K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2019

+ Liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ.

Mình chỉ biết câu hỏi 1 thôi.

Kaito Kid!

ĐỀ  SỐ 2: PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)       Đọc kĩ đoạn  trích dưới và trả lời các câu hỏi :[…] Được gặp lại và sống bên các anh nàng, Li-dơ càng nóng lòng tìm cách giải thoát cho các anh. Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Và quả nhiên một đêm nàng mơ thấy bà tiên ở lâu đài Moóc-gan bầy cho cách giải thoát các anh của nàng. Bà tiên nói: “Con phải đi hái cây tầm...
Đọc tiếp

ĐỀ  SỐ 2: 
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
       Đọc kĩ đoạn  trích dưới và trả lời các câu hỏi :
[…] Được gặp lại và sống bên các anh nàng, Li-dơ càng nóng lòng tìm cách giải thoát cho các anh. Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Và quả nhiên một đêm nàng mơ thấy bà tiên ở lâu đài Moóc-gan bầy cho cách giải thoát các anh của nàng. Bà tiên nói: “Con phải đi hái cây tầm ma[1] ngoài nghĩa địa và con sẽ bị phồng tay, đau đớn vô cùng. Con hãy lấy chân dẫm nát cây ra và được một loại sợi gai mà con sẽ dùng để dệt mười một chiếc áo dài tay. Dệt xong con quàng áo lên mười một con thiên nga và như vậy là phép ma sẽ tiêu tan. Nhưng đây mới là điều cấm nặng nề nhất là từ lúc bắt đầu dệt cho đến khi dệt xong con không được nói một câu. Nếu con chỉ nói một tiếng thôi thì tiếng nói đó sẽ là nhát dao đâm xuyên tim các anh con”.
Nàng bừng tỉnh và bắt đầu làm việc ngay để giải thoát cho các anh nàng.
Qua hai ngày làm việc cật lực, hai bàn tay nàng bị phồng cả lên, đau đớn vô cùng. Nhưng nàng đã bắt đầu dệt những chiếc áo dài tay bằng sợi cây tầm ma xanh thẫm.
                                               (Trích “Bầy thiên nga” – An-đéc-xen)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0.5)
Câu 2: Dấu ngoặc kép dùng trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (0.5)
Câu 2: Mục đích cô bé Li-dơ dệt những chiếc áo dài tay từ sợi cây tầm ma là gì? ? (0.5)
Câu 3: Hãy chỉ ra  một cụm danh từ trong câu văn : “Nhưng nàng đã bắt đầu dệt những chiếc áo dài tay bằng sợi cây tầm ma xanh thẫm.” ? (0.5)
Câu 4: Từ việc làm của cô bé Li-dơ, em rút ra cho mình bài học gì về tình cảm anh em trong gia đình. (1đ)
II. Viết (7.0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm) Từ việc làm của cô bé Li-dơ, em trình bày ý nghĩa về tình cảm anh em trong gia đình.
Câu 2. (5,0 điểm) Kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em cùng với bạn bè.

1
28 tháng 2 2022

chẳng hiểu, dài dòng quá 

19 tháng 4 2019

a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến được thể hiện trong bài Mưa rào là: "Những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước…"

b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:

- Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt.

- Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa.

- Mưa ù xuống.

- Mấy giọt lách tách.

- Bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào.

- Nước mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.

- Mưa rào rào.

- Mưa đồm độp.

- Mưa xối nước.

- Mưa đã ngớt.

- Mưa tạnh.

c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:

* Trong trận mưa

- Lá: vẫy tai run rẫy.

- Con gà: ướt lướt thướt, ngật ngưỡng.

- Trong nhà: tối sầm, mùi nồng ngai ngái.

- Nước chảy: đỏ ngòm, cuồn cuộn.

- Trời: tối thẫm, ục ục ì ầm.

* Sau trận mưa

- Trời: rạng dần, trong vắt, mặt trời ló ra.

- Chim: hót râm ran.

d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan: thị giác, thính giác và khứu giác.

20 tháng 6 2018

1. Từ đầu đến "Đẹp quá".

- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.

2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...

4. - Câu văn cuối là phần kết bài.

- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Bài văn tả người thường có ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu người định tả.

- Thân bài:

+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)

+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

16 tháng 12 2018

- Dòng sông Tiền cuồn cuộn chảy phù sa đục ngầu con nước.

- Mắt bé tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve.

- Bà Hai bước đi những bước liêu xiêu trong ráng chiều chạng vạng.

Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và...
Đọc tiếp

Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

b) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

c) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thẫm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chiễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

1
6 tháng 12 2017

a) - Có một câu ghép với 4 vế câu:

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,/ nó kết thành… to lớn,/ nó lướt qua… khó khăn, / nó nhấn chìm… lũ cướp nước.

- 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. (Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu.)

b) - Có 1 câu ghép với 3 vế câu:

Nó nghiến răng ken két,/ nó cưỡng lại anh,/ nó không chịu khuất phục.

- 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.

c) - Có 1 câu ghép với 3 vế câu:

Chiếc lá thoáng tròng trành,/ chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng/ rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

- Vế 1 và 2 nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi.

LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH:

Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.

Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ãn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.

Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu nhưng thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:

– Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đảu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.

Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:

– Bà nhận chút ít để mua trầu.

Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.

– Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.

Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.

Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.

Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.

Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa…

Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.

21 tháng 8 2019

Có công mài sắt có ngày nên kim

 “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

   “Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có.

   Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết.

   Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi.

   Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này.

Hoa xoan Mùa giêng hai. Mù sương càng bớt thì mưa phùn bay càng nhiều. Bụi mưa li ti hàng triệu triệu hạt trắng đục rắc nhè nhẹ. Đất trời ẩm ướt và hơi lạnh. Ấy là lúc xoan bắt đầu chuyển nhựa rùng rùng chuẩn bị cho mùa hoa mới. Người nhà quê trồng xoan thành vườn hoặc dặm ở hàng rào để lấy gỗ làm nhà, đóng giường, tủ, bàn ghế… Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ...
Đọc tiếp

Hoa xoan Mùa giêng hai. Mù sương càng bớt thì mưa phùn bay càng nhiều. Bụi mưa li ti hàng triệu triệu hạt trắng đục rắc nhè nhẹ. Đất trời ẩm ướt và hơi lạnh. Ấy là lúc xoan bắt đầu chuyển nhựa rùng rùng chuẩn bị cho mùa hoa mới. Người nhà quê trồng xoan thành vườn hoặc dặm ở hàng rào để lấy gỗ làm nhà, đóng giường, tủ, bàn ghế… Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê. Khoảng tiết Kinh Chập năm trước, xoan đã trút hết lá, chỉ còn cây gầy guộc, cành khẳng khiu. Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. Rồi ắng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành. Và lại bất chợt giữa trưa nào đó, ngợp mắt, rợp trời hoa xoan bung ra trắng tím. Cái hương hoa xoan ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời, không một loại nước hoa sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Nó luôn gợi ta nhớ nhung về tuổi thơ và một miền quê yêu thương. Bây giờ, nhà nhà xây mái bằng bê tông cốt sắt, gỗ xoan không còn chỗ làm cột, làm quá giang, đòn bẩy. Đến cái chạn bát cũng bằng i-nốc, bằng nhựa; gỗ xoan đã ra rìa ngoài cuộc sống người dân quê. Không còn ai làm nhà bằng gỗ xoan. Không còn hoa xoan rụng. Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Cái hương ………. ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời, không một loại ……….. sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Câu 2: Tại sao ngay trong đoạn mở đầu, tác giả đã khẳng định xoan đã gắn bó với người dân quê hàng ngàn năm nay? ………………………………………………………………………………………………. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Câu 3. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”. Thông tin Trả lời Bây giờ nhà nhà xây mái bằng gỗ xoan. Đúng / Sai Mùa giêng hai, xoan bắt đầu trút hết lá, chỉ còn cây gầy guộc, cành khẳng khiu Đúng / Sai Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê. Đúng / Sai Đầu xuân, xoan ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. Đúng / SaiCâu 4: Tác giả dùng biện pháp, hình ảnh nào để miêu tả lộc xoan? A. So sánh lộc xoan với móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. B. Nhân hóa lộc xoan đáng yêu như móng gà chíp bé xíu xinh xinh. C. Nhân hóa lộc xoan bé xíu xinh xinh như móng gà chíp. Câu 5: Vì sao với tác giả không thể có thứ nước hoa nào sánh với hương xoan? A. Cây xoan gắn bó với quê hương tác giả. B. Tác giả rất thích mùi hương hăng hăng của quả xoan. C. Hương hoa xoan luôn gợi nhớ về tuổi thơ và quê hương. Câu 6: Những hình ảnh nào của cây xoan được tác giả miêu tả nhiều hơn cả? A. Cành xoan, hoa xoan. B. Vườn xoan, bờ rào xoan, lộc xoan. C. Thân cây xoan, gỗ xoan, hoa xoan. Câu 7: Điều gì khiến tác giả ngậm ngùi khi nhắc về cây xoan? ……………………………………………………………………………………………… ............................................................................................................................................... Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? A. Ẩm ướt, gần gũi, âm thầm,li ti,tim tím. B. Gần gũi, gầy guộc, khẳng khiu, ngan ngát. C. Li ti, gần gũi, gầy guộc, khẳng khiu, mưa phùn. Câu 9: Những từ nào trong câu: “Rồi ắng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành.” là tính từ? A. Tim tím. B. Tim tím, lăn tăn. C. Ắng, tim tím, lăn tăn. Câu 10:Đoạn 3 của bài văn trên có những trường hợp nào là đại từ? A. Nó, ta. B. Nó, đó, ta. C. Nào, đó, nó, ta. Câu 11: Những từ nào trong câu: ‘‘Ngàn đời rồi, cây xoan có sức sống diệu kì và gần gũi vô cùng với người nhà quê.’’ là quan hệ từ ? A. Và. B. Và, với. C. Rồi, và, với. Câu 12 : Trong câu ‘‘Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.’’, tác giả đã sử dụng biện pháp nào để tả cây xoan? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Nhân hóa và so sánh. Câu 13. Phân tích cấutạo ngữ pháp của các câu sau: “Ngàn đời rồi, cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê.” …………………………………………………………………………………………………………………. Câu 14: Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ nói về tình cảm gia đình. …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………

4

dài quá đọc ko hết

Mik thua

HT:)) 

.

19 tháng 7 2021

cái gì vậy dài thế

bó tay !!!!!!