Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong xã hội, mỗi công dân đều phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội, vì thế bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ và hành động có trách nhiệm trong mọi tình huống đúng với các qui định của gia đình và xã hội đề ra. Học sinh thấy được trách nhiệm của thanh niên học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước là tích cực học tập, rèn luyện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân. Thực hiện nghiêm túc các nội qui của trường, lớp và những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xác định trách nhiệm của mình trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. Ý thức trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội dân chủ và văn minh, phát triển bền vững. Một xã hội muốn phát triển đi lên thì mỗi người phải có nghĩa vụ thực hiện và phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của bản thân.
Học tốt!!!
#Bo
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi công dân, cần giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn.
Đó là một hành động và nghĩa cử cao đẹp của người thương binh. Từ đó, gợi cho em suy nghĩ về cách sống đẹp: không so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh
Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.
Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".
Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Đại Thắng Minh hoàng hậu (chữ Hán: 大勝明皇后; ? - 1000), dã sử xưng gọiDương Vân Nga (楊雲娥), là Hoàng hậucủa 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong Lịch sử Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.
Đại Thắng Minh Hoàng Hậu 大勝明皇后 | |
---|---|
Hoàng hậu Đại Cồ Việt | |
Tượng Dương hậu trong đền Lê Đại Hànhở Hoa Lư | |
Hoàng thái hậu nhà Đinh | |
Tại vị | 979 - 981 |
Đồng nhiếp chính | Phó vương Lê Hoàn |
Hoàng hậu nhà Tiền Lê | |
Tại vị | 981 - 1000 |
Thông tin chung | |
Phu quân | Đinh Tiên Hoàng Lê Đại Hành |
Hậu duệ | Đinh Phế Đế Lê Thị Phất Ngân |
Tên húy | Không rõ Dã sử xưng Dương Vân Nga (楊雲娥) |
Tước hiệu | Hoàng thái hậu Hoàng hậu |
Tước vị | Đại Thắng Minh hoàng hậu 大勝明皇后 |
Thân phụ | Không rõ Xem văn bản |
Sinh | ? Ái Châu, Việt Nam |
Mất | 1000 Hoa Lư, Việt Nam |
Khi người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn lên kế vị còn nhỏ tuổi, bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính. Trong tình thế khó khăn của Hoàng vị con trai mình, bà đã chủ động nhường Hoàng vị cho Phó vương Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn, trở thành Minh Càn Quảng Hiếu hoàng đế lập ra nhà Tiền Lê. Sau khi đoạt được Hoàng vị, Lê Đế lập Dương thị làm một trong cácHoàng hậu của ông, tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu.
Vì là một người đàn bà quyền lực của 2 triều đại quan trọng, sử sách thường gọi bà với cái tên trang trọng là Dương hậu(楊后) hay Dương thái hậu (楊太后). Hiện nay, trong các đền thờ, tên đường và các tác phẩm văn học nghệ thuật, người Việt gọi bà là Thái hậu Dương Vân Nga (太后楊雲娥) hay Lưỡng triều hoàng hậu Dương Vân Nga (兩朝皇后楊雲娥).
Bà là bà ngoại của hoàng đế Lý Thái Tông sau này. Năm bà mất cũng là nămLý Phật Mã (Tên thật Lý Thái Tông) sinh ra.
Út Vịnh là một thiếu nhi có lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào tha thiết. Út Vịnh tham gia tích cực phong trào "Em yêu đường sắt quê em". Vịnh còn thuyết phục mọi người hãy chung tay hành động tốt bảo vệ đường sắt quê hương. Út Vịnh là tấm gương dũng cảm bảo vệ tính mạng cho hai em nhỏ là bé Hoa và bé Lan. Sự xúc động đến lặng người của bố mẹ bé Lan đã nói lên thật nhiều lời khen ngợi, sự khâm phục và biết ơn dành cho Út Vịnh. Riêng em, em rất quý trọng Út Vịnh. Em nguyện sẽ học tập tấm gương đẹp đẽ đó của Út Vịnh.
Lời giải chi tiết
1. Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ?
Trả lời:
Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật rất khéo léo là đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất, nơi một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng; hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật; báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.
2. Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì ?
Trả lời:
Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
3. Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy ?
Trả lời:
Cách lấy thư và gứi báo cáo của chú Hai Long là chú dừng xe, tháo bu-gi ra xem, giả vờ như xe của mình bị hỏng, mắt chú không xem bu-gi mà lại chú ý quan sát mặt đất phía sau cột cây số. Nhìn trước nhìn sau một tay chú vẫn cầm bu-gi, còn một tay bẩy nhẹ hòn đá. Chú nhẹ nhàng cạy đáy hộp vỏ đựng thuốc đánh răng để lấy báo cáo và thay vào đó thư báo cáo của mình rồi trả hộp thuốc vào chỗ cũ, sau đó chú lắp bu-gi, khởi động máy như là đã sửa xem xong. Làm như thế, chú Hai nhằm đánh lạc hướng chú ý của người khác, để không ai nghi ngờ.
4. Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ?
Trả lời:
Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vì họ đã cung cấp cho ta những tin tức bí mật về địch để ta chủ động chống trả, giành thắng lợi đỡ hao tốn xương máu chiến sĩ, đồng bào.
1.Người liên lạc đã ngụy trang hộp thư mật bằng cách: Đặt hộp thư mật ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất(nơi một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng), hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư, báo cáo được đặt trong một hộp thuốc đánh răng.
2.Người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long tình yêu Tổ quốc và lời chúc mừng thắng lợi.
3.Chú Hai Long lấy thư và gửi báo cáo rất kín đáo. Nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của người khác, chú vờ như xe bị hư phải tháo bu-gi, quan sát trước sau, một tay cầm bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá lấy thông tin và gửi báo cáo vào hộp thuốc đánh răng rồi đặt lại chỗ cũ, lắp bu-gi, khởi động xe làm như vừa sửa xong.
4.Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ta có được những thông tin mật của giặc để kịp thời ngăn chặn, đối phó và nhanh chóng giành thắng lợi.
Chú Hai Long là một người đưa thư nhưng chú lại là một người đưa thư đặc biệt hơn bao đưa thư bình thường khác. Chú Hai Long là người rất kín đáo. Có khi chú đưa thư một cách kín đáo tới nỗi mà hộp thư được giấu cẩn thận, luôn đánh dấu bằng chữ V nghĩa là chú Hai Long rất yêu Tổ quốc của mình. Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng tuy là có thể chết người nhưng chú vẫn dũng cảm làm đưa thư quân đội. Chú là một người chịu khó đi xe hàng cây số để đưa thư một cách nhanh nhất.