K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2019

Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền
Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!
Tương tư với nguyệt cùng mây
Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?
Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...
Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.
Nhiều người đến Huế đã có chung một nhận xét rằng hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Hương Giang, nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Ðua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế...đều diễn ra trên sông. Sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi như thế đó! Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dịp được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Ðại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Ðức (1848-1883).
Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dân hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Ðại Cảnh... Ðêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Ngày nay, do thị hiếu của người nghe các ca sĩ thường lồng vào chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huế với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như "mưa trên phố Huế", "huế thương", "đêm tàn bến Ngự", "ai ra xứ Huế, " Ðây thôn vĩ dạ" thú thực là bản thân người viết bài này đã từng được nghe nhiều ca sĩ tài danh hát những khúc ca về Huế, nhưng khi đã nghe ca sĩ Huế hát cũng những lời ca đó thì tôi có một cảm xúc thật là lạ thường không thể nào diễn tả được. Có lẽ "cái tình cố đô" chỉ có người cố đô mới thấu hiểu được hết chăng?
Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó, Huế ơi!.

9 tháng 7 2019

- Các làn điệu dân ca: Chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, bài vung, hò xay, hò nện..

- Các điệu hát: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

- Nhạc cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

20 tháng 11 2019
Tác giả đà chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt sau:
– Tác giả đã giải thích về cái đẹp của tiếng Việt: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu. Còn về cái hay của tiếng Việt: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội.
– Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu và nhịp điệu. Còn cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng, phản ánh đời sống phong phú, tinh tế, chính xác. Giữa hai phẩm chất ấy có mối quan hệ gắn bó. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự tinh tế trong cách dien đạt và sự chính xác trong tình cảm, tư tưởng con người. Đồng thời, cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ.
17 tháng 3 2022

e lật cái sách lm:>

17 tháng 3 2022

có đâu mà lm

 

     Sau khi học xong văn bản “Ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

 Ca huế trên sông hương1. Em hãy trình bày về những hiểu biết về tác phẩm, tác giả và văn bản, xuất xứ, thể loại, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, chủ đề, bố cục?2. Nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng?3. Kể tên các loại làn điệu ca Huế? Đặc điểm của các làn điệu ca Huế đó? Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật? Nhận xét về hình thức và nội dung của các làn điệu ca...
Đọc tiếp

 

Ca huế trên sông hương

1. Em hãy trình bày về những hiểu biết về tác phẩm, tác giả và văn bản, xuất xứ, thể loại, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, chủ đề, bố cục?

2. Nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng?

3. Kể tên các loại làn điệu ca Huế? Đặc điểm của các làn điệu ca Huế đó? Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật? Nhận xét về hình thức và nội dung của các làn điệu ca Huế?

4. Sự phong phú về làn điệu và sâu sắc thấm thía về nội dung của ca Huế có liên hệ như thế nào đến điều kiện tự nhiên, lịch sử và con người xứ Huế?

5. Ngoài ca Huế em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?

6. Kể tên các di sản văn hóa phi vật thể của nước ta được VNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

Giúp mk với mọi người ngày mai mình dự chuyên đề bài này :)))

0
Trả lời các câu hỏi sau:1. Tác giả chú ý đến sự nổi bật nào của Huế?2. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?3. Thống kê các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của những làn điệu được nhắc đến trong bài?4. Thống kê những dụng cụ âm nhạc được nhắc đến trong bài văn?5. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?6. Ca Huế được...
Đọc tiếp

Trả lời các câu hỏi sau:
1. Tác giả chú ý đến sự nổi bật nào của Huế?
2. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?
3. Thống kê các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của những làn điệu được nhắc đến trong bài?
4. Thống kê những dụng cụ âm nhạc được nhắc đến trong bài văn?
5. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
6. Ca Huế được hình thành như thế nào?
7. Cách thức biểu diễn ca Huế có gì đặc sắc?
8. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về cách biểu diễn ca Huế?
9. Nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh?
10. Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế? (không gian, thời gian, con người?)
11. Em thấy cách thưởng thức ca Huế như thế nào?
                             ( Văn bản Ca Huế trên sông Huơng, Ngữ văn 7 tập 2)

 

 

#Help_me

0