 3 đoạn c. 4 đoạn
2.a) Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 1:
a. Miêu tả cánh diều tuổi thơ
b. Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan khác nhau: mắt nhìn, tai nghe…
c. Miêu tả cánh diều bằng các giác quan và niềm vui sướng của trẻ em với trò chơi thả diều thi.
b) Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 2:
a. Vẻ đẹp của bầu trời ban đêm trên bãi thả diều.
b. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những khát khao, ước mơ cao đẹp.
c. Tác giả mong được gặp nàng tiên áo xanh bay đến từ trời.
2. Ghi lại các từ ghép miêu tả:
- cánh diều: …………………………………………………………………………………….
- tiếng sáo diều: ……………………………………………………………………………………
- bãi thả diều: …………………………………………………………………….
3. Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ : huyền ảo
a. rất đẹp, cái đẹp có thể nhìn rất rõ ràng.
b. đẹp một cách kì lạ, nửa thực, nửa hư.
c. đẹp khó tả, khó có thể thấy rõ ràng, thỉnh thoảng mới xuất hiện.
4. Qua câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ?
a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
b. Cánh diềuđem lại niểm vui sướng và khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.
II. Luyện từ và câu:
1. Tập hợp nào dưới đây ghi đúng và đủ các từ láy có trong bài?
a. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, ngọc ngà, khát khao.
b. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, ngọc ngà, khát khao, sao sớm.
c. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, thảm nhung, ngọc ngà, khát khao.
2. Trong câu “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng” em có thể thay bằng từ “vi vu” bằng từ nào sau đây?
a. ngân nga b. du dương c. líu lo
Vì sao em chọn từ đó? …………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
3. Trong bài văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. Biện pháp so sánh
b. Biện pháp nhân hoá.
c. Cả hai biện pháp trên.
4. Em hãy đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự khi hỏi trong mỗi tìnhh uống sau:
a) Em hỏi một người lớn tuổi về đường đi:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
b) Em hỏi mẹ xem mình được ăn gì trong bữa cơm tối?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
III. Tập làm văn:
a) Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý (B) bài văn tả một đồ chơi mà em thích:
A | B |
a) Mở bài (Giới thiệu đồ chơi em chọn tả) VD: Đó là đồ chơi gì, có từ bao giờ, ai mua hay cho, tặng ?..... b) Thân bài - Tả bao quát (một vài nét về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu làm đồ chơi…) - Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật (có thể tả bộ phận của đồ chơi lúc “tĩnh” rồi đến lúc “động” có những điểm gì đáng chú ý, làm em thích thú) c) Kết bài Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về đồ chơi được tả. | a) Mở bài …………………………………………………….……………………………………………………..…………………………………………………….. ……………………………………………………..……………………………………………………..…………………………………………………….. b) Thân bài …………………………………………………….……………………………………………………..…………………………………………………….. ……………………………………………………..……………………………………………………..…………………………………………………….. …………………………………………………….……………………………………………………..…………………………………………………….. ……………………………………………………..……………………………………………………..…………………………………………………….. c) Kết bài …………………………………………………….……………………………………………………..…………………………………………………….. ……………………………………………………..……………………………………………………..…………………………………………………….. |
b) Tuổi thơ của em gắn liền với những cánh diều và trò chơi thả diều cùng các bạn. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một cánh diều mà em nhớ nhất.
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
a) Là kiểu câu Ai là gì?
Chủ ngữ: kéo co
Vị ngữ: là một trò chơi ..... của nhân dân ta.
b) Là kiểu câu Ai làm gì?
Chủ ngữ: đám trẻ mục đồng chúng tôi
Vị ngữ: hò hét nhau, thả diều thi.
c) Là kiểu câu Ai là gì?
Chủ ngữ: Nguyễn Ngọc Ký
Vị ngữ: là một tấm gương giàu nghị lực.
a. Kéo co /là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của nhân dân ta.
cn vn
b. Chiều chiều, trên bãi thả, /đám trẻ mục đồng chúng tôi/ hò hét
tn cn vn
nhau, thả diều thi.
c. Nguyễn Ngọc Ký/ là một tấm gương giàu nghị lực.
cn vn
d. Tiếng sáo diều/ vi vu, trầm bổng.
cn vn
e. Con chim họa mi /xù lông, rũ hết những giọt sương.
cn vn