K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2017

Dàn ý

* Mở bài:

- Giới thiệu thầy giáo Ha- men: Yêu nước, yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc.

* Thân bài:

- Trang phục trang trọng khác ngày thường.

- Lời nói, dịu dàng, thương yêu không mắng học sinh, kiên nhẫn giảng bài cho các em đến phút cuối cùng (đặc biệt đối Phrăng).

- Hình ảnh đầy xúc động của thầy vào cuối buổi học.

* Kết bài:

- Hình ảnh đáng khâm phục và đáng kính trọng cùa thầy khiến chúng ta cảm động,...

8 tháng 11 2017

Ngôn ngữ là vốn quý của dân tộc mà mỗi người trong đất nước đó phải giữ gìn , cố gắng làm giàu ngôn ngữ dân tộc . 

P/s : Mình nghĩ vậy thôi

23 tháng 2 2017

-Thầy Ha-men là 1 người người yêu nghề và yêu nước sâu xắc.,.........

-Cách ăn mặc: thầy mặc những trang phục mà thầy chỉ dùng vào những ngày quan trọng(chiếc áo rơ-đanh-gót màu xanh lục, diêm la sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu)

-Giọng nói khác với bình thường: nhẹ nhàng, dịu dàng, trìu mến,.........

-Cử chỉ và thái độ......:ko quát mắng và giận dữ khi P-răng đến muộn và ko thuộc bài, thầy chỉ nhắc nhở và khuyên bảo.........

-Vào cuối buổi học giọng thầy như nghẹn lại, ko nói lên lời, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt và khuôn mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn,,,,,

8 tháng 2 2018

-Thầy Ha-men là 1 người người yêu nghề và yêu nước sâu xắc.,.........

-Cách ăn mặc: thầy mặc những trang phục mà thầy chỉ dùng vào những ngày quan trọng(chiếc áo rơ-đanh-gót màu xanh lục, diêm la sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu)

-Giọng nói khác với bình thường: nhẹ nhàng, dịu dàng, trìu mến,.........

-Cử chỉ và thái độ......:ko quát mắng và giận dữ khi P-răng đến muộn và ko thuộc bài, thầy chỉ nhắc nhở và khuyên bảo.........

-Vào cuối buổi học giọng thầy như nghẹn lại, ko nói lên lời, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt và khuôn mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn,,,,, leuleu

17 tháng 2 2016

Thầy Ha-men.                                                                                                                                                                                                                                  

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc

            

18 tháng 2 2016

Bạn phrang nha

Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.

 


 

18 tháng 3 2018

a. Nội dung chính: Tâm trạng của Phrăng khi nghe thầy dạy bài tiếng Pháp cuối cùng.

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

b. Cụm danh từ: một quyển ngữ pháp, tất cả những điều thầy nói, con người tội nghiệp, toàn bộ tri thức của mình

Đọc văn bản "BÀ RỊA" trong sgk NGỬ VĂN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA VUNG TÀU THCS trang 10 , 11VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI:1. Từ khổ̉ thơ hai đến hết bài thơ, chữ "Bà" được viết hoa là ngẫu nhiên hay hữu ý ? Vì sao ?2. Tìm các chi tiết nói lên công sức khẩn hoang lập làng của bà Rịa. Việc khẩn hoang lập làng cua Bà có ý nghia như thế nào đối với người dân...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "BÀ RỊA" trong sgk NGỬ VĂN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA VUNG TÀU THCS trang 10 , 11

VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI:
1. Từ khổ̉ thơ hai đến hết bài thơ, chữ "Bà" được viết hoa là ngẫu nhiên hay hữu ý ? Vì sao ?

2. Tìm các chi tiết nói lên công sức khẩn hoang lập làng của bà Rịa. Việc khẩn hoang lập làng cua Bà có ý nghia như thế nào đối với người dân thời đó và các thế hệ đời sau ?

3. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai tiếng gọi "Bà ơi !" trong bài thơ. Cho biết dụng ý nhgệ thuật của tác giả qua hai lần gọi đó.

đây link bài học mình để đây nè mong các bạn giúp mình nhé !

http://www.sachbaovn.vn/doc-truc-tuyen/sach/Tai-lieu-day-hoc-Ngu-van-dia-phuong-Trung-hoc-co-so-tinh-Ba-Ria-Vung-Tau-(su-dung-trong-cac-truong-THCS)-MUMwOTQ0MkY

     

     

    0
    29 tháng 1 2018

    I. Mở bài Giới thiệu về đêm trăng đẹp mà em được nhìn thấy.

    II. Thân bài

    1. Tả bao quát

    – Trăng xuất hiện,  cảnh vật hiện ra lung linh dưới ánh trăng. Bóng cây mờ mờ từ đằng xa rồi khuất hẳn.

    – Trăng lên gió của thổi man mát, dễ chịu.

    – Nhiều hoạt động diễn ra khi có trăng: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện,…dưới ánh trăng con người và mọi vật trở nên hư ảo.

    2. Tả chi tiết

    – Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sáng rực tỏa sáng lung linh khắp mọi ngõ ngách.

    – Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao.

    – Ánh trăng soi rọi khắp nơi khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật thật rõ ràng và chi tiết.

    – Gió thổi mát rượi và dễ chịu nữa chứ.

    – Tiếng côn trùng tạo thành bản đồng quê dưới ánh trăng.

    III. Kết bài

    - Nhận xét về đêm  trăng

    - Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng

    29 tháng 1 2018

    1) Mở bài

    Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:

    * đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất

    * xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu

    2) Thân bài

    Tả cảnh đêm trăng:

    * Lúc xẩm tối:

    + Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao

    + Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng

    + Gió thổi mát rượi

    + Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười

    * Lúc trăng lên:

    + Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung

    + Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..

    + Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng

    + Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình

    3) Kết bài

    Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:

    - Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh

    - Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy

    - Càng thêm yêu mến quê hương

    - Không bao giờ quên hôm ấy

    25 tháng 10 2017

    1, 

     Việt Nam nổi tiếng bởi kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với đầy đủ các thể loại. Đối với trẻ em Việt Nam mà nói những câu chuyện cổ tích dường như đã in sâu vào trong tâm thức tuổi thơ, đó là những câu chuyện mà bà, mẹ kể mỗi khi đêm về, hay khi gia đình cùng tụ tập bên bếp lửa. Cũng giống như Việt Nam, các nước trên thế giới cũng có rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, gắn liền với tuổi thơ của các bạn thiếu nhi và cũng truyền tải được những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong chương trình học của sách ngữ văn lớp sáu tập một cũng đã được đưa vào một truyện cổ tích nước ngoài rất hay và ý nghĩa, đó là câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A. Pushkin.

    Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.

    Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.

    25 tháng 10 2017

    sai rồi , ngắn thôi bạn