Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Một số biểu hiện của hợp tác, liên kết trong khu vực EU:
Xây dựng một thị trường chung EU thống nhất, bền vững: trong đó, hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn, con người được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
Thị trường chung có vai trò kích thích cạnh tranh và thương mại, cải thiện hiệu quả, nang cao chất lượng và hạ giá thành; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Thiết lập hệ thống tiền tệ bằng đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô): khu vực đồng Ơ-rô bao gồm 19 quốc gia thành viên EU, sử dụng đồng Ơ-rô như một loại tiền tệ duy nhất. Đống Ơ -rô có vị trí cao trong giao dịch quốc tế, là đồng tiền dự trữ chính thức quốc tế.
Hợp tác trong phát triển ngành hàng không vũ trụ: cơ quan Không gian châu Âu (ESA) có 17 thành viên. Các trung tâm điều hành không gian chây Âu (ESOC) thuộc cơ quan này đặt ở 7 quốc gia: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, An-giê-ri và Ô-xtray-lia-a. Ngoài ra các nước còn hợ tác trong việc phát triển và sản xuất máy bay dân dụng và quân sự, máy bay trực thăng, máy bay không người lái, động cơ hàng không,...
Liên kết vùng châu Âu: 158 liên kết vùng
- Mục tiêu: xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung; liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.
- Thể chế: bao gồm bốn cơ quan thể chế của EU là: Hội đồng châu Âu; Nghị viện châu Âu; Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).
- Vị thế: EU là một trong những trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
Tham khảo:
- EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.
- EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.
- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.
- EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.
Tham khảo:
♦ Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một lĩnh vực hợp tác trong sản xuất của EU.
- Tham khảo: Hợp tác sản xuất máy bay Airbus
+ Airbus bắt đầu từ một tập đoàn của các nhà sản xuất hàng không vũ trụ, Airbus Industrie. Các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ của Liên minh châu Âu năm 1999 và 2000 đã cho phép thành lập một công ty cổ phần đơn giản hóa vào năm 2001, thuộc sở hữu của EADS (80%) và BAE Systems (20%). Sau quá trình mở rộng mặt hàng BAE (British Aerospace) đã bán cổ phần của mình cho EADS vào ngày 13 tháng 10 năm 2006.
+ Airbus sử dụng khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Pháp, Đức và Tây Ban Nha, Anh. Khâu lắp ráp cuối cùng được đặt tại Toulouse, Pháp; Hamburg, Đức, Seville, Tây Ban Nha, và từ năm 2009 đặt thêm nhà máy tại Thiên Tân, Trung Quốc. Hãng cũng đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy mới tại thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama, Mỹ. Airbus còn có các công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty giới thiệu và đưa ra thị trường thương mại máy bay chở khách fly-by-wire (Điều khiển điện tử) đầu tiên - Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, Airbus A380.
♦ Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một liên kết vùng trong EU
- Tham khảo: Liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ
+ Vùng Ma-xơ-rai-nơ (Maas- Rhein) là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng châu Âu, hình thành ở khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. Hàng tháng, ở khu vưc này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng. Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
+ Những lợi ích trong liên kết vùng Ma-xơ-Rai-nơ đã đem lại: Tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục; trao đổi về lao động giữa các nước, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, thu hút lao động giỏi, trẻ, năng động; Mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa các nước; Liên kết đào tạo ở các trường đại học; Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
Tham khảo!
Tác động của đặc điểm dân cư
- Thuận lợi:
+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.
+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.
+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Hạn chế:
+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.
+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.
+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.
Tham khảo:
- Toàn cầu hóa có 5 biểu hiện chính:
+ Các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển.
+ Các giao dịch quốc tế về thương mai, đầu tư và tài chính tăng nhanh.
+ Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.
+ Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng.
+ Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tham khảo!
