K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2019

- Giải thích:

+ Ý nghĩa của câu thơ: "lời mẹ ru" không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm, tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con. Đó là lời yêu thương, lời cầu nguyện, ước mong, lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo của mẹ.

Cho dù là lời yêu thương, lời nguyện cầu hay lời nhắn nhủ thì cũng là sự chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này - sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức, kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu.

+ "Không đi hết": không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy. Bởi đó là tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ, là sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ.

+ Cảm giác thấm thìa của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.

Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thìa đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ.

- Bàn luận, đánh giá:

+ Vai trò của tình mẫu tử: Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con; là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống, là cái gốc thiện; là nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời - có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác; là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy.

+ Biểu hiện của tình mẫu tử: vô cùng đa dạng, phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con.

+ Thái độ cần có với tình mẫu tử: không chỉ là đón nhận mà cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình.

Gợi ý :

I. Mở bài:

- Đặt vấn đề, trích dẫn hai câu thơ trong đề bài:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình mẫu tử

II. Thân bài:

1. Giải thích nghĩa hai câu thơ

- "Lời mẹ ru": Không chỉ là lời ca để dỗ dành trẻ ngủ ngon mà nó chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần, những mong muốn, lời nhắn nhủ, khuyên răn của mẹ.

- "Không đi hết": Không thấy hết, không dùng hết, không hiểu hết, không sống hết... những gì mẹ nhắn nhủ trong lời mẹ ru ấy. Bởi đó là tấm lòng, tình yêu thương, sự che chở, bao dung trọn đời của mẹ.

=> Ý nghĩa của hai câu thơ: Lời mẹ ru không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây đắp cho con

- Ý nghĩa của những lời mẹ ru:

+ Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ.

+ Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.

+ Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua…

- Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương.

- Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy:

+ Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ.

+ Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru.

+ Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.

- Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con.

2. Bàn luận, đánh giá, suy nghĩ về tình mẫu tử

- Tình mẫu tử là gì: là tình cảm thiêng liêng của người mẹ và người con, thể hiện sự gắn bó, quan tâm, chăm sóc, dưỡng dục…

- Vai trò của tình mẫu tử:

+ Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con.

+ Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống.

+ Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. Mẹ dạy cho ta biết bao điều hay, lẽ phải.

+ Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy.

+ Con người sẽ hạnh phúc, ấm áp nếu được sống trong tình yêu thưong của mẹ, sẽ vô cùng bất hạnh và thiệt thòi nếu không được hưởng tình cảm đó.

- Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con.

- Dẫn chứng liên hệ: Lấy ví dụ về những câu thơ, câu ca dao, bài hát về tình mẹ.

- Phản đề: Phê phán những người mẹ vô tâm, bỏ rơi con cái, phê phán những đứa con bất hiếu

3. Bài học nhận thức và hành động

- Thái độ cần có đối với tình mẫu tử:

+ Không chỉ là đón nhận mà cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ. Trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình.

+ Biết ơn, lễ phép, vâng lời mẹ và kính yêu mẹ,…

III. Kết bài:

- Khẳng định tầm quan trọng của mẫu tử.

- Rút ra phương hướng phấn đấu để đền đáp công ơn lớn lao của mẹ.


24 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A.

15 tháng 5 2018

      Ta đi (1) trọn kiếp con người

Cũng không đi (2) hết mấy lời mẹ ru

(1): sống hết đời, trọn kiếp làm người

(2): không hiểu hết, biết hết mấy lời mẹ ru, không thể đền đáp hết được công lao to lớn của mẹ

no bít

15 tháng 5 2018

thanks

7 tháng 4 2022

Tham Khảo

- Ý nghĩa của câu thơ: "lời mẹ ru" không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm, tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con. Đó là lời yêu thương, lời cầu nguyện, ước mong, lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo của mẹ.

7 tháng 4 2022

tham khảo
" Dẫu ....." cho ta thấy lời ru của mẹ thật to lớn ,bao la ....đi trọn một kiếp người cũng ko hết , dù chỉ có mấy lời thôi mà sao tha thiết đến thế Qua đó cho thấy tình mẹ bao la bát ngát ,ko đo đếm đc

Ai giúp mình bài này với ạ!Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:Mỗi nghề có một lời ruDở hay thầy cũng chọn ru khúc nàyLời ru của gió màu mây Con sông của mẹ đường cày của cha Bắt đầu cái tuổi lên ba Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! Thầy không ru đủ nghìn câu Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời Tuổi thơ em có...
Đọc tiếp

Ai giúp mình bài này với ạ!

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm.    (Trích Lời ru của thầy, Đoàn Vị Thượng)

 Câu 1. Xảc định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

 Câu 2. Bằng “lời ru” của mình, người thầy trong bài thơ mong muốn gợi lên những đìều gì trong tâm hồn học trò?

 Câu 3. Chi ra và nêu hiệu quả của biện phảp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tuổi thơ em có một thời/Ươ'c mơ thì rộng như trời, ngàn năm”

 Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ cùa em về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ “Thầy không ru đủ nghìn câulBiểt con chữ cũng đứng sau cuộc đời”.

 

0
19 tháng 9 2018

- Từ '' đi '' câu 1 : tức là đi trên con đường dời của mình , từ lúc sinh ra đến lúc già đi rồi chết .

- Từ '' đi'' câu 2 : tức là những câu hát ru à ơi của mẹ rất hay và ngọt ngào , tràn đầy tình yêu thương , những câu hát tuy ngắn ngủi nhưng ý nghĩa lại sâu xa vô tận , nên dù chúng ta có đi thế nào cx ko thể hiểu hết đk ý nghĩa đó bao là ntn

8 tháng 11 2021

tham khảo

 

Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.

Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.

Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.

Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.

Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.

Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.

23 tháng 4

1

12 tháng 3 2019

a. Thể thơ : Lục bát

b. Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm

c. So sánh không ngang bằng :

Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

d. Nội dung chính : Đó là những câu triết lý, nhắc nhở người con về công lao của mẹ mà biểu hiện là lời ru vô bến bờ của người. Lời ru ấy mãi mãi là vô tận, nó gợi cho con biết về cuộc đời tần tảo khó nhọc của mẹ, để con biết ơn, nhớ về. Đoạn thơ tuy ngắn nhưng một lần nữa khẳng định công lao to lớn của mẹ, trong đó còn chứa đựng những bài học làm người sâu sắc đồng thời cũng thể hiện sự kính trọng, luôn khắc ghi trong trái tim người con hình ảnh người mẹ thân yêu.

17 tháng 5 2018

lục bát , tự sự (cái này k chắc lắm) c,d: HỌC VĂN THCS - Câu 2. (3điểm) Cảm nhận về đoạn trích...

23 tháng 5 2020

Cảm ơn bạn nha 😆

Nhưng Khúc hát ra những em bé lớn trên lưng mẹ là của sgk tập 1 rồi

22 tháng 5 2020

- Thể thơ: Lục bát

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Biện pháp tu từ: nhân hóa "gió đưa về trời"

- Nội dung chính:

+ Tác giả đã nói về những lời ru mà người mẹ dành cho đứa con thân thương của mình. Lời ru ấy như những bài học bổ ích mà mẹ dành cho con.

+ Qua đó, tác giả khẳng định rằng dù con có đi trọn hết kiếp người cũng không bao giờ đi hết được mấy lời mẹ ru và thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ.

-Đoạn thơ gợi liên tưởng đến bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm