K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2016

- Trung du và miền núi Bắc Bộ :

  + Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ( chè, trẩu, sở, hồi,...), đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu.

  + Trâu, bò lấy thịt  và sữa, lợn ( trung du)

- Đồng bằng sông Hồng :

  + Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp; cây ăn quả, đay, cói

  + Lợn, bò sữa ( ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt ( ở các vùng trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.

- Bắc Trung Bộ :

   + Cây công nghiệp hàng năm ( lạc, mía, thuốc lá,...), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su,..)

   + Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ

- Duyên hải Nam Trung Bộ :

    + Cây công nghiệp hàng năm ( mía, thuốc lá,...), cây công nghiệp lâu năm (dừa,..); lúa.

    + Bò thịt, lợn ; đánh bắt  và nuôi trồng thủy sản.

- Tây Nguyên : 

    + Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu

    +  Bò thịt và bò sữa

- Đông Nam Bộ

   + Cây công nghiệp ngắn ngày ( đậu tương, mía,...), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều.....)

   + Nuôi trồng thủy sản; bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm

- Đồng bằng sông Cửu Long

   + Lúa, lúa có chất lượng cao; cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói)

   + Thủy sản (đặc biệt là tôm); gia cầm ( đặc biệt là vịt đàn)

15 tháng 3 2017

Gợi ý làm bài

a) Các vùng nông nghiệp có chè là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

b) Giải thích

- Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè:

+ Đất đai: các loại đất feralit thích hợp với cây chè.

+ Địa hình: các vùng đồi có diện tích rộng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, các cao nguyên cao ở Tây Nguyên cho phép trồng chè với quy mô lớn.

+ Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; Tây Nguyên khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao, điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho chè phát triển.

+ Nguồn nước tưới dồi dào nhờ có các hệ thống sông lớn cùng với nguồn nước ngầm phong phú.

- Các điều kiện kinh tế- xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm trong việc trồng và chê biến chò.

+ Cớ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc trồng và chế biến chè ngày càng phát triển. Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến chè.

+ Chính sách phát triển cây chè của Nhà nước.

+ Thị trường trong và ngoài nước lớn.

15 tháng 2 2016

a)vùng đông nam bộ,duyên hải nam trung bộ

b)vì ở đó thích hợp để trồng cà phê và cà phê là thứ quý nên người ta trồng rồi bán và làm ra các loại cà phê thơm ngon.

AD tick nha,cả hoc24.vn nữa

23 tháng 4 2018

Gợi ý làm bài

a) Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phàm chuyên môn hóa của vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

b) Giải thích

- Các vùng này có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê:

+ Đất đai: các loại đất feralit, nhất là đất badan thích hợp cho cây cà phê.

+ Địa hình: các vùng bán bình nguyên, cao nguyên, trung du cho phép trồng cà phê với quy mô lớn.

+ Khí hậu: các điều kiện khí hậu nhiệt, ẩm thích hợp cho sự phát triển sản xuất cà phê.

+ Nhiều sông ngòi cùng với nguồn nước ngầm khá phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu.

- Các điều kiện kinh tế xã hội:

+ Chính sách của Nhà nước.

+ Các điều kiện kinh tế - xã hội khác: nguồn lao động khá dồi dào, công nghiệp chế biến cà phê khá phát triển,...

15 tháng 2 2016

trang bao nhiêu

16 tháng 2 2016

a) Vùng phân bổ chủ yếu của đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm ở nước ta

- Đồng bằng Sông Cửu Long

- Đồng bằng sông Hồng

- Các đồng bằng duyên hải miền Trung ( Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ)

b) Các vùng có tỷ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng lớn nhất nước ta ( trên 30%)

- Tây Nguyên

- Đông Nam Bộ

26 tháng 2 2016

- Vùng 1 : (14 tỉnh) : Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang

- Vùng 2 : (14 tỉnh, thành phố) : Tp Hà Nội, tp Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

- Vùng 3 (10 tỉnh, thành phố) : Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận

- Vùng 4 (4 tỉnh) : Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông

- Vùng 5 ( 8 tỉnh, thành phố) : tp Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận

- Vùng 6 ( 13 tỉnh, thành phố) : tp Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

26 tháng 9 2017

Gợi ý làm bài

a) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

- Giống nhau:

+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn nuôi bò sữa.

+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa,...).

b) Giải thích khác nhau về chuyên môn hóa giữa hai vùng

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông.

+ Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng,...).

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt (nuôi vịt chạy đồng).

+ Có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn.

24 tháng 2 2016

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước

- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp  và cụm công nghiệp

    + Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)

    + Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)

    + Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)

    +  Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến  thực phẩm)

    + Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)

    + Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)

b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng

- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.

- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo

- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng

13 tháng 7 2019

Gợi ý làm bài

a) Các trung tâm công nghiệp dệt may

- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.

- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

b) Các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta, vì

- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và là nơi thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ.

- Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.

- Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) phát triển.

- Các nguyên nhân khác: truyền thông phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển,...

1 tháng 3 2016

a) Các trung tâm công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ

- Đà Nẵng : Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng

- Quảng Ngãi : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulo

- Quy Nhơn : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng

- Nha Trang :Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành :  Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, hóa chất, phân bón, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng

- Phan Thiết : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản

b) Các mỏ khoáng sản

- Khoáng sản năng lượng ( nhiên liệu ) : than ở Nông Sơn (Quảng Nam)

- Kim loại : Sắt ( Quảng Ngãi), Vàng ( mỏ Bồng Miêu ở Quảng Nam, Vĩnh Thạnh ở Bình Định), Titan (Bình Định, Khánh Hòa)

- Phi Kim loại : Mica ( Đà Nẵng ), đá axit (Phan Rang, Quy Nhơn)

c) Các tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Bãi biển : Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)

- Nước khoáng : Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo ( Bình Thuận)

- Thắng cảnh : Núi  Bà Nà , Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết

- Vườn Quốc gia : Bình Phước, Núi Chúa ( Ninh Thuận)

- Khu sự trữ sinh quyển thế giới : Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

* Tài nguyên du lịch nhân văn

- Di sản văn hóa thế giới : Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn

- Di tích lịch sử cách mạng : Ba Tơ (Quảng Ngãi)

-  Lễ hội truyền thống : Tây Sơn ( Bình Định), Tháp Bà ( Khánh Hòa), Katê ( Ninh Thuận)

- Làng nghề truyền thống : gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)

d) Năm bãi biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam : Non Nước (Đà Nẵng), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)

e) Các cảng biển của vùng : Đà Nẵng (tp Đà Nẵng), Kì Hà ( Quảng Nam), Dung Quất ( Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ba Ngòi, Cam Ranh ( Khánh Hòa)

g) Các nhà máy thủy điện có ở Duyên hải Nam Trung Bộ : A Vương ( Quản Nam), Vĩnh Sơn ( Bình Định), Sông Hinh ( Phú Yên), Hàm Thuận - Đa Mi ( Bình Thuận)