- Yêu cầu số 1: Đặc điểm xã hội
+ Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời, là lưu giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực ngày càng được cải thiện. Một số quốc gia có HDI và GNI/người cao như Singapore, Brunei, Malaysia…Tỷ lệ người biết chữ và số năm đi học so với một số khu vực khác trên thế giới đã được cải thiện. + Ngành y tế của khu vực đang được chú trọng và phát triển.
+ Các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa.
- Yêu cầu số 2: Phân tíc ảnh hưởng
+ Sự đa dạng về văn hóa thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện chính là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, như: chênh lệch giàu nghèo,…
+ Sự tương đồng về lịch sử và văn hóa đã tạo thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á.
Đặc điểm tự nhiên:
Đông Nam Á lục địa:
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn như sông Mê Công, Mê Nam,... chế độ nước theo mùa.
Đông Nam Á biển đảo:
Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm. Sông thường ngắn và có nhiều nước.
Tài nguyên thiên nhiên:
Sinh vật: Phong phú, đa dạng bậc nhất thế giới với 2 hệ sinh thái chính là rừng nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Có niều loài gỗ quý, trữ lượng lớn.Khoáng sản: đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,...Biển: Có vùng biển rộng, giàu hải sản, khoáng sản, nhiều bãi biển đẹp và nhiều vinh biển có thể xây dụng các cảng nước sâu,... => Phát triển kinh tế biển.
- Phân tích ảnh hưởng của một trong các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Ảnh hưởng của khí hậu đến phát triển kinh tế:
Đại bộ phận khu vực Đông Nam Á nằm trong các đới khí hậu xích đạo và nhiệt đới => Nhiệt độ cao (trung bình từ 21°C đến 27°C), độ ẩm lớn (trung bình trên 80%), lượng mưa nhiều (trung bình từ 1 000 mm đến 2 000 mm). Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là chủ yếu. Khu vực Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hoá theo đai cao.
=> Khí hậu trong khu vực thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,... Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt ở các khu vực ven biển.
Đặc điểm dân cư :
- Quy mô dân số: Tây Nam Álà khu vực ít dân. Năm 2020, số dân của khu vực là 402,5 triệu người, chiếm 5,2% số dân toàn thế giới.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: khá cao (1,6% năm 2020).
- Thành phần dân cư:
+ Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á là người Ả-rập (hơn 50% số dân).
+ Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Cuốc,...
- Cơ cấu dân số:
+ Tây Nam Á có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng. Nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Cata, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Ôman, Baranh, Arập Xêút.
+ Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng.
- Mật độ dân số: mật độ dân số khá thấp (khoảng 60 người/km2, năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các vùng, các quốc gia. Vùng phía bắc, đồng bằng, ven biển và những vùng khai thác dầu mỏ quan trọng là những nơi tập trung đông dân nhất.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2020 là 72% (trung bình thế giới là 56,2%).
+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Côoét (100%), Ixraen (92,6%), Gioócđani (91,4%);
+ Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị hấp nhất là Yêmen (37,9%).
+ Các thành phố lớn nhất của khu vực là Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bátđa (I-rắc), Têhêran (Iran), Riat (Arập Xêút)
Tham khảo:
Một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực EU:
Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Ơ-rô: Đây là mức độ cao nhất trong hợp tác khu vực. Các quốc gia thành viên liên minh thống nhất thực hiện một chính sách kinh tế chung, một hệ thống tiền tệ chung (bao gồm cả ngân hàng chung, đồng tiền chung) và chính sách tiền tệ chung.
EU cùng hợp tác để tiếp cận và điều tiết thị trường toàn cầu, thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và truy cập, kiểm soát dữ liệu. Những lĩnh vực hợp tác công nghệ của EU là trí tuệ nhân tạo, điệ toán đám mây, thiết bị di động và công nghệ lượng tử.
EU có chính sách quốc phòng và an ninh chung nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Các hoạt động hợp tác về an ninh chung phòng chống tội phạm, khủng bố, nhập cư bất hợp pháp và dịch bệnh được tăng cường.