K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4   Bác Dương thôi đã thôi rồi,Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;   Kính yêu từ trước đến sau,Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;   Có khi từng gác cheo leo,Thú vui con hát lựa chiều cầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

   Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

   Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

   Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

   Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

   Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

      (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 31)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.

1
11 tháng 6 2019

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh).

- Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc... trong lòng mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

      Có lẽ Hoài Thanh đã suy nghĩ đúng khi ông cho rằng: “Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt””. Trong hoàn cảnh đất nước khác nhau, các nhà văn, nhà thơ có những cách bộc lộ tình yêu nước khác nhau. Các nhà thơ trong phong trào thơ mới cũng không phải là một ngoại lệ. Họ gửi lòng yêu nước, tình yêu thương giống nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là linh hồn, là tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta dùng tiếng nói của mình sáng tác thơ, để thể hiện tình yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến. Chúng ta ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước và cả những vị anh hùng… qua các câu chữ, các ngôn từ tươi đẹp. Phong trào thơ mới không chỉ giúp các nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho sự phát triển của tiếng Việt đi lên một tầm cao mới – trở nên hiện đại, tinh tế và phong phú. Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt đã thể hiện sự tinh tế, tôn trọng và yêu thương tình yêu quê hương đất nước.

19 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

 
1 tháng 2 2016

a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản Chị em thúy Kiều. Thuộc tác phẩm Truyện Kiều. Tác giả là Nguyễn Du 

b. Xác định thể thơ: Lục bát

c. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

d. Một thành ngữ có trong đoạn thơ: nghiêng nước nghiêng thành

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Từ bài thơ Tôi yêu em, em đã hiểu ra rằng một tình yêu cao đẹp là khi cả hai dành cho nhau những tình cảm đẹp nhất, tôn trọng lẫn nhau và cùng vun đắp cho tình yêu chung. Tình yêu xuất phát từ tâm hồn, tình cảm yêu mến. Thổ lộ tình yêu phải có chừng mực, thể hiện tình yêu trong sáng, tốt đẹp. Đỉnh cao của tình yêu là sự vị tha. Có thể có lỗi lầm, sai phạm, ta nên biết tha thứ, làm hòa để tình yêu ấy được vững bền, gắn bó.  Tình yêu không phải sự ép buộc mà tình yêu là sự tự nguyện giữa hai tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Có thể sẽ đến lúc nào đó giữa hai tâm hồn không còn điểm chung, ta nên chọn cách rời bỏ, buông tay chứ không nên trở thành thù địch, đối lập với nhau. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu.

a. Chủ đề của đoạn thơ: Niềm xúc động và khao khát của nhà thơ Viễn Phương được ở bên người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 

b. Biện pháp tu từ: Biện pháp liệt kê "làm con chim hót", "làm đóa hoa tỏa hương", "làm cây tre trung hiếu " 

- Tác dụng: 

+ Thể hiện khao khát của nhà thơ Viễn Phương được ở bên người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 

+ Cảm xúc lưu luyến không muốn rời xa Bác của tác giả

+ Gây ấn tượng với người đọc.

c. Qua khổ thơ trên chúng ta thấy: tình cảm sâu sắc thành kính của tác giả đối với Bác

d. Thông điệp của khổ thơ:  Ta thấy được lòng kính yêu tha thiết của tác giả đối với Bác Hồ kính yêu. Qua đó nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta không được lãng quên quá khứ, ghi nhớ công lao vĩ đại của Bác để chúng ta có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay.