Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu (giai đoạn 1950 – 2020):
* Cơ cấu theo nhóm tuổi
Châu Âu có cơ cấu dân số già:
- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 1950 chỉ chiếm 8% dân số, năm 2020 chiếm 19% (tăng 11%).
- Nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
- Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, năm 1950 chiếm 26% dân số, năm 2020 chỉ còn chiếm 16% dân số (giảm 10%).
* Cơ cấu dân số theo giới tính
Giai đoạn 1950 – 2020, cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có sự chênh lệch (tỉ lệ nữ cao hơn nam), nhưng đang có sự thay đổi (giảm tỉ lệ dân số nữ, tăng tỉ lệ dân số nam).
=> Nguyên nhân: các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn
- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.
- Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
- Sự phân hóa các đới thiên nhiên châu Á (3 đới thiên nhiên):
Đới lạnh:
+ Phân bố: phía bắc châu lục.
+ Thời tiết khắc nghiệt và có gió mạnh.
+ Thực vật: phổ biến hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng.
+ Động vật: các loài chịu lạnh, mùa hạ các loài chim di cư từ phương Nam lên.
Đới ôn hòa:
+ Chiếm diện tích lớn nhất.
+ Khí hậu: càng vào sâu trong nội địa càng khô hạn.
+ Thực vật: phân hóa từ rừng lá kim sang rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên.
Đới nóng
+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa, xích đạo.
+ Thực vật điển hình: rừng nhiệt đới; những nơi khuất gió hoặc khô hạn có rừng thưa, xavan, cây bụi và hoang mạc.
- Việc khai thác và sử dụng các đới thiên nhiên cần chú ý vấn đề bảo vệ và phục hồi rừng nhằm bảo vệ môi trường.
Điểm chung về tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua quan và nhân dân nhà Trần đó là: tất cả vua quan, cùng toàn bộ nhân dân nhà Trần đều chung một lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm, quyết không đầu hàng địch.
tham khảo
Sơ đồ thời gian những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288:
b) Vì sao khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: “Năm nay đánh giặc nhàn”.
- Một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực: trạm A-mun-xen – Xcốt, trạm Đa-vít, trạm Bê-lin-hao-đen,…
- Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:
+ Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.
+ Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.
+ Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện. Nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Nhật Bản, Ác-hen-ti-na,…
+ Hiện nay, châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:
- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.
- Quân giặc tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại
- Nhà Trần rút khỏi Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.
- Ngày 29 - 2 - 1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.
- Đặc điểm địa hình châu Phi:
+ Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750m so với mực nước biển.
+ Địa hình cao về phía đông nam và thấp dần về phía tây bắc.
+ Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng.
Sơn nguyên: nơi có nhiều đỉnh núi cao hơn 4000 m, phân bố phía đông và phía nam (SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN.Đông Phi,...).
Bồn địa: xen giữa các vùng đất cao, điển hình như bồn địa Công-gô, Ca-la-ha-ri, Sat,...
Hoang mạc: rất rộng lớn và khô hạn (Xa-ha-ra, Na-mip,...).
Núi thấp: tập trung phía bắc và phía nam châu Phi (Át-lát, Đrê-ken-béc,...).
Đồng bằng: thấp, diện tích nhỏ, phân bố ven biển (Đồng bằng châu thổ sông Nin, các đồng bằng ven vịnh Ghi-nê,...).
- Sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi:
+ Dầu mỏ: Bắc Phi.
+ Kim loại quý (vàng, kim cương): Nam Phi.
Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:
- Những nơi khô hạn: người dân chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả.
- Khu vực phía đông (mưa nhiều hơn): trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xuất khẩu (điển hình là cây cà phê), chăn nuôi gia súc.
- Những khu vực tập trung khoáng sản: con người tiến hành khai thác, chế biến để xuất khẩu.
tham khảo
- Nước Ý là nơi tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XIV.
- Vùng ven biển Ban-tích là nơi tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XV.
- Sự thay đổi này diễn ra vì: một số đô thị châu Âu tập hợp lại thành lập các hiệp hội buôn bán với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho thương nhân buôn bán đường dài.
Người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường như sau:
- Môi trường xích đạo:
+ Sử dụng đất trồng cây công nghiệp quy mô lớn (cọ dầu, ca cao, cao su, cây lương thực như ngô, lúa nước).
+ Khai thác khoáng sản (dầu mỏ, bô - xít,...).
- Môi trường nhiệt đới:
+ Nhiều quốc gia tận dụng ưu thế về hệ động, thực vật đặc trưng để thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch.
+ Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,...
+ Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn, đang được khai thác trồng cây công nghiệp, cây ăn quả xuất khẩu.
+ Vùng ven sa mạc, trồng rừng ngăn hiện tượng sa mạc hóa.
+ Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, trồng các loại cây như bông, lạc,... và chăn nuôi dê, cừu,...
- Môi trường hoang mạc:
Một số quốc gia ứng dụng công nghệ để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên nhằm khai thác lãnh thổ hiệu quả như:
+ Khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra;
+ Dùng công nghệ tưới và nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo;
+ Xây dựng các nhà máy điện mặt trời;
+ Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc;
+ Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,...
- Môi trường cận nhiệt:
+ Trồng các loại cây cận nhiệt: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu.
+ Phát triển mạnh các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.