K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2021

lịch có hai loại là âm lịch và dương lịch.4 năm mới có một năm nhuận

Như chúng ta đã biết, quá trình phát triển của lịch sử loài người là quá trình tìm kiếm để chọn lọc những đơn vị thời gian đó thành những hệ đếm để phục vụ cho hoạt động xã hội. Lịch (âm lịch và dương lịch) là những bảng ghi thứ tự thời gian, chia chuỗi thời gian liên tục thành những đơn vị thời gian và sắp xếp chúng thành một hệ đếm phù hợp với nhu cầu của con người.

Ta biết rằng trong Thế giới trời sao có 3 đơn vị thời gian thiên nhiên quan trọng, nó gắn liền với thế giới trần gian - một thế giới của muôn loài động vật rất phong phú và đa dạng. Ba đơn vị thời gian đó là:

- Năm Mặt trời biểu thị chu kỳ thời tiết, tức là chu kỳ quay của Trái đất xung quanh Mặt trời có độ dài bằng 365,242198... ngày (gần 365,25 ngày).

- Tháng Mặt trăng biểu thị chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất có độ dài bằng 29,5... ngày.

- Ngày là thời gian ánh sáng Mặt trời trở lại do nguyên nhân Trái đất tự quay quanh mình vừa tròn một vòng.

Ba đơn vị thời gian này là bộ máy chỉ thời gian trong thái dương hệ của chúng ta không phải do con người tự đặt ra. Các nhà thiên văn khí tượng đã nhận thấy 3 đơn vị thời  gian thiên nhiên này không thông ước với nhau, nghĩa là không tìm được một số nào chia hết cho cả 3 đơn vị. Vì vậy, nếu lấy ngày làm đơn vị thì tháng Mặt trăng và năm Mặt trời không phải là số ngày nguyên, mà có vô số số lẻ.

Người làm lịch thì phải tính năm, tháng có bao nhiêu ngày. Bởi vậy những phần lẻ trên đây đã làm cho bài toán tính lịch trở thành hắc búa. Nếu bỏ phần lẻ đi thì tháng không đúng với tuần trăng, năm không đúng với mùa khí hậu; mà lịch thì phải lấy tròn. Do đó trong âm lịch phải có tháng thiếu (29 ngày), tháng đủ (30 ngày); trong dương lịch có tháng 30 ngày, tháng 31 ngày; riêng tháng hai là 28 ngày hoặc 29 ngày. Năm,  phải có năm thường, năm nhuận (dài hơn). Ðây không phải là một quy luật thiên nhiên, mà là một quy luật chủ quan dùng thuật lấy thừa bù thiếu của người xếp lịch. Bởi vậy dương lịch và âm lịch đều có nhuận.

a. Nhuận của dương lịch

là để khắc phục phần lẻ của năm Mặt trời (0,242198... ngày) do chưa đưa vào để xếp lịch. Vì vậy cứ 4 năm dư ra 1 ngày, một thế kỷ dư ra gần một tháng... Ðể tránh sai sót này, người làm lịch đã quy ước trung bình 4 năm thêm 1 ngày vào tháng 2, tức là năm đó có 366 ngày (năm Nhuận) và tháng hai có 29 ngày.

a. Nhuận âm lịch

là để khắc phục sự sai khác tháng Mặt trăng (tháng âm lịch) với quy luật thời tiết - chu kỳ thời tiết (năm dương lịch). Bởi vì, tháng âm lịch chỉ có 29-30 ngày, nên dẫn đến năm âm lịch chỉ có 354-355 ngày, ngắn hơn năm dương lịch trung bình 11 ngày; hay nói cách khác là năm âm lịch đi nhanh hơn năm dương lịch là 11 ngày, 3 năm nhanh hơn 1 tháng, 9 năm nhanh hơn một mùa. Vì vậy, ngày đầu năm vào mùa Xuân thì 9 năm sau vào Hạ... Chính vì thế người đời xưa phải ăn Tết Nguyên Ðán vào đủ các loại hình thời tiết, không còn mang tính cổ truyền khí tiết của ngày tết đượm sắc Xuân mới.

Ðể khắc phục tình trạng trên, người làm lịch đã phải tăng số ngày cho năm âm lịch bằng hình thức nhuận với quy ước là Thập cửu niên thất nhuận nghĩa là cứ 19 năm có 7 năm nhuận, năm nhuận âm lịch có 13 tháng.

c. Năm nhuận theo lịch pháp

Ðể đảm bảo đúng vào tiết xuân ngày Mồng Một Tết chỉ ở trong khoảng từ tiết Lập Xuân đến tiết Vũ Thủy, tức là từ ngày 21.01 đến 20.02 dương lịch. Nếu năm âm lịch nào (khi chưa tính thêm tháng nhuận) có ngày Mồng Một Tết năm sau sớm hơn này 21.01 dương lịch thì năm đó phải là năm nhuận.

