Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vị trí địa lí của châu Nam Cực: đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.
- Châu Nam Cực gồm 2 bộ phận: lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
- Các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực: Nam Đại Dương, biển Bê-lin-hao-đen, biển A-mun-nin, biển Rốt, biển Oét-đen.
* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục:
* Hệ quả của phát kiến địa lí tới châu Phi và châu Mỹ:
+ Nạn buôn bán nô lệ da đen diễn ra.
+ Người bản địa và văn hóa bản địa châu Mỹ bị hủy diệt.
* Việc Magenlan và thủy thủ đoàn đặt chân lên vùng đất Phi lippin nói riêng và châu Á nói chung đã báo trước một thời đại mới của sự chinh phục, của Kitô giáo hóa và chủ nghĩa thực dân. Sau cuộc thám hiểm của Magenlan, nhiều nước phương Tây đã đến châu Á, và biến nơi đây thành thuộc địa trong suốt hai thế kỉ.- Nguyên nhân:
+ Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới… từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, thương nhân Tây Âu đẩy mạnh trao đổi, buôn bán với các nước ở châu Á.
+ Từ thế kỉ XV, con đường buôn bán giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải, bị người Thổ chiếm giữ, nên việc đi lại gặp khó khăn.
=> Đặt yêu cầu bức thiết phải tìm kiếm những con đường giao thương mới.
- Điều kiện:
+ Các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất (thuyết Nhật Tâm).
+ Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ ghi rõ các vùng đất mới.
+ Con người đã biết sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn khi đi trên biển.
+ Kĩ thuật đóng tàu phát triển, con người đã đóng được tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn, như loại tàu Ca-ra-ven…
+ Sự tài trợ của các nhà nước hoặc quý tộc phong kiến châu Âu…
- Nội dung:
+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.
+ Năm 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lăng thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.
- Tác động:
+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường; thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa Đông – Tây.
+ Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới.
+ Đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
+ Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…
- Tên 6 châu lục trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Một số cuộc phát kiến địa lí lớn:
+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ – Hiệp sĩ Hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. Nơi này được ông đặt tên là Mũi Bão Táp (sau đó, đổi thành Mũi Hảo Vọng).
+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.
+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon, vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (vào năm 1498).
+ Năm 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ tây Ban Nha thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.
- Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:
+ Về kinh tế: các cuộc đại phát kiến địa lí đã tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới; thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng cùa thương nghiệp và công nghiệp.
+ Về văn hóa: các cuộc đại phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết mới về những con đường, vùng đất, dân tộc mới… từ đó sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc được tăng cường, mở rộng.
+ Các cuộc phát kiến địa lí cũng dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.
Là một người dân châu Á, sự có mặt của người châu Âu, ở các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa Ií giúp thêm hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới,... => sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc được tăng cường và mở rộng.
Nhận xét: Sự có mặt của người châu Âu đã đưa đến nhiều tác động tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của lịch sử và văn hóa châu Á:
- Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các nước châu Âu và châu Á.
+ Người châu Âu di cư sang châu Á, chung sống và hòa huyết với người châu Á đã góp phần tạo nên sự đa dạng về chủng tộc, tộc người ở châu Á.
- Tác động tiêu cực: trong lịch sử, sự xuất hiện của người châu Âu tại châu Á gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, sự cướp bóc và nô dịch tàn bạo, gây nên nhiều đau thương, mất mát cho nhân dân khu vực này.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.
- Vị trí địa lí:
+ Bộ phận phía tây của lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran.
+ Lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến 36°B đến 71°B.
- Hình dạng: Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào trong đất liền.
- Kích thước nhỏ (Diện tích trên 10 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương).
- Các biển và đại dương bao quanh châu Âu:
+ Biển: biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Bắc, biển Na-uy, biển Ba-ren và biển Ca-ra.
+ Đại dương: Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
- Mô tả sự kiện C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
+ Giai đoạn 1942 - 1905, C. Cô-lôm-bô thực hiện 4 cuộc hành trình vượt Đại Tây Dương từ châu Âu sang châu Mỹ.
+ Các chuyến thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra các đảo thuộc quần đảo Ca-ri-bê, vùng ven Đại Tây Dương của khu vực Trung và Nam Mỹ.
+ C. Cô-lôm-bô tin vùng đất mới này ở gần Ấn Độ nên gọi là Tây Ấn và cư dân nơi đây là người Ấn.
- Hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502):
+ Khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới.
+ Đẩy nhanh quá trình di cư từ châu lục khác đến châu Mỹ.
+ Các hoạt động khai thác tài nguyên, thương mại, truyền giáo,... diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến cộng đồng bản địa => góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa châu Mỹ.
- Châu Á có 2 khu vực địa hình chính:
+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.
+ Khu vực đồng bằng.
- Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á:
+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.
+ Than: CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.
+ Sắt: Đông Á và Nam Á.
- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...
+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
- Đường đi của các cuộc phát kiến địa lí
+ Hành trình của Đi-a-xơ: Năm 1487, Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi. Ông đặt tên là Mũi Bão Tố, sau này gọi là Mũi Hảo Vọng.
+ Hành trình của C. Cô-lôm-bô: Năm 1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng tây, đến được đảo Xan Xan-va-đô (Sal Salvador), sau đó đến Cu-ba, Hi-xpa-ni-ô-la (Hispaniola) rồi dừng lại vì tưởng đã đến được Ấn Độ.
+ Hành trình của Va-xcô đơ Ga-ma: Năm 1498, từ Bồ Đào Nha, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Calicut), đến được Ấn Độ .
+ Hành trình của Ma-gien-lan: Năm 1519, từ Tây Ban Nha, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan tìm đường đến đảo gia vị Ma-lu-cu (của In-đô-nê-xi-a). Họ đi vòng qua điểm cực nam của Châu Mỹ, tiến vào đại dương mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan đến Phi-lip-pin, tại đây Ma-gien-lan bị thiệt mạng trong một cuộc giao tranh với người trên đảo. Cuối cùng, đoàn trở về bờ biển Tây Ban Nha vào năm 1522, hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất.
- Những địa danh được các nhà thám hiểm đặt tên:
+ Mũi cực Nam châu Phi được Đi-a-xơ đặt tên là Mũi Bão Tố (sau này được đổi tên thành Mũi Hảo Vọng).
+ Ma-gien-lăng đặt tên cho Thái Bình Dương.