Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mật độ dân số ở Ô-xtrây-li-a:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất: bang Vich-to-ri-a với trên 25 người/km2.
+ Vùng có mật độ dân số thấp nhất: vùng lãnh thổ phía bắc với dưới 1 người/km2.
- Một số đô thị ở Ô-xtrây-li-a: A-đê-lai, Men-bơn, Gi-lông, Hô-bát, Can-be-ra, Xit-ni, Niu Cát-xơn, Brix-bên,…
=> Các đô thị thường tập trung tại khu vực phía đông nam lục địa Ô-xtrây-li-a (bang Vic-to-ri-a và bang Niu Xao Uây).
– Các đô thị từ 20 triệu người trở lên ở châu Á:
+ Đê-li, Mum-bai, Đắc-ca (Ấn Độ): nằm ở khu vực Nam Á.
+ Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc): nằm ở khu vực Đông Á.
+ Tô-ky-ô (Nhật Bản): nằm ở khu vực Đông Á.
– Các nước Châu Á có nhiều đô thị trên 10 triệu dân: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.
– Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.
– Các khu vực thưa dân: Bắc Á, một phần của Tây Á (Ả-rập-xê-út) và Trung Á.
- Châu Á có 2 khu vực địa hình chính:
+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.
+ Khu vực đồng bằng.
- Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á:
+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.
+ Than: CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.
+ Sắt: Đông Á và Nam Á.
- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...
+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
- Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
+ Quá trình đô thị hóa bắt đầu với những đô thị xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển trong thời kì trung đại.
+ Nửa cuối thế kỉ XVIII, đô thị hóa phát triển mạnh dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Châu Âu hiện có mức độ đô thị hóa cao với 75% dân số sống trong các đô thị (2020).
+ Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều.
- Một số đô thị có quy mô trên 5 triệu dân ở châu Âu: Ma-đrit, Bac-xê-lô-na, Pa-ri, Luân-đôn, Mat-xcơ-va, Xanh Pê-tec-bua.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:
- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).
- Khí hậu: ôn đới lục địa.
- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.
- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:
- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.
- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.
- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).
- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.
- Dân số của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga).
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020:
+ Cơ cấu dân số trẻ với nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% số dân (2020), nhưng đang có xu hướng giảm (năm 2005 chiếm 27,6% số dân, năm 2020 chiếm 23,5% số dân, giảm 4,1%).
+ Tỉ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
+ Tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng (Năm 2005 chỉ chiếm 6,3% dân số, đến năm 2020 là 8,9%, tăng 2,6%).
Dân cư châu Á phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau:
- Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.
- Các khu vực thưa dân: Bắc Á, một phần của Tây Á (A-rập-xê-út) và Trung Á.
Mỗi khu vực của châu Á có đặc điểm tự nhiên mang đặc điểm riêng biệt và nổi bật:
- Đông Á gồm lục địa và hải đảo. với khí hậu ôn đới.
- Đông Nam Á gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo với khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Nam Á có hệ thống Hi-ma-lay-a hùng vĩ, khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa khô rõ rệt.
- Tây Nam Á có núi và sơn nguyên, khí hậu khô hạn.
- Trung Á có các dãy núi cao đồ sộ với khí hậu khô hạn có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh.
- 10 đô thị đông dân nhất ở Châu Á (không tính LB Nga):
1. Tô-ky-ô (Nhật Bản), 2. Niu Đê-li (Ấn Độ), 3. Thượng Hải (Trung Quốc), 4. Đắc-ca (Băng-la-đét), 5. Bắc Kinh (Trung Quốc), 6. Mum-bai (Ấn Độ), 7. Ô-xa-ca (Nhật Bản), 8. Ca-ra-si (Pa-ki-xtan), 9. Trùng Khánh (Trung Quốc), 10. I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ).
Các đô thị lớn của châu Á thường tập trung ở khu vực ven biển do có điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất, trao đổi, buôn bán với các nước.