- Theo quy ước trên, qua năm 2001, ngày Mồng Một Tết Tân Tỵ nhằm vào ngày 24.01 dương lịch (hợp với quy ước). Do vậy, năm 2001 - Tân Tỵ là năm không có nhuận âm lịch (13 tháng).

Ðể dễ nhớ, muốn biết năm nào là năm nhuận âm lịch, cứ lấy năm dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu số dư là một trong 7 con số: 0, 3, 6, 8, 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó là năm nhuận.

d. Tháng nhuận theo lịch pháp

- Tháng âm lịch nào trong năm nhuận không có ngày Trung khí thì tháng ấy gọi là tháng nhuận, nghĩa là tháng gọi tên của tháng trước kề liền.

- Nếu 1 hay 2 năm liền kề nhau có 2 tháng đều thiếu ngày Trung khí thì tháng trước là tháng nhuận, tháng sau không phải là tháng nhuận nữa.

2. Tên năm âm lịch và thời tiết theo âm lịch hay dương lịch?

Hiện nay ở nước ta và một số nước khác trong khu vực Ðông Nam Á đang còn xuất bản và sử dụng hai loại lịch, đó là dương lịch và âm lịch.

+ Dương lịch là loại lịch theo Mặt trời, dùng đơn vị thời gian thiên nhiên là năm Mặt trời, tức là độ dài chu kỳ quay của Trái đất xung quanh Mặt trời.

+ Âm lịch là loại lịch theo Mặt trăng, dùng đơn vị thời gian thiên nhiên là tháng Mặt trăng, tức là độ dài chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất.

Theo Hán - Việt thì Mặt trời là Thái Dương, Mặt trăng là Thái Âm. Do vậy, lịch theo Mặt trời gọi là dương lịch, lịch theo Mặt trăng gọi là âm lịch.

Vì tồn tại hai loại lịch như vậy và cứ mỗi lần đón mừng xuân mới của năm âm lịch lại là một dịp bàn tán xôn xao về tên của năm ấy.

Người ta cho rằng nếu năm nào có nhuận thì năm đó sẽ là một năm mất mùa, thiên tai lắm, địch họa khôn lường... Vậy sự thực tên năm âm lịch, nhuận có phải do thượng đế, thần thánh sinh linh gì tạo ra như một số học thuyết của chủ nghĩa duy tâm đã truyền bá trong nhân dân ta? Trong khuôn khổ của bài viết này, chỉ đề cập đến việc đặt tên năm âm lịch và thời tiết theo âm lịch hay theo dương lịch để cùng tham khảo.

Từ thời xa xưa, con người vẫn tin rằng có một mối liên hệ huyền bí nào đó giữa vũ trụ và sự sống. Vì vậy, người thượng cổ đã xây dựng lên cả một kho tàng thần thoại lý thú về bầu trời sao ngoạn mục thể hiện trong các chuyện cổ Hy Lạp. Tất nhiên trong những chuyện hoang đường như vậy đã không thoát khỏi tư tưởng huyền bí mà vai trò thiêng liêng của thượng đế đã ngự trị trong các tôn giáo suốt thời gian dài.

Từ thế kỷ XVI, khoa học thiên văn phát triển đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của con người trong nhận thức thế giới trời sao. Trong những thế kỷ gần đây, người ta biết rằng Mặt trời là nguyên nhân tồn tại của sự sống và phát triển của loài người. Nhờ sự hiểu biết về thuyết chuyển động tương đối trong vật lý cơ học, con người mới khẳng định rằng Trái đất cùng với các hành tinh khác quay xung quanh Mặt trời tạo thành hệ Mặt trời và gọi chuyển động ấy là chuyển động biểu kiến của Mặt trời xung quanh Trái đất hay còn gọi là đường Hoàng Ðạo.

Người phương Ðông chia đường Hoàng Ðạo ra làm 12 cung kể từ  điểm Xuân Phân, qua Hạ Chí, đến Thu Phân và đến Ðông Chí để biểu thị các mùa khí hậu nóng, lạnh khác nhau như: xuân, hạ, thu, đông.

Người phương Tây đặt tên ấy theo tên của các chòm sao như Ðại Hùng, Tiểu Vương, Thiên Vương, Tiên Nữ, Phi Mã...

