Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đã bảo khó rồi mà. Thánh Văn đâu phải dễ
(đề ôn thi học kì đấy, phải thuộc hết, cả ý nghĩa từng chuyện nữa, hayzay............)
- Danh từ : nhà ; đèn ;...
- Động từ : làm ; vẽ ;...
- Tính từ : đẹp ; xấu ; ....
- Phó từ : đã ; sẽ ; đang ;.....
- Chỉ từ : này , nọ , ...
- Số từ : một ; hai ;...
- Lượng từ : tất cả ; tất ;...
- Cụm danh từ : một túp lều nát ; con cá vàng đẹp ;....
- Cụm động từ : đùa nghịch ở sau nhà ; vui chơi ở trong sân ;...
- Cụm tính từ : lấp loáng trong gió ; lóng lánh nhưng hạt sương ;...
- Danh từ : nhà cửa , cây cối ,...
- Động từ : Đá , chạy,...
- Tính từ :Xinh ,vàng ,..
- Phó từ :sẽ , đã ,...
- Chỉ từ: đó , nọ ,...
- Lượng từ: tất cả , tất ,...
- Số từ :ba , hai , ...
- Cụm danh từ:Một căn nhà nhỏ , cái cây trơ trụi ,....
- Cụng động từ :Làm nương trên đồi , đùa nghịch trong vườn,...
- Cụm tính từ :Vàng màu lúa chín , mong manh từng cơn gió , ...
Ngĩa của từ là nội dung( sự vật, hiện tượng, tính chất, quân hệ,...) mà từ biểu thị
Từ nhiều nghĩa: từ mũi
Mũi1: chỉ bộ phận trên cơ thể con ngừoi dùng để thở, ngửi
Mũi2: là bộ phận sắc nhọn của vũ khi,...
Nghĩa khác của từ xuân: Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Số từ là từ chỉ số lượng hay số thứ tự
Vd :
Số thứ tự : Ông Sáu đang chạy xe .
Số từ : Sáu .
:)
Học vui !
Kết bạn nha !
1. So sánh
– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.
Ví dụ:
+ Trẻ em như búp trên cành
+ Người ta là hoa đất
+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
2. Nhân hóa
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
Ví dụ:
+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”
+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời
3. Ẩn dụ
– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau
Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”
⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh
4. Hoán dụ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm
Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”
⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị