K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2017

Nội dung chính của đoạn trích: Lời dặn của người cha với con:

- Lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu, giúp đỡ con người, tôn trọng con người.

- Lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận... khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.

17 tháng 2 2019

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

14 tháng 10 2018

- Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày.

- Tác giả dùng từ hành khất vì:

   + Tác dụng phối thanh.

   + Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất).

13 tháng 9 2018

Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.

- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

   + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).

   + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.

* Phân tích biểu hiện:

- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.

* Bình luận:

- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.

- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.

* Kết luận:

Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao. Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình: -Con thấy...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ

Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao.

Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình:

-Con thấy chuyến đi như thế nào?

-Rất thú vị cha ạ!

-Ngạc nhiên trước câu trả lời của đứa con, người cha hỏi lại:

-Con có nhìn thấy những người sống ở đó nghèo khổ đến thế nào không?

-Vâng, có!

-Vậy con đã học được những gì nào?

Cậu con trai trả lời:

- Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời.

Khi cậu con trai dứt lời, người cha im lặng không nói được gì.

Cậu bé nói tiếp:

-Cảm ơn cha đã cho con thấy họ nghèo khổ đến thế nào!

(Theo Quà tặng cuộc sống tr.101,102 - NXB Văn học, 2014)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Câu trả lời của người con cho thấy ai mới thật sự là người nghèo khó

Câu 3: Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trong lời nói của cậu con trai: '' Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời.''

Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị qua câu chuyện trên?

mọi người ơi, giúp em với , em đang cần gấp

1
14 tháng 11 2018

Câu 1:

- PTBĐ chính: nghị luận

Câu 2:

Câu trả lời của người con cho thấy, trong quan niệm của cậu, gia đình cậu mới thật sự là người nghèo khó; còn gia đình người nông dân là những người giàu có.

Câu 4:

– Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có.

– Sự vật hiện tượng được đánh giá ra sao còn phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi chúng ta…

Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... xin con hãy bao dung! Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé. Nếu như bố mẹ cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần mãi một chuyện,...
Đọc tiếp

Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi

Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... xin con hãy bao dung!

Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

Nếu như bố mẹ cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ mà hãy lắng nghe!

Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu chuyện hằng đêm cho đến khi con đi vào giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.

Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.

Con hãy nhớ lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.

Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ có thời gian tìm hiểu.

Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều, từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.

Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, được gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!

Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ, vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.

Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.

Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.

Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.

Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn”.

Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.

Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.

Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con từ lúc con chào đời.

Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...

Hãy giúp bố mẹ những phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...

Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.

Thương con thật nhiều...

Bố mẹ...

câu hỏi: hãy tưởng tượng dòng thư kia là lời của bố mẹ muốn nhắn nhủ với mình. Mình sẽ trả lời bố mẹ như thế nào? Viết bài văn khoảng 400-600 từ

Giúp em vói ạ em sắp phải nộp bào rồi 😭😭😭

0
NHỚ BẮC Ai về Bắc ta đi với T ă ại non sông giống Lạc Hồng Từ độ a ươ đi ở cõi (Huỳnh Văn Nghệ) Trời Na t ươ ớ đất T ă Long. Ai nhớ ười c ă ? Ôi N uyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ N ước rồng tiên nặng nhớ t ươ . Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn nhớ vẫ t ươ ùa v i đỏ Mỗi lần ph ng phất...
Đọc tiếp

NHỚ BẮC
Ai về Bắc ta đi với

T ă ại non sông giống Lạc Hồng Từ độ a ươ đi ở cõi

(Huỳnh Văn Nghệ)



Trời Na t ươ ớ đất T ă Long.
Ai nhớ ười c ă ? Ôi N uyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ

N ước rồng tiên nặng nhớ t ươ .
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn nhớ vẫ t ươ ùa v i đỏ

Mỗi lần ph ng phất ương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

C i Na say bước quá xa miền Ki đô ớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê ơ c nh tiên.


(nhandan.com.vn, 14/11/2004)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình vẫn tưởng tượng được nghe quan họ, nhớ mùa vải thiều khi nào?

Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Trời Na t ươ đất T ă ”.

Câu 4. Em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở?

1
30 tháng 5 2019

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Nhân vật trữ tình tưởng tượng được nghe hát quan họ, nhớ mùa vải thiều khi hồi tưởng lại chặng đường lịch sử của dân tộc.

Câu 3. Câu thơ "Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long" sử dụng biện phép nhân hóa và hoán dụ. "Trời Nam" hay "đất Thăng Long" thực chất là để chỉ những con người sống ở 2 miền của Tổ quốc. Phép nhân hóa qua từ "thương nhớ" đã cho thấy tình cảm đẹp của nhân dân 2 miền.

Câu 4. Tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở: đó là nỗi niềm xa xứ, nỗi niềm của người con đất Việt đang hoài niệm về cả chặng đường lịch sử của dân tộc. Đó là thứ tình cảm gần gũi, sâu sắc, thật đáng trân trọng.

