K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

Độ cao địa hình núi đã dẫn đến nhiệt độ giảm theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi, từ đó ở nước ta có 3 đai cao ở những độ cao khác nhau có đặc điểm sinh vật khác nhau.

- Đai nhiệt đới gió mùa

+ Ớ miền Bắc, đai có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.

+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:

• Hệ sinh thái nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng đồi núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40m, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

• Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển; rừng tràm trên đất phèn; xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.

• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.

• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi

+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

+ Có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

24 tháng 7 2019

HƯỚNG DẪN

a) Biểu hiện

- Đai nhiệt đới gió mùa (độ cao trung bình 600 - 700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam):

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ.

+ Thực vật phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.

+ Động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (từ 600 – 700m lên đến 2600m ở miền Bắc, từ 900 – 1000m lên đến 2600m ở miền Nam):

+ Từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo…

+ Ở độ cao trên 1600 - 1700m rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng, đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi (có độ cao từ 2600m trở lên, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn); có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

b) Giải thích

- Sự phân hóa sinh vật thành ba đai cao khác nhau do tác động trực tiếp của khí hậu; ngoài ra do tác động của độ cao địa hình thông qua khí hậu.

+ Khí hậu: sự thay đổi tương quan nhiệt ẩm theo độ cao đã tạo ra ba đai với khí hậu khác nhau. Đai nhiệt đới chân núi biểu hiện rõ rệt khí hậu nhiệt đới, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C); độ ẩm thay đổi tùy nơi từ khô đến ẩm ướt. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Khí hậu ở đai ôn đới gió mùa trên núi có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C.

+ Địa hình đồi núi phân hóa thành ba đai cao với khí hậu khác nhau, từ đó có sự khác nhau về sinh vật.

11 tháng 10 2018

HƯỚNG DẪN

a) Biểu hiện

- Phần lãnh thổ phía bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

+ Thảm thực vật tiêu biểu: đới rừng nhiệt đới gió mùa.

+ Thực vật trong rừng: thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re, các loài cây ôn đới như samu, pơmu.

+ Động vật trong rừng: các loài thú có lông dày như gấu, chồn...

+ Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

- Phần lãnh thổ phía nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

+ Thảm thực vật tiêu biểu: đới rừng cận Xích đạo gió mùa.

+ Thực vật: có nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây họ dầu; có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên.

+ Động vật tiêu biểu: các loài thú lớn vùng nhiệt đới và Xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng... Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu...

b) Giải thích

- Nhân tố tác động trực tiếp đến sự phân hóa sinh vật theo Bắc - Nam là khí hậu; ngoài ra, còn có vị trí địa lí tác động gián tiếp thông qua khí hậu và các luồng di lưu và di cư của thực vật, động vật.

- Phần lãnh thổ phía bắc có nền khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.

- Phần lãnh thổ phía nam có nền nhiệt độ thiên về khí hậu Xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14°B trở vào.

- Vị trí địa lí của phần lãnh thổ phía bắc nằm gần chí tuyến Bắc, thuận lợi cho các loài thực vật, động vật cận nhiệt và ôn đới ở phía bắc xuống. Phần lãnh thổ phía nam nằm gần Xích đạo, thuận lợi cho các loài thực vật, động vật Xích đạo và cận Xích đạo từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc thực vật, động vật của khu vực có nhiệt đới khô từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) sang.

27 tháng 6 2017

HƯỚNG DẪN

Độ cao địa hình núi đã dẫn đến nhiệt độ giảm theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi, từ đó hình thành các vành đai ở những độ cao khác nhau có đặc điểm đất khác nhau. Ở nước ta, theo độ cao có 3 vành đai.

- Đai nhiệt đới gió mùa

+ Ở miền Bắc, độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900- 1000m.

+ Trong đai này có hai nhóm đất:

• Nhóm đất phù sa: Chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...

• Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp: Chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đât feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.

• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có đất feralit có mùn với đặc tính chua, quá trình phong hóa yếu nên tầng đất mỏng.

• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi

+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

+ Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.

