Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế
Loại cơ cấu | Cơ cấu theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Công nghiệp và xây dựng. - Dịch vụ. | - Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | - Toàn cầu và khu vực. - Quốc gia. - Vùng. |
Ý nghĩa | Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. | Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. | Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
- Cơ cấu nền kinh tế có 3 bộ phận hợp thành
- Cụ thể:
+Cơ cấu ngành kinh tế: Gồm 3 khu vực:
• Khu vực 1: Nông – Lâm – Ngư.
• Khu vực 2: Công nghiệp và xây dựng
• Khu vực 3: Dịch vụ
+Cơ cấu thành phần kinh tế:
• Huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước
• Khai thác tốt tiềm lực đề phát triển đất nước
+Cơ cấu lãnh thổ:
• Thường có cơ cấu lãnh thổ khác nhau.
• Có cách phân công lao động theo lãnh thổ khác nhau
Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại nguồn lực như sau:
- Vị trí địa lí: vị trí địa lí tự nhiên; vị trí địa lí kinh tế chính trị, giao thông.
- Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
- Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển.
- Đối với các nước phát triển: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng, tăng khu vực dịch vụ.
- Đối với các nước đang phát triển: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó đến dịch vụ, tiếp đến là công nghiêp - xây dựng. Xu hướng chuyến dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng nhanh công nghiệp - xâv dựng; khu vực dịch vụ tăng chậm.
- Việt Nam: thuộc nhóm nước đang phát triển, Hiện nay đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, khu vục nông - lâm - ngư giảm, dịch vụ tăng chậm.
- Khu vực I chiếm tỉ trọng lớn ở Ấn Độ, tiếp đến là Bra-xin. Anh là nước phát triển, có tỉ trọng khu vực I rất nhỏ (2.2%).
- Khu vực II chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Bra-xin, là nước công nghiệp hóa và Anh là nước công nghiệp phát triển.
- Khu vực III chiếm tì trọng cao nhất ở Anh, là nước phát triển; sau đó đến Bra-xin và Ấn Độ.
Nhìn chung, ờ các nước đang phát triển, lao động tập trung nhiều I khu vực I: ở các nước phát triển, lao động tập trung nhiều nhất I khu vực III.
- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.
Loại cơ cấu | Cơ cấu theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Công nghiệp và xây dựng. - Dịch vụ. | - Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | - Vùng kinh tế. - Khu kinh tế. - … |
Ý nghĩa | Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội. | Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. | Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Do vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.
- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.
- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.
- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.
- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Cơ cấu nền kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành:
- Cơ cấu ngành kinh tế: Gồm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
- Cơ cấu thành phần kinh tế: Ở nước ta hiện nay có các thành phần kinh tế: khu vực kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu lãnh thổ: ứng với mỗi cấp phân công lao động theo lãnh thổ có cơ cấu lãnh thổ nhất định: toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia.