Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):
- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.
- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…
Các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới
- Vành đai động đất: phía tây châu Mĩ, giữa Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương.
- Vành đai núi lửa: phía tây châu Mĩ, đông Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-si-a, phía tây Thái Bình Dương.
- Dịch vụ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Ví dụ: Du lịch là ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ, đây là ngành tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để thu hút khách du lịch đến tham quan từ đó tạo thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Du lịch kết hợp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang là hình thức phổ biến được khai thác hiện nay.
* Những vai trò của dịch vụ:
Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Kết nối các hệ thống, yếu tố của các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội.Thúc đẩy phân công lao động; toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.* Ví dụ:
Ngành dịch vụ giúp phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người: Nhà nước tập trung phát triển mạnh và toàn diện nguồn nhân lực. Chú trọng chất lượng đào tạo đại học, nhất là đào tạo quản trị theo các chương trình quốc tế. Đẩy nhanh đào tạo nghề chất lượng cao. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề theo cơ chế thị trường. Khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động và hợp tác với cơ sở đào.Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Có chính sách thuế, tín dụng ưu đãi để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ cao và nghiên cứu phát triển. Thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao.Loại hình giao thông vận tải | Đặc điểm |
Đường ô tô | - Chiếm ưu thế trong các loại hình vận tải, cơ động, phù hợp với cự li vận tải trung bình và ngắn, có khả năng phối hợp với các loại hình vận tải khác, mạng lưới ngày càng mở rộng, chất lượng phương tiện ngày càng hiện đại, thân thiện với môi trường. - Khối lượng chuyên chở không lớn, tiêu thụ nhiều nhiên liệu gây ô nhiễm tiếng ồn, không khí, tai nạn giao thông. |
Đường sắt | - Vận chuyển được hàng hóa nặng trên những tuyến đường dài với tốc độ khá nhanh và ổn định, giá rẻ hơn vận tải ô tô, mức độ an toàn và sự tiện nghi cao, ít gây tai nạn - Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định có đặt đường ray. |
Đường biển | - Chuyên chở hàng hóa nặng, chất lỏng trên quãng đường dài, giá cước vận chuyển rẻ hơn các loại hình vận tải khác, mức độ an toàn khá cao. - Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tốc độ vận tải tương đối chậm, gây ô nhiễm môi trường biển, đại dương. |
Đường hàng không | - Tốc độ vận tải cao, thời gian vận chuyển ngắn, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. - Cước phí vận tải đắt, trọng lượng vận tải thấp. |
Công nghiệp là tập hợp các hoạt động sản xuất thông qua quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm với những đặc điểm sau:
- Gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ của khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
- Có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá cao.
- Tiêu thụ khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.
- Có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian.
- Đối tượng: Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.
- Đặc điểm: Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó.
- Ý nghĩa: Biết được sự phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than
- Vai trò:
+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.
+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện từ rất sớm.
+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí
- Vai trò:
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống.
+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.
+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.
+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.
* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới
- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…
- Công nghiệp khai thác dầu khí:
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…
- Cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm 3 nhóm chính:
+ Công nghiệp khai thác.
+ Công nghiệp chế biến.
+ Dịch vụ công nghiệp.
- Ví dụ: Ngành công nghiệp khai thác: Khai thác than, dầu mỏ, khai thác kim loại,...
- Vai trò:
+ Nhiên liệu quan trọng cho sản xuất điện, giao thông vận tải.
+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau: thuốc nhuộm, va-dơ-lin, chất sát trùng, các chất thơm, rượu, cao su tổng hợp,...
- Đặc điểm:
+ Có khả năng sinh nhiệt cao (cao hơn than), dễ vận chuyển và sử dụng.
+ Nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro => Chiếm vị trí hàng đầu trong các loại nhiên liệu.
+ Sau khi chế biến, tạo nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hỏa, dầu ma-dut,...
- Các mỏ dầu phân bố cả ở 2 bán cầu. Các nước dẫn đầu về sản lượng khai thác và trữ lượng lớn: A-rập Xê-út, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-rắc, I-ran,...
=> Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển ngay tại những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn.
- Dầu mỏ dần được thay thế bởi năng lượng tái tạo vì:
+ Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu mỏ gây ô nhiễm môi trường nước, biển, không khí,…
+ Mức độ khai thác quá lớn gắn với sự phát triển của ngành giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất, đặc biệt là hóa dầu đã dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
Mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo
Các vành đai động đất, núi lửa nằm ờ nơi tiếp xúc của các màng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):
- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.
- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…