Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cơ chế xúc tác của enzyme:
- Cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu và tạo thành phức hệ enzyme – cơ chất.
- Enzyme xúc tác biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng.
- Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme trở về trạng thái ban đầu và có thể sử dụng trở lại.
Vì mỗi phân tử thì sẽ có một trung tâm hoạt động khác nhau để kết hợp với cơ chất nhất định, nên khi trung tâm hoạt động bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất thì sẽ làm cho enzym trở nên bất hoạt và không thể thay đổi cơ chất
Enzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.
Cấu trúc enzyme: được cấu tạo từ protein, ngoài ra còn có thành phần là protein và cofactor là ion kim loại (như Fe2+, Mg2+, Cu2+...) hoặc các phân tử hữu cơ (như phân tử heme, biotin...). Mỗi enzyme thường có một trung tâm hoạt động
Cơ chế hoạt động enzyme:
+ Trung tâm hoạt động có cấu hình không gian phù hợp liên kết với cơ chất làm cho cả hai biến đổi cấu hình
+ Sau khi phả ứng xảy ra, sản phẩm tạo thành sẽ có cấu hình không gian thay đổi và rời khỏi enzyme, enzyme trở lại hình dạng ban đầu.
Enzyme có vai trò xúc tác các phản ứng chuyển hóa năng lượng trong quá trình chuyển hóa, enzyme đã làm giảm năng lương hoạt hóa cần thiết cho các phản ứng xảy ra xuống mức độ thấp nhờ đócó thể làm tăng tốc phản ứng.
Cơ chế tác động của interferon trong việc chống lại virus:
(1) Nucleic acid của virus xâm nhập vào tế bào chủ thứ nhất: Nhân lên và phóng thích ra ngoài.
(2) Đồng thời, hệ gene của virus đi vào nhân tế bào kích thích gene tổng hợp interferon hoạt động.
(3) Gene tổng hợp interferon phiên mã và tổng hợp nên interferon.
(4) Interferon được giải phóng ra ngoài và đi vào các tế bào khác xung quanh.
(5) Khi interferon vào trong tế bào, nó sẽ kích thích gene tổng hợp chất chống lại sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ.
→ Interferon có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra chất chống lại virus xâm nhập vào tế bào. Interferon được sản sinh ra ngay sau khi tế bào bị nhiễm virus, nó chỉ bảo vệ các tế bào bên cạnh, không có tác dụng bảo vệ tế bào mẹ và không có tính đặc hiệu với virus.
Quá trình hormone insulin tác động đến tế bào gan:
- Giai đoạn tiếp nhận: Hormone insulin do tuyến tụy tiết ra, theo máu đến tế bào gan và gắn vào thụ thể của tế bào gan.
- Giai đoạn truyền tin: Hormone insulin làm thay đổi hình dạng của thụ thể và khởi động quá trình truyền tin. Thông qua các phân tử truyền tin nội bào, tín hiệu được truyền đến phân tử đích trong tế bào gan.
- Giai đoạn đáp ứng: Tế bào gan đáp ứng tín hiệu bằng cách hoạt hóa quá trình biến đổi glucose thành glycogen để dự trữ trong tế bào.
- Nếu tế bào không có enzyme thì các phản ứng hóa học cần chất xúc tác và điều kiện phản ứng sẽ không thể xảy ra, kéo theo đó các quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào cũng không thể diễn ra.
- Nếu trong một chuỗi phản ứng do nhiều enzyme xúc tác mà có một enzyme không hoạt động thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzyme đó còn tích lũy gây độc cho tế bào, cơ thể.
Giai đoạn 1: Trung tâm hoạt động gắn với cơ chất để tạo phức hợp enzyme cơ chất.
Khi cơ chất liên kết vào, trung tâm hoạt động sẽ thay đổi đôi hình dạng để khớp với cơ chất (mô hình “khớp cảm ứng) tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất. Phức hợp này được tạo bởi các liên kết yếu, tạm thời nhằm tạo điều kiện cho sự biến đổi cơ chất nhanh chóng.
Giai đoạn 2: Enzyme tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm.
Khi phức hệ enzyme – cơ chất được hình thành, enzyme tiến hành cắt các liên kết có trong cơ chất để tạo thành sản phẩm
Giai đoạn 3: Sản phẩm được giải phóng, enzyme tiếp tục liên kết với cơ chất để tạo sản phẩm.
Sản phẩm sau khi được tạo thánh sẽ được giải phóng, enzyme sẽ tiếp tục gắn vào cơ chất khác để tiến hành biến đổi cơ chất