28 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ và các biểu đồ khí hậu ở Hà Nội, Đồng Hới, TP. Hồ Chí Minh để có dẫn chứng cụ thể cho các nhận xét:

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam. Nguyên nhân do càng về phía nam, càng ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (ở miền Nam không có gió mùa Đông Bắc) và gần Xích đạo hơn.

- Biên độ nhiệt độ năm giảm dần từ bắc vào nam. Nguyên nhân: về mùa đông: miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ hạ thấp; miền Nam gần Xích đạo hơn và mùa đông không chịu lạnh của gió mùa Đông Bắc. Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình của cả nước tương đối đồng nhất.

- Vào mùa hạ: Nhiệt độ trung bình năm cả nước tương đối đồng nhất, cao hơn một ít ở Duyên hải miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên nhân chủ yếu do tác dộng của gió phơn Tây Nam ở các khu vực này làm cho nền nhiệt độ cao hơn, còn trong phạm vi cả nước, nhiệt độ tăng theo hướng kinh tuyến từ bắc vào nam không lớn.

- Vào mùa đông: Nền nhiệt độ ở miền Bắc hạ thấp, nhất là ở khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ do chịu tác động mạnh trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, và ở các khu vực núi cao Tây Bắc do ảnh hưởng của độ cao.

- Tháng cực đại nhiệt độ ở Bắc Bộ và Trung Bộ là tháng VII (chế độ nhiệt của các nơi gần chí tuyến Bắc), ở Nam Bộ là tháng IV (chế độ nhiệt của những nơi gần Xích đạo).

- Ở phía bắc, trong năm có một cực đại về nhiệt độ do hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, ở phía nam có hai cực đại về nhiệt độ do hai lần Mật Trời lên thiên đỉnh xa nhau.

20 tháng 2 2017

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ và các biểu đồ khí hậu ở Điện Biên và Lạng Sơn; Nha Trang và Đà Lạt để dẫn chứng cụ thể cho các nhận xét:

- Giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Nhiệt độ trung bình năm của Tây Nguyên thấp hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ do Duyên hải Nam Trung Bộ ở độ cao thấp hơn và chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng về mùa hạ.

+ Biên độ nhiệt độ năm của Tây Nguyên thấp hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, do ở Duyên hải Nam Trung Bộ về mùa đông nhiệt độ không cao hơn ở Tây Nguyên, nhưng mùa hạ có nhiệt độ cao hơn Tây Nguyên do chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.

- Giữa Điện Biên và Lạng Sơn

+ Nhiệt độ trung bình năm ở Điện Biên cao hơn ở Lạng Sơn, biên độ nhiệt độ năm ở Lạng Sơn lại lớn hơn ở Điện Biên.

+ Nguyên nhân do ở Lạng Sơn chịu tác động trực tiếp và mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ về mùa đông thấp hơn nhiều so với Điện Biên. Về mùa hạ nhiệt độ ở cả hai địa điểm tương đối đồng nhất, vì Điện Biên chịu tác động của gió phơn Tây Nam, còn Lạng Sơn cũng chịu hiện tượng phơn do gió Đông Nam gặp cánh cung núi Đông Triều gây nên.

6 tháng 5 2018

HƯỚNG DẪN

- Địa hình nước ta phân hóa thành 3 đai cao: nhiệt đới chân núi, cận nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới trên núi.

- Mỗi đai có đặc điểm riêng về khí hậu, đất đai và sinh vật.

- Trình bày về các đặc điểm của khí hậu, đất đai, sinh vật ở mỗi đai cao.

10 tháng 6 2018

HƯỚNG DẪN

- Vào mùa đông ở nước ta (tháng XI đến tháng IV), có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc và Tín phong Bán cầu Bắc.

- Gió mùa Đông Bắc:

+ Khối khí lạnh từ cao áp phương Bắc thổi vào nước ta theo hướng đông bắc, gọi là gió mùa Đông Bắc, hoạt động ở miền Bắc nước ta; khi đi về phía nam, gió bị suy yếu và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, chỉ có những đợt có cường độ mạnh mới thổi qua được.