30 tháng 5 2019

thanks you

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm. Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống- đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.

Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi nó là "Cái làng địa cầu nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc nhưng cũng còn có rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, mà đừng sợ thất bại. Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự.

(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Chung, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2015, tr.64)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Cách thức được tác giả lựa chọn để chinh phục thế giới rộng lớn? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình”? (1,0 điểm)

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến của tác giả: “Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong”. (2,0 điểm)

Câu 2. Triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn (Ngữ văn 10, Tập 1). (5,0 điểm)

0
Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao. ( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Xác định và...
Đọc tiếp

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu 3. Bức tranh thôn quê hiện lên như thế nào trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ?:

Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?

2
28 tháng 2 2020

1. Văn bản được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

2.

- Sử dụng thành công nghệ thuật đối

+ Nhấn mạnh sự đối lập giữa hai không gian sống

_ Nơi vắng vẻ: ít người lại qua, không phải cầu cạnh, cũng chẳng phải đua chen, tranh giành với nhau.

->Thiên nhiên tĩnh lặng và trong sạch, con người được nghỉ ngơi và có cuộc sống thanh nhàn.

_ Chốn lao xao: nơi đô thi sầm uất, nhộn nhịp, náo nhiệt, tấp nập

->con người phải đua chen, giành giật, phải luồn cúi cầu cạnh

-> con người phải sống một cuộc sống thủ đoạn, căng thẳng, cuộc sống ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, luôn sống trong thấp thỏm, lo âu, bất an.

+ Nhấn mạnh sự đối lập của dại và khôn, sự đối lập giữa người với ta:

_ Dại: vận vào ta bởi vì ta đang tìm đến nơi vắng vẻ để sống, ta chọn khác với đám đông, khác với thói thường. Nhưng khi hiểu ra thì hóa ra lại không dại. Vì giữa lúc những kẻ lộng thần đang hoành hành, ta tìm về thiên nhiên để có được sự thanh thản.

->Dại mà hóa ra không dại.

_ Khôn vận vào người. Cứ tiếp tục sống cuộc sống đua chen, tranh giành sẽ đánh mất nhân phẩm. Nếu ta cứ sóng ở chốn lao xao ấy sẽ đánh mất mình, tạo nên xã hội đại loạn.

->Khôn mà hóa ra không phải khôn.

3.

- Nghệ thuật đối: tác giả dựng lên bức tranh tứ bình xuân hạ thu đông

-> Gợi nhịp điệu tuần hoàn của thời gian đều đặn, thong thả.

-> Gợi ra tâm thế chủ động, ung dung, thoải mái khi tác giả hòa hợp nhịp sống của mình với nhịp điệu chảy trôi của thời gian.

- Điệp từ: lặp lại hai lần động từ “ăn” và “tắm”

-> Tất cả những nhu cầu tối thiểu của con người đều được đáp ứng một cách thoải mái, tuần tự mùa nào thức ấy.

-> Thức ăn ở đây là sẵn có, do con người tự làm ra, là thành quả lao động của con người. Đây đều là những sản vật dân dã, là cây nhà lá vườn

- Nơi tắm: hồ, ao -> Sẵn có trong tự nhiên, xung quanh mình, không phải cầu kì tìm kiếm.

=> Cuộc sống đạm bạc, thực sự đạm bạc nhất là khi đó là cuộc sống của một bậc đại quan dưới triều nhà Mạc.

Đạm bạc nhưng không hề khắc khổ. Khắc khổ khiến người ta cảm thấy lo lắng, thiếu thốn. Đây là cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao, giải phóng cho con người, mang đến sự tự do trong cuộc sống.

-> Không phải nhọc công tìm kiếm nên không phải đua chen tranh giành để tìm sự đủ đầy, vinh hoa phú quý.

=>Mang đến sự tự do, ung dung, tự tại, thanh thản, thảnh thơi.

=> Cuộc sống tự do, thảnh thơi, ung dung, tự tại.

4. Sống nhàn với Nguyễn Bình Khiêm là chan hòa với thiên nhiên để giữ cốt cách thanh cao.

1 tháng 3 2020

4.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:

"Một mai một quốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"

Với cách sử dụng số đếm:" một" rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.Không những thế nhwungx câu thơ tiếp theo tiếp tục cho ta thấy được cái bình dị trong cuộc sống thôn quê qua những bữa ăn thường ngày của ông:

"Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"

Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.Ngoài thể hiện cuộc sống đời thường tác giả còn thể hiện triết lí sống, nhân cách của ông:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao "

Tìm nơi "vắng vẻ" không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao."Chốn lao xao" là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.Nghệ thuật đối: "ta" đối với "người", "dại" đối với "khôn", "nơi vắng vẻ" đối với "chốn lao xao" tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả. Không những thế hình ảnh thơ cuối như lần nữa khẳng định triết lí sống của tác giả:

"Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.

Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.