Các nhà cổ đại Trung Quốc lại đặt 12 cung trên theo chi, tượng trưng cho Trời là: Tý, Sửu, Dần, ...Tuất, Hợi. Họ kết hợp với 10 can, tượng trưng cho Ðất là: Giáp, Ất, Bính... Nhâm, Quý để đặt tên năm âm lịch theo nguyên tắc Can chi ký pháp, tức là ghép can với chi theo một trật tự thứ tự được thể hiện rõ trong thuật số tử vi.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
31 tháng 12 2023

1. TĐ được cấu tạo bởi 7 mảng lớn: 

- Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

- Âu - Á.

- Thái Bình Dương.

- Bắc Mỹ.

- Nam Mỹ.

- Nam Cực.

- Phi.

2. TĐ chuyển động quanh MT 

=> Có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía MT, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía MT.

=> Thời kì bán cầu nào ngả về phía MT => Được chiếu sáng nhiều hơn => Mùa nóng của bán cầu đó.

=> Thời kì bán cầu nào chếch xa phía MT => Được chiếu sáng ít hơn => Mùa lạnh của bán cầu đó.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
31 tháng 12 2023

4. Trái Đất có dạng hình cầu, có bán kính xích đạo là 6 378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.

5.

- Nội sinh:

+ Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

+ Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

+ Tạo ra các dạng địa hình lớn.

- Ngoại sinh:

+ Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

+ Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

28 tháng 7 2018

Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:

- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.

- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.

Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.

22 tháng 12 2019

-Do khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi.

+ Nửa cầu ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa nóng, do góc chiếu lớn.

+ Nửa cầu không ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa lạnh, do góc chiếu nhỏ.

21 tháng 12 2022

hệ quả : ngày và đêm , 4 mùa khác nhau

30 tháng 3 2017

Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn và nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, và khi đó là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, và là mùa lạnh của nửa cầu ấy. Vì thế nên khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.

5 tháng 4 2017

Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo, nên trái đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời. Nửa cầu nào ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lúc ấy là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.

23 tháng 11 2016

Nếu trái đất này là một vùng nhiệt đới ẩm như rừng mưa Congo, lượng mưa không ngừng sẽ dẫn đến hiện tượng xói mòn một cách nhanh chóng, đất canh tác cằn cỗi, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền nông nghiệp. “Kết quả là dân số loài người hiện nay sẽ chỉ còn ở mức rất thấp”, Attwood nói. “Mật độ dân số và năng suất nông nghiệp đều thấp, các khu định cư lại phân tán, rải rác, nhiều loại mầm bệnh xuất hiện trong điều kiện môi trường ẩm ướt, sự phát triển của một nền văn minh hiện đại không thể xây dựng trên nền tảng như vậy”.

Ngoài ra, thời tiết lạnh lẽo của mùa đông là môi trường sống vô cùng thích hợp cho phần lớn các loài côn trùng nhiệt đới mang trong mình những căn bệnh chết người. Điển hình là HIV - 1 loại virus có xuất phát điểm từ các khu rừng nhiệt đới.

Tuy nhiên, nếu Trái đất ấm và khô giống như bán đảo Ả Rập, tình trạng các loài sinh vật còn tồi tệ hơn nhiều, thậm chí không ít loài sẽ nằm trong danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Đó là điều hiển nhiên vì các vùng khô cằn có rất ít tiềm năng để phát triển thành những xã hội lớn, phức tạp, ngoại trừ Dubai - nơi mà người dân sống hoàn toàn dựa vào nguồn năng lượng từ các giếng dầu trên đất nước họ.

Nhưng nhìn chung, lực hút của mặt trăng giúp trái đất ổn định độ nghiêng khi xoay quanh mặt trời, vì vậy các mùa trong năm sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Tuy vậy, sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi quá trình gia tăng hiệu ứng nhà kính có thể sẽ làm thay đổi ít nhiều trạng thái của mùa đông.

7 tháng 9 2016

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đácủa hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên Thế giới (World), "hành tinh xanh"[note 3] hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật,[12] trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm[13][14][15][16] và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, bầu khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.[17] Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.[18]

Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệunăm. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác.[note 4][note 5] Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ, và có thể tồn tại cho tới ngày nay.[19] Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.[22]

Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện quãng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 lần quãng thời gian nó tự quay một vòng quanh trục của mình. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch.[note 6] Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo,[23] tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì "Công phá Mạnh muộn" đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng.

Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn 200 quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động ngoại giao, du lịch, thương mại, quân sự. Văn hóa loài người đã phát triển tạo nên nhiều cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc một Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một môi trường thống nhất cần có sự định hướng 

21 tháng 5 2019

Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006)[cần dẫn nguồn][xem thảo luận]. Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.[120]

Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.[120][121]