+ Tác động đến chế độ nhiệt: Với tính chất lạnh khô, gió này làm nền nhiệt ở miền Bắc hạ thấp, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Ở Đông Bắc, các thung lũng giữa các cánh cung núi hút gió mạnh làm nhiệt độ thấp nhất; dãy Hoàng Liên Son ngăn không cho gió này xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, phải xâm nhập theo thung lũng sông Hồng, sông Đà từ đồng bằng Bắc Bộ lên, nên cùng một độ cao, nhiệt độ ở Tây Bắc cao hơn ở Đông Bắc. Càng đi về phía nam, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, nên không còn lạnh như ở Bắc Bộ nữa.

+ Tác động đến chế độ mưa: Nửa đàu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, khi đi vào nước ta gây thời tiết hanh khô cho Bắc Bộ; khi vào miền Trung, gặp dãy Trường Sơn Bắc, gây mưa cho khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.

- Tín phong Bán cầu Bắc: Tín phong Bán cầu Bắc (còn gọi là Tín phong Đông Bắc) hoạt động quanh năm trên phạm vi cả nước, tính chất của gió này là nóng, khô và tương đối ổn định.

+ Ở miền Bắc, Tín phong Đông Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, mạnh lên khi gió mùa Đông Bắc suy yếu, gây nên thời tiết khô ấm giữa những ngày đông lạnh giá.

+ Ở miền Nam, Tín phong Đông Bắc thống trị, gây nên một mùa khô sâu sắc ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Ở Trung Bộ: Tín phong Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.

30 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

- Tình hình phát triển

+ Tổng kim ngạch liên tục tăng.

+ Tăng cả xuất và nhập khẩu, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.

- Phân hóa theo lãnh thổ

+ Theo vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng Và vùng phụ cận có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao, các vùng còn lại thấp hơn.

+ Theo tỉnh: TP. Hồ Chí Minh xuất siêu, Hà Nội nhập siêu, các tỉnh khác có sự phân hóa.

4 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

a) Tác động của gió mùa mùa đông

- Từ tháng XI - IV, gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc thổi vào nước ta, nơi, đón gió mạnh nhất là vùng Đông Bắc, tiếp đến là đồng bằng Bắc Bộ. Càng về phía nam, gió bị biến tính, yếu dần và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.

- Nửa đầu mùa đông (tháng XI - I), gió này gây ra thời tiết lạnh khô ở miền Bắc. Vào miền Trung, do frông cực gặp dãy Trường Sơn Bắc nên gây mưa nhiều cho khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.

- Nửa sau mùa đông (tháng II - IV), gió bị lệch qua biển, mang nhiều ẩm thổi vào nước ta gây mưa phùn, nhất là ở các khu vực ven biển miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ.

b) Tác động của gió mùa mùa hạ

- Từ tháng V - X, gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta theo hướng tây nam.

- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam từ khối khí Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta, gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ. Sau khi vượt các dãy núi ở Nam Tây Bắc và vượt dãy Trường Sơn xuống Duyên hải miền Trung gây nên hiện tượng phơn khô nóng.

- Vào giữa và cuối mua hạ, gió mùa Tây Nam nguồn gốc cao áp Nam bán cầu vượt qua vùng biển Xích đạo thổi vào nước ta, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Gió này cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa vào mùa hạ cho cả hai Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Khi thổi ra Bắc, dò bị hút vào áp thấp Bắc Bộ, gió chuyển hướng đông nam.

c) Tác động của Tín phong Bán cầu Bắc

- Vào mùa đông, Tín phong Bán cầu Bắc hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc và thống trị ở miền Nam. Gió này khô, độ ẩm tương đối thấp nên gây ra một mùa khô cho miền Nam nước ta.

- Vào mùa hạ

+ Vào đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc cùng với gió Tây Nam tạo nêu dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến gây mưa Tiểu mãn cho Trung Bộ và mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc cùng với gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ vắt ngang qua nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ lùi dần từ bắc vào nam làm cho đỉnh mưa cũng lùi dần theo.

- Vào thời kì mùa xuân, Tín phong Bán cầu Bắc thổi vào nước ta từ rìa tây nam của cao áp Tây Thái Bình Dương nên có hướng đông nam. Do vào thời gian này, gió mùa Dông Bắc bị suy yếu, gió Tây Nam chưa hoạt động nên Tín phong Đông Nam hoạt động độc lập, gậy nên thời tiết “nồm” ẩm ướt.